C.n. Ngựa, sức ngựa. Đơn vị thực dụng cũ để đo công suất. Trước đây rất thông dụng, nay ít dùng. Một mã lực Pháp (ký hiệu là CV) xấp xỉ bằng 736 oát, còn một mã lực Anh (ký hiệu là HP) xấp xỉ bằng 746 oát.
Mạch điện chuyển (đổi) dòng (điện) xoay chiều thành dòng một chiều qua tải, trong đó dòng một chiều qua tải tồn tại trong cả khu kỳ (mạch chỉnh lưu cả chu kỳ) hoặc chỉ trong nửa chu kỳ (mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ) của dòng xoay chiều. Thường dùng mạch chỉnh lưu dùng điốt bán dẫn (xem hình 82: sơ đồ bên phải là mạch chỉnh lưu cả chu kỳ, bên trái là mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ).
Mạch điện gồm cuộn (tự) cảm và tụ điện (mắc nối tiếp hay mắc song song) trong đó xảy ra quá trình biến thiên điều hòa của điện trường và từ trường (dao động điện từ), của dòng điện và hiệu điện thế (H. 83). Chu kỳ dao động riêng T của mạch được xác định bởi công thức Tômxơn: trong đó L là độ tự cảm (hệ số tự cảm) của cuộn dây; C là điện dung củatụ điện. Khi tần số dao động riêng của mạch xấp xỉ bằng tần số của tín hiệu tác dụng vào mạch thì xảy ra hiện tượng cọng hưởng: biên độ dao động trở nên cực đại.
Mạch điện trong đó có các linh kiện khuếch đại (đèn điện tử, đèn bán dẫn…) làm nhiệm vụ khuếch đại các tín hiệu (dao động điện). Trong máy thu hay máy phát vô tuyến thường có mạch khuếch đại cao tần, mạch khuếch đại trung tần và mạch khuếch đại hạ tần (hay âm tần).
Bộ phận của máy thu vô tuyến trong đó có các linh kiện chỉnh lưu (điện tử, bán dẫn) làm nhiệm vụ tách các dao động âm tần ra khỏi những dao động cao tần biến điệu.
Bằng kỹ thuật đặc biệt (gọi là kỹ thuật plana) trên một đế bằng chất bán dẫn, thường là silic, người ta chế tạo được các điôt, tranzito, điện trở, tụ điện. Mạch chế tạo bằng cách nối các phần tử này lại với nhau để thực hiện một chức năng xác định gọi là mạch tích hợp bán dẫn.
Một hệ gồm nguồn điện (một chiều hay xoay chiều), thiết bị tiêu thụ điện, dây dẫn và các phần tử khác để cho dòng điện chạy qua. Mạch điện có thể chia thành nhiều đoạn mạch khác nhau tùy theo chức năng của thiết bị điện trong đoạn mạch đó. Theo cấu hình của mạch điện người ta chia ra những loại mạch mắc nối tiếp, mắc song song và mắc hỗn hợp.