Đơn vị không thứ nguyên của tỉ số hai đại lượng cùng loại P1/P2,
ký hiệu B. Tỉ số 10 ứng với 1 ben, tỉ số 10x ứng với x ben, nghĩa
là: x(B) = log P1/P2.
Thường dùng ước đexiben, ký hiệu dB; 1 dS = 0,1 B dùng
trong Âm học, Điện học.
Giá trị lớn nhất, về trị số tuyệt đối, mà một đại lượng dao động điều hòa đạt được. Nếu biểu
thức của dao động ấy là x = asin($$\omega.t +\phi) thì biên độ là a.
Sự thay đổi kích thước và hình dạng của các vật rắn khi
chịu tác dụng của các lực. Nếu sau khi lực ngưng tác dụng, vật lấy lại kích
thước và hình dạng ban đầu thì biến dạng gọi là biến dạng đàn hồi; nếu vật còn biến dạng, thì ta có biến dạng còn dư, ha biến dạng dẻo.
Có nhiều loại biến
dạng: căng, nén, lệch, uốn, xoắn…
Sự biến đổi một đặc trưng (biên độ, tần số, hoặc pha) của
một sóng điện từ cao tần (sóng mang
của vô tuyến truyền thanh chẳng hạn) theo một sóng tín hiệu cần truyền đi (sóng âm tần của tiếng nói, nhạc. Trong
hình 10, a là sóng mang; b là sóng tín hiệu; c là sóng mang đã biến điệu theo biên độ (điều biên): tần số không thay đổi, biên
độ biến đổi theo sóng tín hiệu; d là sóng mang đã biến điệu theo tần số (điều
tần): biên độ không đổi, tần số biến đổi theo sóng tín hiệu.
Sự biến đổi của một chất từ trạng thái này (răn, hoặc
lỏng, hoặc khí) sang trạng thái khác. Ví dụ: sự nóng chảy, sự hóa hơi… Còn gọi
là biến đổi pha hay chuyển pha, nhưng
chuyển pha rộng hơn, vì cũng một trạng thái rắn chẳng hạn có thể gồm hai pha
khác nhau như sắt từ và thuận từ.
Bình có vỏ cách nhiệt để làm giảm tối đa sự trao đổi nhiệt
giữa chất đựng trong bình và môi trường ngoài. Nhờ vậy mà có thể giữ nước sôi
nóng lâu (phích nước nóng) hoặc giữ nước đá lâu tan (phích nước đá). Vỏ bình có
hai thành bằng thủy tinh dẫn nhiệt
kém, nếu mạ bạc thì bức xạ rất ít.
Đối lưu cũng không xảy ra trong chân không. Nhờ vậy mà sự truyền nhiệt rất hạn
chế.
Gồm có hai băng bằng kim loại khác nhau, có kích thước
bằng nhau và hàn với nhau theo suốt chiều dài (H. 8). Khi nhiệt độ tăng, vì có
hệ số nở khác nhau nên băng kép cong lại. Sự biến dạng này được ứng dụng để chế
tạo máy điều nhiệt, rơle nhiệt… (Bình thường băng kép A tựa vào vít B và có
dòng điện chạy, nếu nhiệt độ tăng quá mức đã định thì băng kép cong lên và ngắt
mạch, nhiệt độ giảm thì băng kép lại đóng mạch).
Băng nhựa có phủ một lớp chất sắt từ, dùng để ghi và phát
âm. Qua micrô, âm thanh được biến đổi thành dòng điện âm tần, dòng điện này làm
biến đổi từ trường của một nam châm điện (đầu từ). Băng từ đi sát vào rãnh của
nam châm sẽ bị từ hóa và như vậy âm được ghi dưới dạng từ. Sự từ hóa này giữ
được lâu và chỉ mất nếu bị xóa bởi một từ trường cao tần. Quá trình phát âm có
các khâu ngược với ghi âm. Hình 9 là sơ đồ đầu tư ghi âm. Đi ngang qua nam châm
1, băng từ 2 bị từ hóa; các vùng nhiễm từ tự phát (đômen) lúc chưa ghi âm sắp
xếp hỗn độn thì sắp xếp lại theo trật tự nhất định thể hiện âm cần ghi.
Nguyên tắc ghi âm
trên đây cũng được áp dụng để ghi cả âm và hình lên băng từ hình, thường gọi là
băng video. Vì có hai dải tần số khác
nhau (âm và hình) nên máy video khá phức tạp, có 2 hoặc 4 đầu từ gắn vào một
cái tang trống quay.
Đại lượng không thay đổi đối với một phép biến đổi nào đó.
Ví dụ gia tốc là bất biến đối với các hệ quy chiếu quán tính, vì nó không
đổi khi ta thay hệ quy chiếu quán tính này bằng hệ quy chiếu quán tính khác.
Nếu
một phương trình biểu diễn một định luật vật lý không đổi dạng trong phép biến
đổi đang xét thì người ta cũng nói rằng định luật là bất biến đổi với phép biến
đổi ấy. Ví dụ: Định luật II của Niutơn là bất biến đối với các hệ quy chiếu quán
tính (nó giữ nguyên dạng khi đổi hệ).