riêng biệt | A | Ă | Â | B | C | D | Đ | E | Ê | F | G | H | I | J | K
L | M | N | O | Ô | Ơ | P | Q | R | S | T | U | Ư | V
W | X | Y | Z | Tất cả
C |
---|
![]() | Chắn điện | |||
---|---|---|---|---|
Sự bảo vệ một vật (dụng cụ đo, vật cần nghiên cứu…) khỏi ảnh hưởng của trường tỉnh điện ngoài, bằng cách đặt vật trong một vỏ hay lưới kim loại. | ||||
|
![]() | Chất cách nhiệt | |||
---|---|---|---|---|
Chất có độ dẫn nhiệt kém, như không khí, các vật liệu xốp. Chân không cách nhiệt tốt. | ||||
|
![]() | Chất dẻo | |||
---|---|---|---|---|
Vật liệu không chống lại sự biến dạng. Thường là các polime tự nhiên hoặc nhân tạo, có tính cách điện và cách nhiệt tốt. | ||||
|
![]() | Chất kết tinh | |||
---|---|---|---|---|
Chất có cấu tạo tinh thể. | ||||
|
![]() | Chất khí | |||
---|---|---|---|---|
Chất ở trạng thái khí, là trạng thái trong đó có các phân tử có mật độ rất thấp, chuyển động hầu như tự do, trừ khi va chạm vào nhau. Chất khí không có thể tích hay hình dạng xác định mà chiếm toàn bộ không gian dành cho nó. Chất khí lý tưởng: Một mô hình đơn giản của chất khí trong đó có các phân tử khí được coi là các chất điểm và không tương tác với nhau, trừ lúc va chạm. Chất khí ký tưởng tuân theo chính xác phương trình gọi là phương trình trạng thái khí ổ mọi nhiệt độ. Ở áp suất thấp và nhiệt độ tương đối cao thì các khí thực gần với khí lý tưởng. Chất khí thực: Khi nghiên cứu chất khí thực cần phải coi các phân tử như những quả cầu có đường kính hiệu dụng d. Hai phân tử hút nhau nếu khoảng cách lớn hơn một giá trị r0, đẩy nhau nếu r < r0 , nhưng r không thể nhỏ hơn d. Chất khí thực tuân theo gần đúng phương trình Van de van. Ở áp suất thấp và nhiệt độ tương đối cao, chất khí thực tuân theo các định luật Bôi – Mariốt, Gay – Luytxac và Saclơ. | ||||
|
![]() | Chất khử cực | |||
---|---|---|---|---|
Chất oxi hóa mạnh, khử được ion hydro bám vào điện cực của pin, tránh cho pin khỏi bị phân cực. Ví dụ trong pin Lơclăngsê, mangan điôxýt (MnO2) là chất khử cực. | ||||
|
![]() | Chất lỏng | |||
---|---|---|---|---|
Chất ở trạng thái trung gian giữa các trạng thái rắn và khí, gio61ngh chất rắn ở chỗ có thể tích nhất định và khó nén, nhưng lại giống chất khí ở chỗ không có hình dạng nhất định và khó nén, nhưng lại giống chất khí ở chỗ không có hình dạng nhất định và dễ chảy. Khoảng cách giữa các phân tử của chất lỏng vào cỡ kích thước của chính phân tử nên lực tương tác giữa các phân tử khá lớn. Vì vậy chất lỏng có cấu trúc “trật tự gần” (các phân tử sắp xếp có trật tự trong từng thể tích nhỏ) và có sức căng mặt ngoài. Chất lỏng lý tưởng. Chất lỏng không có tính nhớt và chịu được mọi lực nén mà không giảm thể tích. Chất lỏng thực bao giờ cũng có tính nhớt và khi chịu nén đủ lớn thì thể tích giảm đi một chút. | ||||
|
![]() | Chất lưu | |||
---|---|---|---|---|
Tên gọi chung của chất lỏng và chất khí | ||||
|
![]() | Chất nghịch từ | |||
---|---|---|---|---|
Chất có độ từ thẩm m nhỏ hơn đơn vị một chút. Ví dụ m (nước) = 0,99991. Các phân tử của chất nghịch từ không có momen từ riêng. Khi đặt trong từ trường ngoài, do hiện tượng cảm ứng điện từ, xuất hiện một từ trường yếu ngược chiều từ trường ngoài. Vì vậy chất nghịch từ không bị nam châm hút mà lại bị đẩy. | ||||
|