Tác dụng hút lẫn nhau giữa các khối lượng. Hiện tượng hấp dẫn là chung cho mọi vật nhưng chỉ đáng kể khi ít nhất một vật có khối lượng lớn. Lý thuyết cổ điển về háp dẫn dựa trên định luật vạn vật hấp dẫn của Niu tơn, phát biểu năm 1687.
I. henry, nhà vật lý học Mỹ (1797 – 1878) phát hiện sự tự cảm.
II. Đơn vị độ tự cảm (hay hệ số tự cảm), độ hỗ cảm (hay hệ số hỗ cảm), bằng độ tự cảm của một mạch kín khi dòng điện 1 ampe chạy qua thì sinh ra trong chân không từ thông 1 vêbe qua mạch ấy. Ký hiệu H. Ước: milihenry 1 mH = 10-3H
Hệ không tương tác với môi trường xung quanh, không chỉ trao đổi vật chất hoặc năng lượng với môi trường xung quanh. Đây chỉ là một sự lý tưởng hóa. Hệ được xem là cô lập khi tương tác của hệ với môi trường xung quanh là không đáng kể.
Nguyên tố hóa học thứ hai trong bảng tuần hoàn mendeleep, ký hiệu He, có nguyên tử lượn A bằng 4,003. Đồng vị chính là có hạt nhân gội là hạt an pha. Là chất khí trơ có nhiệt độ sôi thấp, hê li được sử dụng trong công nghiệp và kỹ thuật nhiệt độ thấp.
Tập hợp các đơn vị đo lường được xây dựng theo những nguyên tác nhất định. Hệ đơn vị gồm có một số đơn vị cơ bản ứng với các đại lượng cơ bản được lựa chọn một cách tùy ý (về nguyên tắc, nhưng thực tế phải khéo lựa chọn để việc sử dụng hệ được thuận lợi). Hệ đơn vị SI là hệ có tính chất quốc tế từ 1960 và là cơ sở của bảng đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta (1964) lấy mét, ki lo gram, giây, ampe làm đơn vị cơ bản. Các đơn vị của các đại lượng khác, gọi là đơn vị dẫn xuất, được suy ra từ các đơn vị cơ bản ra bằng công thức vật lý liên hệ các đại lượng là ampe giây, được đặt tên riêng là Culông.