Cuộn dây có độ tự cảm L. cảm kháng của nó đối với dòng điện có tần số f là XL (ôm) = 2 p f. L (L tính bằng henry). Chấn lưu trong mạch của đèn ống giúp cho sự phóng điện trong ống và hạn chế dòng điện ở mức an toàn.
Bộ phận bảo vệ mạng điện; là một đoạn dây bằng chì hay một hợp kim dễ chảy, tiết diện được chọn sao cho nếu dòng điện vượt quá giới hạn an toàn thì nhiệt tỏa ra làm chảy đứt cầu chì, và dòng điện bị ngắt.
Một kiểu mạch điện gồm những điện trở sắp xếp như trong hình 23, dùng để xác định điện trở Rx theo ba điện trở đã biết. Khi không có dòng điện chạy qua điện kế G thì ta có:
Sự xuất hiện suất điện động (gọi là suất điện động cảm ứng) trong một giây dẫn chuyển động trong từ trường không đổi, hoặc một mạch đứng yên trong từ trường biến thiên. Trường hợp thứ nhất có thể giải thích bằng lực Lorenxơ; trong trường hợp sau, từ trường biến thiên làm xuất hiện điện trường xoáy, là nguồn gốc của suất điện động cảm ứng. Trong cả hai trường hợp suất điện động cảm ứng E đo bằng vôn. Dấu trừ thể hiện quy tắc Lenxơ.
1. Điểm gần nhất mà mắt có thể nhìn rõ được, khi điều tiết nhiều nhất. So với mắt bình thường, mắt cận thị có cận điểm ở gần mắt hơn, mắt viễn thị có cận điểm ở xa mắt hơn.
2. Điểm gần tiêu điểm nhất. Vệ tinh của một thiên thể chuyển động trên một elip mà một tiêu điểm là thiên thể ấy. Một đầu của trục lớn của quỹ đạo có khoảng cách tới tiêu điểm ấy nhỏ nhất và gọi là cận điểm của quỹ đạo.
Một tật của mắt. Mắt cận thị có tiêu điểm F ở đằng trước võng mạc V, do độ tụ của thủy tinh thể quá lớn. Mắt cận thị không nhìn rõ các vật ở xa. Muốn sửa tật cận thị, phải đeo kính phân kỳ K (H. 22).
Trạng thái cân bằng nhiệt của hệ là
trạng thái trong đó mọi phần của hệ có cùng một nhiệt độ không đổi theo thời
gian. Một số thông số trạng thái khác cũng có cùng một giá trị ở mọi phần và
không đổi theo thời gian (giả thiết không có tác dụng từ ngoại hệ). Ví dụ áp
suất, mật độ của chất khí ở trạng thái cân bằng nhiệt. Trong lòng hệ các quá
trình vi mô xảy ra nhưng không dẫn đến các biến đổi vĩ mô.
Dụng cụ dùng để
đo khối lượng của các vật. Có nhiều loại cân: Cân Rôbecvan và cân tiểu ly
có hai cánh tay đòn bằng nhau; cân đòn,
cân bàn, cân tự động có hai cánh tay
đòn khác nhau. Hình 20 vẽ sơ đồ của cân
tự động: đối trọng m có cánh tay đòn OH biến đổi nên có thể cân bằng được
các khối lượng M khác nhau, kim K trỏ giá trị của M.
Cân
lò xo
thực ra là lực kế, đo trọng lượng của vật chứ không đo được khối lượng. Nhưng
vì trọng lượng tỷ lệ với khối lượng, hệ số tỉ lệ biến đổi ít nên có thể chia độ
cân lò xo theo khối lượng để dùng trong sinh hoạt.