Điểm có biên độ dao động lớn nhất trong sóng đứng. Trên
hình 15, A, B, C là các bụng sóng, chúng cách nhau một nửa bước sóng, chúng cách
nhau một nửa bước sóng. Nút sóng là điểm
có biên độ dao động bé nhất hoặc bằng không. Trong hình, D, E, F là các nút
sóng, cũng cách nhau nửa bước sóng. Bụng sóng cách nút sóng gần nhất một khoảng
bằng một phần tư bước sóng. Trong sóng dọc (như sóng âm) thì bụng dao động lạilà nút áp suất (không
khí có áp suất bình thường), và ngược lại.
Bộ phận của máy nhiệt ở đó hơi tỏa nhiệt và ngưng tụ thành
chất lỏng. Ở máy làm lạnh thì bộ phận này không có dạng bình mà có dạng ống uốn
dích dắc để dễ tỏa nhiệt (đặt phía sau tủ lạnh).
Những bình có dạng bất kỳ nối với nhau ở phần dưới. Nếu
chứa cùng một chất lỏng thì mặt thoáng ở các bình ở cùng một độ cao. Nếu chứa
hai chất lỏng khác nhau thì độ cao các mặt thoáng tính từ mặt phân cách h1
và h2, tỷ lệ nghịch với các khối lượng riêng r1 và r2: r1h1 = r2h2 (H.
11).
Bom khinh khí. H là chữ bắt đầu của từ Hiđro (khinh khí,
là từ cổ để trỏ hiđro).
Bom khinh khí dựa vào phản ứng tổng hợp các đồng vị nặng của hiđro, đơtêri hoặc triti. Phản
ứng này chỉ xảy ra ở nhiệt độ hàng trăm triệu độ, nên còn gọi là phản ứng nhiệt
hạch. Bom khinh khí có “ngòi nổ” là một quả bom nguyên tử để tạo ra nhiệt độ
cần thiết.
Vũ khí có sức tàn phá ghê gớm, sử dụng năng lượng được
giải phóng trong một số phản ứng hạt nhân.
Có hai loại bom hạt nhân chính: bom nguyên tử (bom A) và bom khinh khí (bom H).
Bom nguyên tử sử dụng phản ứng phân hạch của các chất urani 235 hoặc
plutoni 239. Bom chứa nhiều khối urani 235 (hoặc
plutoni 239) ở cách nhau, mỗi khối có khối lượng nhỏ hơn khối lượng tới hạn. Nếu làm chập các khối lại thì vượt khối lượng
tới hạn, phản ứng phân hạch dây chuyền xảy ra và bom nổ.
Phần không gian ở sau một vật chắn sáng chứa những điểm
không nhận được tia sáng nào từ nguồn sáng. Nếu nguồn sáng không phải là một
điểm mà có kích thước thì ngoài bóng tối còn có bóng nửa tối là phần không gian ở sau vật chắn sáng chứa những điểm
chỉ nhận được những tia sáng đi từ một phần của nguồn sáng.
Đơn vị không thứ nguyên của tỉ số hai đại lượng cùng loại P1/P2,
ký hiệu B. Tỉ số 10 ứng với 1 ben, tỉ số 10x ứng với x ben, nghĩa
là: x(B) = log P1/P2.
Thường dùng ước đexiben, ký hiệu dB; 1 dS = 0,1 B dùng
trong Âm học, Điện học.
Giá trị lớn nhất, về trị số tuyệt đối, mà một đại lượng dao động điều hòa đạt được. Nếu biểu
thức của dao động ấy là x = asin($$\omega.t +\phi) thì biên độ là a.
Sự thay đổi kích thước và hình dạng của các vật rắn khi
chịu tác dụng của các lực. Nếu sau khi lực ngưng tác dụng, vật lấy lại kích
thước và hình dạng ban đầu thì biến dạng gọi là biến dạng đàn hồi; nếu vật còn biến dạng, thì ta có biến dạng còn dư, ha biến dạng dẻo.
Có nhiều loại biến
dạng: căng, nén, lệch, uốn, xoắn…