Currently sorted Bởi lần cập nhật gần đây nhất (Giảm dần) Thứ tự sắp xếp : Bởi lần cập nhật gần đây nhất

![]() | bức xạ tử ngoại | |||
---|---|---|---|---|
C.n. Tia tử ngoại. | ||||
|
![]() | cách tử | |||
---|---|---|---|---|
Dụng cụ để phân tích ánh sáng trắng thành phổ. Cách tử cùng với lăng kính được dùng trong các máy quang phổ. Cách tử có thể chế tạo bằng cách dùng mũi kim cương nhọn rạch lên một tấm thủy tinh những vạch song song cách đều; những vạch này ngăn ánh sáng đi qua, những dải còn lại là những khe cho ánh sáng đi qua (H. 16), khoảng cách a giữa hai khe, gọi là bước của cách tử phải rất nhỏ, cỡ mirômét. Hình 16 Một chùm sóng đập vuông góc vào cách tử sẽ bị nhiễu xạ. Theo phương làm thành một góc q với pháp tuyến, ta có cực đại của cường độ sáng nếu hiệu quang trình của hai tia phát từ hai khe liên tiếp bằng một số nguyên lần bước sóng l: d = asin q = kl; k gọi là bậc của quang phổ. q phụ thuộc l nên các bức xạ có l khác nhau sẽ có cực đại ở các phương q khác nhau, do đó chùm sáng tới bị phân tích thành quang phổ (H. 17). Ở đây, trái với lăng kính, màu đỏ bị lệch nhiều hơn màu tím. Hình 17 | ||||
|
![]() | cảm ứng tĩnh điện | |||
---|---|---|---|---|
C.n. Nhiễm điện do hưởng ứng. | ||||
|
![]() | cảm ứng từ | |||
---|---|---|---|---|
Đại lượng vectơ đặc trưng cho từ trường. Nếu M là một điểm trong từ trường do dòng điện XY sinh ra thì vectơ cảm ứng từ được xác định bằng cách đặt ở điểm ấy một khung dây nhỏ có dòng điện I chạy qua. Sau một lúc dao động khung đứng yên (H. 18). Hình 18 1. Hướng của là hướng của vectơ pháp tuyến dương của khung (chiều dương là chiều tiến của cái vặn nút chai hoặc (đinh ốc thuận) xoay theo chiều dòng điện I). Nếu đặt ở M một kim nam châm nhỏ thì hướng của cũng là hướng đi từ cực nam S đến cực bắc N của kim nam châm. 2. Độ lớn của cảm ứng từ là , Mmax là mômen lực cực đại tác dụng lên khung dây có diện tích S và dòng điện I chạy qua. Đơn vị của cảm ứng từ trong bảng đơn vị pháp là tesla ký hiệu T (Tesla là tên một kỹ sư Nam Tư, 1884 - 1943). | ||||
|
![]() | cảm kháng | |||
---|---|---|---|---|
Điện trở mà một cuộn dây gây ra riêng cho dòng xoay chiều, ngoài điện trở thuần mà nó gây ra cho cả dòng một chiều lẫn xoay chiều. Nếu L là độ tự cảm của cuộn dây (đo bằng henry trong hệ SI), w là tần số góc của dòng xoay chiều (đơn vị 1/s thì cảm kháng XL cũng đo bằng ôm như điện trở thuần: XL = wL | ||||
|
![]() | cảm ứng điện từ | |||
---|---|---|---|---|
Sự xuất hiện suất điện động (gọi là suất điện động cảm ứng) trong một dây dẫn chuyển động trong từ trường không đổi, hoặc một mạch đứng yên trong từ trường biến thiên. Trường hợp thứ nhất có thể giải thích bằng lực Lorenxơ; trong trường hợp sau, từ trường biến thiên làm xuất hiện điện trường xoáy, là nguồn gốc của suất điện động cảm ứng. Trong cả hai trường hợp suất điện động cảm ứng E đo bằng vôn. Dấu trừ thể hiện quy tắc Lenxơ. | ||||
|
![]() | cảm biến | |||
---|---|---|---|---|
Phần tử có tác dụng biến đại lượng cần đo (áp suất, nhiệt độ, độ dịch chuyển…) thành một đại lượng khác (hiệu điện thế chẳng hạn) thuận tiện hơn cho việc truyền đi, đo lường, ghi nhận… | ||||
|
![]() | Cavenđixơ (Cavendish) | |||
---|---|---|---|---|
Nhà vật lý học Anh (1731 - 1810). Nghiên cứu Tĩnh điện, nêu các khái niệm điện thế, điện dung… Năm 1798 dùng cân xoắn đo được hằng số hấp dẫn. | ||||
|
![]() | bước sóng Cômtơn | |||
---|---|---|---|---|
Nếu một hạt có khối lượng m thì bước sóng Cômtơn của nó là l = ***/mc Trong đó *** là hằng số Plăng rút gọn, c là vận tốc ánh sáng trong chân không. | ||||
|