Chuyển động có mô đun vận tốc tăng đều hoặc giảm đều với thời gian. Trường hợp đầu gọi là chuyển động nhanh dần đều . Trường hợp sau gọi là chuyển động chậm dần đều (v0 là vận tốc ban đầu ). Hằng số a gọi là gia tốc, nếu quỹ đạo là đường thẳng; gọi là gia tốc tiếp tuyến, nếu quỹ đạo là đường cong. Vậy chuyển động biến đổi đều là chuyển động có gia tốc (tiếp tuyến) không đổi về trị số. Nếu chọn một chiều dương trên quỹ đạo và xét các giá trị đại số của vận tốc v và gia tốc a thì chuyển động là nhanh dần đều nếu v và a cùng dấu, chậm dần đều nếu v và a khác dấu.
Quãng đường đi của vật là hàm căn bậc hai của thời gian:
Nhà thực vật học người Anh 1773 – 1858 đã phát hiện ra chuyển động này). Chuyển động hỗn động của các hạt nhỏ đường kính cỡ 10-3 mm nằm lơ lửng trong chất lỏng, do các va chạm không cân bằng nhau của các phân tử chất lỏng với một hạt lơ lửng. Chuyển động này là một bằng chứng về sự tồn tại của các phân tử và nguyên tử
Chuỗi quá trình khép kín, nghĩa là sau mỗi chu trình hệ trở lại trạng thái xuất phát.
Chu trình Cacnô. Chu trình hoạt động của một động cơ nhiệt lí tưởng, gồm hai quá trình đẳng nhiệt ở các nhiệt độ T1 (của nguồn nóng) và T2 (của nguồn lạnh) và hai quá trình đoạn nhiệt (H.24).
Hiệu suất của động cơ nhiệt lí tưởng làm việc theo chu trình Cacnô với tác nhân là khí lí tưởng, bằng Theo định luật Cacnô mọi máy nhiệt thực có nhiệt độ nguồn nóng là T1 và nhiệt độ nguồn lạnh T2 đều có hiệu suất thấp hơn hiệu suất của máy nhiệt lí tưởng .
Đặc trưng của một chất phóng xạ, bằng khoảng thời gian để sau đó một nữa số nguyên tử của các chất ấy bị phân rã. Cũng áp dụng cho sự phân rã của các hạt sơ cấp không bền.
Khoảng thời gian nhỏ nhất để sau đó hệ có chuyển động tuần hoàn trở lại đúng trạng thái của nó ở thời điểm ban đầu của khoảng. Cũng là thời gian để hệ giao động thực hiện được một giao động, hoặc sóng lan truyền được một bước sóng. Chu kì T liên hệ với tần số f theo công thức T=1/f.
Phương pháp quan sát các cơ quan bên trong cơ thể bằng cách rọi tia X vào bệnh nhân đứng trước một màn huỳnh quang. Hình thu được do các mô khác nhau hấp thụ tia X khác nhau. Khi thay màn hình quang bằng phim ảnh thì gọi là chụp điện hay chụp X – quang.
Tính từ dùng để so sánh các chiết suất. Khi chiết suất của môi trường 1 lớn hơn chiết suất của môi trường 2 thì ta nói rằng môi trường 1 chiết quang hơn môi trường 2.
Tỷ số n giữa sin của góc tới i và sin của góc khúc xạ r.
(1)
Nếu môi trường chứa tia tới là chân không thì n gọi là chiết suất tuyệt đối. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường bằng tỷ số giữa vận tốc ánh sáng trong chân không c, và vận tốc của ánh sáng trong môi trường đang xét v: n = . Nếu n1và n2 là chiết suất tuyệt đố của hai môi trường 1 và 2, v1 và v2 là chiết suất tuyệt đối của hai môi trường đang xét v: n = >1. Nếu n1 và n2 là chiết suất tuyệt đối của hai môi trường 1 và 2, v1 và v2 là vận tốc của ánh sáng trong hai môi trường ấy thì chiết suất của môi trường 2 đối với môi trường 1 (chiết suât tỷ đối) là:
Một tia sáng, khi đi qua mặt phân cách hai môi trường, bị khúc xạ theo định luật (1). Nếu gọi môi trường chứa tia tới là môi trường 1 và môi trường chứa tia khúc xạ là môi trường 2 thì n chính là n21.
Chiết suất của môi trường thay đổi theo tần số của ánh sáng, do đó có hiện tượng tán sắc.
Chất có độ từ thẩm lớn hơn đơn vị rất ít, ví dụ (nhôm) = 1,000023. Không khí, êbônit … là những chất thuận từ. Mỗi phân tử chất thuận từ có mômen từ nhỏ. Khi chưa có từ trường ngoài B0 thì các mômen từ này sắp xếp hỗn độn. Khi có từ trường ngoài tác dụng thì các mômen từ định hướng theo B0; sinh ra từ trường B’ nhỏ cùng chiều với B0 nên chất thuận từ bị cực nam châm hút (nhẹ). Nhiệt độ tăng thì độ từ thẩm của chất thuận từ giảm.