Currently sorted Bởi lần cập nhật gần đây nhất (Tăng dần ) Thứ tự sắp xếp : Bởi lần cập nhật gần đây nhất

![]() | Gia tốc | |||
---|---|---|---|---|
Đại lượng vec tơ đặc trưng cho sự biến thiên của vec tơ vận tốc theo thời gian. Gia tốc của một chất điểm được xác định bằng định luật thứ hai của Niu tơn . F tức là lực tác dụng lên chất điểm. Trong trường hợp tổng quát, có thể phân tích gia tốc thành hai thành phần : gia tốc tiếp tuyến có trị số và gia tốc pháp tuyến có trị số , v là trị số của vận tốc và R là bán kính chính khúc ở điểm đang xét (H. 58). nằm trên pháp tuyến và hướng về phía lõm của đường cong. Trường hợp đang chuyển động thẳng thì . Trường hợp chuyển động tròn đều thì , gia tốc trùng với gia tốc pháp tuyến và chính là gia tốc hướng tâm Trong hệ SI và bảng đơn vị hợp pháp, đơn vị gia tốc là met trên giây bình phương (m/s2) | ||||
|
![]() | Electrôn, điện tử | |||
---|---|---|---|---|
Hạt sơ cấp bền vững mang điện tích nguyên tố âm, kí hiệu e, có khối lượng : Me=9,1095.10-31 kg, điện tích qe=-1,6022.10-19C. Êlectrôn là thành phần cấu tạo nên lớp vỏ của tất cả các nguyên tử. Êlectrôn có thể tách khỏi nguyên tử và trở thành tự do, ít hay nhiều. Chuyển động có định hướng của rất nhiều êlectrôn tạo thành dòng điện trong kim loại (theo quy ước chiều của dòng điện ngược với chiều của các êlectrôn). Trong những điều kiện nhất định êlectron có thể thoát ra khỏi mặt tấm kim loại vượt qua khoảng chân không trong các đèn điện tử và chịu tác dụng của điện trường hay từ trường. Êlectrôn hoá trị: Êlectrôn ở lớp chưa đầy ngoài cùng của nguyên tử. Electrôn-vôn: Đơn vị năng lượng ở ngoài hệ SI nhưng thường dùng trong vật lí hạt nhân, bằng năng lượng mà một êlectrôn thu được khi được tăng tốc bởi hiệu điện thế 1 vôn. kí hiệu : eV. 1 eV=1,6022.10-19 jun Các bội : Kilô êlectrôn-vôn : keV=103 eV. Mêga êlectron-vôn MeV=106 eV. | ||||
|
![]() | Fara | |||
---|---|---|---|---|
Đơn vị điện dung của hệ SI, ký hiệu F, là điện dung của một tụ điện có điện tích 1 cu lông trên mỗi bản khi hiệu điện thế giữa hai bản là vôn Gọi theo tên của nhà vật lý người Anh: Faraday (1791 – 1867) Fara quá lớn nên người ta thường dùng các ước của nó : Microfara 1 m F = 10-6F Picôfara 1pF = 10-12F | ||||
|
![]() | Farađây | |||
---|---|---|---|---|
I. Faraday, nhà vật lý học Anh (1791 – 1867) phát hiện tác dụng của từ trường lên dòng điện, hiện tượng cảm ứng điện từ ; nêu các định lý về điện phân, nghiên cứu sự hưởng ứng tình điện … II. Đơn vị điện lượng dùng trong điện phân | ||||
|
![]() | Ferit | |||
---|---|---|---|---|
Chất sắt oxit, có từ tính giống như chất sắt từ, nhưng là chất cách điện. Dùng trong kỹ thuật vô tuyến điện làm lõi nam châm, ăng ten | ||||
|
![]() | Đường sức điện trường | |||
---|---|---|---|---|
Đường vẽ trong điện trường mà tiếp tuyến ở mỗi điểm của nó trùng với vectơ cường độ điện trường ở điểm ấy. Đường sức điện trường xuất phát từ các điện tích dương và kết thúc ở các điện tích âm hoặc ở vô cực. | ||||
|
![]() | đường đẳng nhiệt | |||
---|---|---|---|---|
đường biểu diễn quá trình biến đổi của một lượng khí khi nhiệt độ được giữ không đổi. Thường là đồ tị của hàm số p=f(V) ứng với các nhiệt độ khác nhau. Hình 56 vẽ đường đẳng nhiệt của : a) Khí lí tưởng. b) Khí thực (đường đẳng nhiệt Van đe Van). Hình | ||||
|
![]() | Đường đẳng tích | |||
---|---|---|---|---|
Đường biểu diễn quá trình biến đổi của một lượng khí khi thể tích được lưu giữ không đổi. | ||||
|
![]() | đường đoạn nhiệt | |||
---|---|---|---|---|
đường biễu diễn quá trình biến đổi của một lượng khí khi nó không trao đổi nhiệt với môi trường ngoài phương trình của quá trình đoạn nhiệt là p=const trong đó p và V là áp suất và thể tích, là tỉ số giữa các nhiệt dung riêng đẳng áp và đẳng tích (. Trong hệ toạ độ p, V đường đoạn nhiệt là một đường cắt các đường đẳng nhiệt | ||||
|