Hộp có các trục và bánh răng khác nhau để thay đổi vận tốc góccủa trục thứ cấp, tuy vận tốc của truc sơ cấp không đổi. Còn gọi là hộp số (của động cơ ô tô, xe máy…)
Chất ở trạng thái khí và ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tới hạn Tk(ở trên nhiệt độ này thì gọi là khí). Trong đồ thị p.V (H.66), 1 là đường thẳng nhiệt tới hạn, 2 là đường thẳng nhiệt ứng với nhiệt độ T < Tk, A là điểm biểu diễn chất ở trạng thái hơi chưa bảo hòa (hơi khô). Nếu ta nén tới thể tích VB, hơi bất đầu ngưng tụ thành nước và trở thành hơi bảo hòa. Áp suất pB gọi là áp suất hơi bảo hòa ứng với nhiệt độ T.
Tiếp tục nén thì lượng hơi giảm, lượng chất lỏng tăng nhưng áp suất giữ không đổi. tới thể tích VC thì toàn bộ chất ấy hóa lỏng.
1. Theo định nghĩa hẹp, hợp lực của nhiều lực …là lực duy nhất bằng một lực . Điều này chỉ có thể làm được trong các trường hợp sau đây:
a – Các lực là đồng quy tại điểm O. Áp dụng nhiều lần quy tắc hình bình hành lực, ta tìm được hợp lực là một lực đăt ở O.
b - Các lực là song song. Áp dụng nhiều lần quy tắc tìm hợp lực của hai lực song song, ta có thể thay hệ các lực bằng một hợp lực , trừ khi hai lực cuối cùng tạo thành một ngẫu lực.
2. Theo nghĩa rộng, hợp lực là tổng vectơ các lực thu được bằng cách vẽ từ một điểm bất kì O hình đa giác lực có các cạnh OA1 = F1, …Nối O với điểm cuối An ta có hợp lực là (H.67). Hợp lực này chỉ tương đương với hệ lực về mặt tác dụng khi xét chuyển động của khối tâm vật rắn (lấy khối tâm làm điểm O).
Hiện tượng một hạt sơ cấp khi gặp phản hạt của nó là biến thànhcác phôtôn hoặc các hạt khác. Ví dụ cặp electron và pôzitrôn hủy thành hai phôtôn.
Hiện tượng ngược lại gọi là sinh cặp. Khi gặp phản hạt của nó thì biến thành các phôtôn hoặc các hạt khác. Ví dụ cặp êlectrôn và pôzitrôn hủy thành hai phôtôn. Hiện tượng ngược lại gọi là sinh cặp.
Khi rọi bức xạ vào một số chất (gọi là chất phát quang) thì sau khi bức xạ kích thích ngừng rọi, các chất này tiếp tục phát sáng một thời gian T. Nếu T < 10-6 s là sự phát quang gọi là huỳnh quang; nếu T > 10-6 s thì gọi là lân quang. Nói chung bước sóng ánh sáng huỳnh quang lớn hơn bước sóng ánh sáng kích thích. Chẳng hạn có kích thích bằng bức xạ tử ngoại (không trông thấy), chất huỳnh quang phát ra ánh sáng trông thấy.
Phân tử hoặc nguyên tử trung hòavề điện. Iôn có thêm electron mang điện âm và gọi là aniôn (ion âm) (chuyển về aniôn khi điện phân). Iônthiếu electron mang điện dương và gọi là catiôn (chuyển về catốt) (ion dương)
Biến nguyên tử (hay phân tử) thành ion bằng cách tách electron ra khỏi nguyên tử, hay gắn thêm vào. Năng lượng cần tốn để tách electron ra khỏi nguyên tử gọi là năng lượng ion hóa
II. Đơn vị công, năng lượng của hệ SI và bảng đơn vị hợp pháp; là công thực hiện bởi lực 1 Niu tơn khi dời điểm đặt 1 mét theo hướng của lực. Ký hiệu J ; 1 J = 1N; 1m. Đặt theo tên nhà vật lý Anh: Jun
một trong những dạng phóng điện tự duy trì qua chất khí, có đặc điểm là hiệu điện thế giữa hai cực tương đối thấp nhưng dòng điện phóng có cường độ cao, tạo ra plaxma có nhiệt độ cao và ánh sáng chói. Hồ quang có thể xuất hiện giữa các điện cực bằng than (trong đèn chiếu) hoặc bằng kim loại (ứng dụng hàn kim loại, nấu kim loại).