riêng biệt | A | Ă | Â | B | C | D | Đ | E | Ê | F | G | H | I | J | K
L | M | N | O | Ô | Ơ | P | Q | R | S | T | U | Ư | V
W | X | Y | Z | Tất cả
K |
---|
![]() | Kim nam châm | |||
---|---|---|---|---|
Khái niệm và tính chất *kim nam châm nào cũng có 2 từ cực .Khi để tự do cực luôn chỉ huớng bắc địa lí gọi là cực bắc , còn cực luôn chỉ huơng nam gọi là cực nam . Dựa vào tính chất này, kim nam châm được ứng dụng làm la bàn. Từ Kim chỉ Nam lxuất phát từ chữ "Nam châm" trong tiếng Hán ( Nam châm quá quen thuộc đúng không bạn?). Do đó có thể nói xuất phát cụm từ Kim chỉ Nam là từ người Trung Hoa
| ||||
|
![]() | Kính hiển vi | |||
---|---|---|---|---|
Quang cụ dùng để quan sát các chi tiết rất nhỏ của các vật, gồm có: 1 – vật kính hội tụ V, có tiêu cự vài mm, cho ảnh thực A1B1 của vật nhỏ AB ; 2- thị kính hội tụ T, có tiêu cự cỡ cm, đóng vai trò kính lúp cho ảnh cuối cùng A’B’ (H. 70). Người ta thường điều chỉnh để ảnh A’B’ ở vô cực. Năng suất phân li của kính hiển vi cực tốt vào khoảng một nửa bước sóng ánh sáng, nên dùng kính này không thể phân biệt được hai điểm cách nhau dưới 0,2m. Để quan sát những chi tiết nhỏ hơn nữa, người ta đã chế tạo kính hiển vi điện tử, dùng chùm electron thay cho chùm sáng với các thấu kính điện hoặc từ thay cho thấu kính thủy tinh. | ||||
|
![]() | Kính lúp | |||
---|---|---|---|---|
Thấu kính hội tụ có tiêu cự f nhỏ dùng để nhìn các vật với số (độ) bội giác G nhỏ tối đa là 10. Nếu Đ là khoảng cách từ mắt đến ảnh ảo nhìn qua kính lúp thì . Thường quy ước lấy Đ = 25cm Kính quang phổ, máy quang phổ. Quang cụ dùng để quan sát, chụp ảnh quang phổ của các chất. Gồm ba bộ phận: 1. Ống chuẩn trực C, để tạo chùm tia sáng song songduong 2. Lăng kính L hoặc cách tử, nhiễu xạ để phân tích chùm sáng thành nhiều chùm đơn sắc. 3. Ống ngắm (hoặc buồng ảnh) để hội tụ các chùm đơn sắc vào các điển khác nhau trên tiêu diện P của kính ống ngắm T (hoặc buồng ảnh), tạo nên các vạch quang phổ a, b … | ||||
|
![]() | kính thiên văn | |||
---|---|---|---|---|
Quang cụ dùng để quan sát các thiên thể. Gồm có: 1. Vật kính hội tụ V, có tiêu cự f1 vài mét, cho ảnh thực A1B1 của vật (thiên thể) ở vô cực. 2. Thị kính hội tụ T, có tiêu cự f2 vài cm đóng vai trò kính lúp, cho ảnh cuối cùng ảo A’B’ (H. 72). Nếu ngắm chừng ở vô cực thì số (độ) bội giác G = f1/f2. | ||||
|
![]() | kính tiềm vọng | |||
---|---|---|---|---|
Quang cụ dùng để nhìn vượt lên một chướng ngại vật, chẳng hạn ở dưới chiến hào vẫn quan sát được mặt đặt. Loại đơn giản nhất gồm hai gương phẳng đặt nghiêng 45o | ||||
|
![]() | Kinh tuyến | |||
---|---|---|---|---|
Nửa đường tròn tưởng tượng đi từ cực Bắc địa lý đến cực Nam địa lý của Trái đất dùng để (cùng với vĩ tuyến) xác định vị trí của một điểm trên mặt đất. Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grinuýt (Anh) được chọn là kinh tuyến gốc và có kinh độ 00. Phía đông kinh tuyến có các kinh tuyến có kinh độ đông từ 10 đến 1800. Phía tây là các kinh tuyến có kinh độ tây từ 10 đến 1800. Kinh độ của Hà nội : 1060 Đông, của TP.HCM : 1070 | ||||
|
![]() | kính viễn vọng Galilê | |||
---|---|---|---|---|
Quang cụ để nhìn các vật ở xa, cấu tạo khác với kính thiên văn là thị kính là thấu kính phân kỳ nên ảnh cuối cùng cùng chiều với vật. Đây là kính viễn vọng đầu tiên trong lịch sử do nhà bác học Italia Galilê (1564 - 1642) chế tạo. Ống nhòm xem hát là một loại kính viễn vọng Galilê. Hiện nay có nhiều loại kính viễn vọng khác hoàn thiện hơn. | ||||
|
![]() | Kính đeo mắt | |||
---|---|---|---|---|
Thấu kính mỏng để sửa tật của mắt. Mắt cận thị phải đeo kính phân kỳ, mắt viễn thị phải đeo kính hội tụ. | ||||
|