Hiện tượng đặc trưng cho quá trình sống. Đó là sự tổng hợp các dao động của hai nguồn thể hiện trong một khoảng không gian xác định (gọi là trường giao thoa) thành những điểm có dao động cực đại (gọi là cự đại giao thoa), và những điểm có dao động cực tiểu, có thể bằng không (cực tiểu giao thoa). Quỹ tích cực đại và cực tiểu giao thoa này gọi là vân giao thoa. Có vân cực đại và vân cực tiểu, xen kẽ nhau.
Điều kiện để có giao thoa là hai nguồn dao động phải là kết hợp, nghĩa là có cùng tần số, có độ lệch pha và tỉ số các biên độ dao động không đổi. Điều kiện để có cực đại của dao động là hai sóng gặp nhau có cùng pha, hoặc hiệu số hai đường đi bằng một số nguyên lần bước sóng l. Điều kiện để có cực tiểu của dao động là hai sống gặp nhau, hoặc hiệu số đường đi bằng một số lẻ lần l/2 (l là bước sóng).
Quy tắc xác định chiều của lực từ do từ trường
tác dụng vào đoạn dây có dòng điện chạy qua. Theo quy tắc này, nếu để cho các
đường cảm ứng từ (đường sức) của từ trường hướng vào lòng bàn tay trái, chiều
từ cổ tay tới ngón tay giữa là chiều dòng điện, thì chiều của ngón tay cái
choãi ra 90o là chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện.
Quy tắc xác định chiều của từ trường của dòng
điện thẳng (tương đương với quy tắc đinh ốc thuận, quy tắc vặn nút chai hoặc
quy tắc Ampe). Tay phải nắm dây điện cho ngón
cái trỏ chiều dòng điện. Chiều từ bàn tay đến các đầu ngón tay sẽ là chiều của
từ trường của dòng điện.
Quy tắc xác định chiều của từ trường do dòng điện
gây ra. Theo quy tắc này, chiều của từ trường của dòng điện thẳng là chiều phải
xoay đinh ốc thuận (quay cái cán của cái vặn nút chai) để nó tiến theo chiều
của dòng điện. Đối với dòng điện tròn (hoặc ống dây điện) chiều của từ trường
tại tâm đường tròn (và trên trục đường tròn) là chiều tiến của một cái đinh ốc
thuận hay xoay (cái vặn nút chai có cán đang quay) theo chiều dòng điện.