riêng biệt | A | Ă | Â | B | C | D | Đ | E | Ê | F | G | H | I | J | K
L | M | N | O | Ô | Ơ | P | Q | R | S | T | U | Ư | V
W | X | Y | Z | Tất cả
L |
---|
![]() | lực quán tính | |||
---|---|---|---|---|
Các định luật Niutơn chỉ đúng trong các hệ quy chiếu quán tính Q. Nếu muốn áp dụng trong các hệ quy chiếu không quán tính K thì, ngoài các lực thực (thể hiện tương tác giữa các vật), cần phải đặt thêm vào các vật một đại lượng có thứ nguyên lực, gọi là lực quán tính. Nếu hệ quy chiếu K chuyển động tịnh tiến với gia tốc a so với hệ quy chiếu quán tính Q, thì phải đặt thêm vào chất điểm có khối lượng m lực quán tính F = -ma. (ngược hướng với ). Nếu hệ K quay đều với vận tốc w so với hệ Q thì phải đặt thêm vào chất điểm lực quán tính ly tâm F = m w 2 r, r là khoảng cách từ chất điểm tới trục quay. Lực quán tính không có phản lực (định luật 3 Niutơn không đúng trong hệ quy chiếu không quán tính). | ||||
|
![]() | lực thế | |||
---|---|---|---|---|
Lực mà công của nó chỉ phụ thuộc vào các vị trí đầu và cuối của đường đi chứ không phụ thuộc vào hình dạng đường đi. Công của lực thế dọc theo một đường kín thì bằng không. Lức thế gắn với thế năng U có độ biến thiên DU bằng và ngược dấu với công tương ứng của lực. Lực hấp dẫn, lực Culông là những lực thế. Ví dụ: khi vật có trọng lực P rơi từ một độ cao h xuống đất thì công của trọng lực là Ph và độ biến thiên thế năng là DU = -Ph. | ||||
|
![]() | lực xuyên tâm | |||
---|---|---|---|---|
Lực có phương đi qua một điểm cố định, gọi là tâm của lực. Trọng lực (lực hấp dẫn) là một thí dụ về lực xuyên tâm. Dưới tác dụng của lực xuyên tâm, chất điểm (hoặc trọng tâm của vật) dịch chuyển theo một đường cong thẳng, bán kính nối chất điểm với tâm lực vạch ra những diện tích bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau (X. Định luật Kêple). | ||||
|
![]() | lực đàn hồi | |||
---|---|---|---|---|
Lực xuất hiện khi các vật tiếp xúc với nhau và bị biến dạng. Nếu biến dạng. Nếu biến dạng vì kéo hoặc nén và x là độ biến dạng thì trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi sinh ra tỉ lệ với x và ngược chiều: (định luật Húc). Hệ số tỉ lệ k gọi là độ cứng (hoặc hệ số đàn hồi) của vật. | ||||
|
![]() | lưới (của đèn điện tử). | |||
---|---|---|---|---|
Điện cực đặt giữa anốt và catốt, thường có dạng lưới. Đèn điện tử có thể có một hoặc nhiều lưới với những chức năng khác nhau. | ||||
|
![]() | lưỡng chất phẳng | |||
---|---|---|---|---|
Tập hợp hai môi trường trong suốt có chiết suất khác nhau n1, n2 ngăn cách nhau bởi một mặt phẳng (H. 80). Vật S1 nằm trong môi trường có chiết suất n1, cách mặt phẳng khoảng d1, có ảnh S2 ở khoảng cách: . Vật và ảnh có bản chất khác nhau (vật thật cho ảnh ảo, vật ảo cho ảnh thật). | ||||
|
![]() | lưỡng cực điện | |||
---|---|---|---|---|
Hệ gồm hai điện tích bằng nhau nhưng trái dấu +q và –q đặt cách nhau một khoảng nhỏ l. Vectơ hướng từ điện tích âm đến điện tích dương gọi là mômen lưỡng cực. Khi chịu tác dụng của điện trường đều , lưỡng cực sẽ quay sao cho hai vectơ và song song với nhau. Khi chịu tác dụng của điện trường không đều, lưỡng cực còn chịu một lực hướng về phía điện trường mạnh. Lưỡng cực điện là mô hình về điện của nhiều hệ thống vi mô cũng như vĩ mô. Một số phân tử có thể xem là lưỡng cực điện. | ||||
|
![]() | lưỡng lăng kính Frexnen | |||
---|---|---|---|---|
Dụng cụ để tạo ra sự giao thoa ánh sáng, gồm hai lăng kính có góc ở đỉnh (góc chiết quang) nhỏ và có chung đáy. Chùm sáng từ nguồn S, là một khe hẹp, qua lưỡng lăng kính thì tựa như phát đi từ hai nguồn ảo S1 và S2. Hai nguồn này là kết hợp nên phần chung nhau của hai chùm sáng là trường giao thoa (H. 81), tạo nên hình ảnh giao thoa. | ||||
|
![]() | lưỡng tính sóng hạt | |||
---|---|---|---|---|
Tính chất hai mặt tựa như đối lập nhau của đối tượng vi mô, vừa là sóng, vừa là hạt. Lưỡng tính này được phát hiện đầu tiên với ánh sáng: Ánh sáng vừa là sóng điện từ, vừa là hạt phôtôn. Sau đó Đơ Brơi (de Broglie, nhà vật lý Pháp, 1892 - 1987) mở rộng cho các đối tượng lâu nay vẫn coi là hạt, như êlectrôn, prôtôn,… Một hạt có năng lượng E và động lượng p gắn với một sóng gọi là bước sóng Đơ Brơi l = h/p và tần số f = E/h trong đó h là hằng số Plăng. Cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí hoàn toàn về bản chất của sóng Đơ Brơi. | ||||
|