Hiệu điện thế xuất hiện ở lớp tiếp xúc giữa hai kim loại khác nhau hoặc giữa hai dây bán dẫn khác loại. H. đ. T này là nguyên nhân của suất điện động trong hiện tượng nhiệt điện.
hình bình hành biểu diễn quy tắc cộng hai lực (hoặc hai vectơ) . Từ một điểm O, ta vẽ các vectơ bằng các vectơ . Đường chéo của hình bình hành có hai cạnh là OA1 và OA2 là vectơ biểu diễn tổng vectơ của hai lực (H.65)
chỉ là lực tương đương với khi hai lực này đồng quy và ta lấy giao điểm làm điểm O.
hiện tượng cảm ứng điện tương hỗ. Nếu C1, C2 là hai mạch điện kín ở gần nhau thì trong cuộn C1 có dòng điện biến thiên i1, trong cuộn C2 sẽ có suất điện động e2 = - Mdi1/dt. Ngược lại dòng điện biến thiên i2 trong C2 sẽ làm xuất hiện trong trong C1 suất điện động e1 = - Mdi2/dt. Hệ số chung cho hai cuộn gọi là hệ số cảm và cũng đo bằng henry như hệ số cảm. M phụ thuộc hình dạng, kích thước, và vị trí tương đối của hai cuộn.
một trong những dạng phóng điện tự duy trì qua chất khí, có đặc điểm là hiệu điện thế giữa hai cực tương đối thấp nhưng dòng điện phóng có cường độ cao, tạo ra plaxma có nhiệt độ cao và ánh sáng chói. Hồ quang có thể xuất hiện giữa các điện cực bằng than (trong đèn chiếu) hoặc bằng kim loại (ứng dụng hàn kim loại, nấu kim loại).
Sự biến đổi của một chất từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí. Hóa hơi bao gồm bay hơi và sôi. Chất lỏng lạnh đi khi bay hơi. Nếu muốn cho nhiệt độ của chất lỏng không đổi thì phải truyền nhiệt cho nó. Nhiệt lượng cần cung cấp cho một đơn vị khối lượng chất lỏng để nó hóa hơi ở nhiệt độ sôi gọi là nhiệt hóa hơi của chất lỏng.
Sự biến đổi của một chất từ trạng thái khí sang trạng thái lỏng. các phương pháp hóa lỏng khí thường dùng trong công nghiệp là: hạ nhiệt độ, giãn đoạn nhiệt hoặc nén đoạn nhiệt (ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tới hạn).
Chất ở trạng thái khí và ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tới hạn Tk(ở trên nhiệt độ này thì gọi là khí). Trong đồ thị p.V (H.66), 1 là đường thẳng nhiệt tới hạn, 2 là đường thẳng nhiệt ứng với nhiệt độ T < Tk, A là điểm biểu diễn chất ở trạng thái hơi chưa bảo hòa (hơi khô). Nếu ta nén tới thể tích VB, hơi bất đầu ngưng tụ thành nước và trở thành hơi bảo hòa. Áp suất pB gọi là áp suất hơi bảo hòa ứng với nhiệt độ T.
Tiếp tục nén thì lượng hơi giảm, lượng chất lỏng tăng nhưng áp suất giữ không đổi. tới thể tích VC thì toàn bộ chất ấy hóa lỏng.