Currently sorted Bởi lần cập nhật gần đây nhất (Tăng dần ) Thứ tự sắp xếp : Bởi lần cập nhật gần đây nhất

![]() | Hỗ cảm | |||
---|---|---|---|---|
hiện tượng cảm ứng điện tương hỗ. Nếu C1, C2 là hai mạch điện kín ở gần nhau thì trong cuộn C1 có dòng điện biến thiên i1, trong cuộn C2 sẽ có suất điện động e2 = - Mdi1/dt. Ngược lại dòng điện biến thiên i2 trong C2 sẽ làm xuất hiện trong trong C1 suất điện động e1 = - Mdi2/dt. Hệ số chung cho hai cuộn gọi là hệ số cảm và cũng đo bằng henry như hệ số cảm. M phụ thuộc hình dạng, kích thước, và vị trí tương đối của hai cuộn. | ||||
|
![]() | Họa âm | |||
---|---|---|---|---|
Âm có tần số f bằng một bội số nguyên của tần số âm cơ bản f0. Họa âm thứ hai có f = 2f0 còn gọi là bát độ (octa) của f0; họa âm thứ ba có f = 3f0… | ||||
|
![]() | Hóa lỏng khí | |||
---|---|---|---|---|
Sự biến đổi của một chất từ trạng thái khí sang trạng thái lỏng. các phương pháp hóa lỏng khí thường dùng trong công nghiệp là: hạ nhiệt độ, giãn đoạn nhiệt hoặc nén đoạn nhiệt (ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tới hạn). | ||||
|
![]() | Hóa hơi | |||
---|---|---|---|---|
Sự biến đổi của một chất từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí. Hóa hơi bao gồm bay hơi và sôi. Chất lỏng lạnh đi khi bay hơi. Nếu muốn cho nhiệt độ của chất lỏng không đổi thì phải truyền nhiệt cho nó. Nhiệt lượng cần cung cấp cho một đơn vị khối lượng chất lỏng để nó hóa hơi ở nhiệt độ sôi gọi là nhiệt hóa hơi của chất lỏng. | ||||
|
![]() | Hình bình hành lực | |||
---|---|---|---|---|
hình bình hành biểu diễn quy tắc cộng hai lực (hoặc hai vectơ) . Từ một điểm O, ta vẽ các vectơ bằng các vectơ . Đường chéo của hình bình hành có hai cạnh là OA1 và OA2 là vectơ biểu diễn tổng vectơ của hai lực (H.65)
chỉ là lực tương đương với khi hai lực này đồng quy và ta lấy giao điểm làm điểm O. | ||||
|
![]() | Hiệu ứng quang điện | |||
---|---|---|---|---|
hiện tượng ánh sáng chiếu vào kim loại làm bật ra các electrôn gọi là quang electrôn. Stôlêtôp (Stoletov, nhà vật lí Nga, 1839 – 1896) đã nêu các định luật của hiệu ứng này: 1 - Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi bước sóng ánh sáng rọi vào bé hơn một giới hạn gọi là giới hạn (ngưỡng) quang điện, hay giới hạn đỏ, ứng với mỗi kim loại. 2- Với ánh sáng thích hợp thì dòng quang điện bão hòa tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng. 3 – Vận tốc ban đầu các quang electrôn không phụ thuộc vào cường độ ánh sáng mà phụ thuộc vào tần số của ánh sáng rọi vào và bản chất kim loại. Các định luật này chỉ giải thích được nếu ánh sáng là dòng các hạt phôtôn có năng lượng hf, f là tần số ánh sáng, h là hằng số Plăng. Nếu hf lớn hơn công A cần thiết để bứt electrôn ra khỏi kim loại (gọi là công thoát electrôn của kim loại ấy) thì hiện tượng quang điện mới có thể xẩy ra. Phần năng lượng thừa hf – A biến thành động năng mv2/2 của quang electrôn. Vậy (Công thức Anhxtanh). Bước sóng giới hạn | ||||
|
![]() | Hiệu ứng Jun – Tômxơn | |||
---|---|---|---|---|
Nếu chất khí lí tưởng giãn đoạn nhiệt vào chân không thì nhiệt độ của nó không đổi. Nhưng với khí thực thì tuy nội năng không đổi, sự giãn nở làm biến đổi thế năng tương tác giữa các phân tử, do đó động năng biến đổi nghĩa là nhiệt độ của khí thay đổi, đó là hiệu ứng Jun – Tômxơn. | ||||
|
![]() | Hiệu ứng Đốple(Doppler) | |||
---|---|---|---|---|
(Doppler, nhà vật lý Áo, 1803 – 1853). Sự thay đổi tần số biểu kiến của sóng phát đi từ một nguồn do chuyển động tương đối của nguồn và máy thu. Khi nguồn và máy thu chuyển động lại gần nhau thì máy thu ghi được tần số cao hơn, chuyển động ra xa nhau thì máy thu ghi được tần số thấp hơn. Biến thiên tương đối của tần số f là:
hình Trong đó v là vận tốc tương đối của máy thu M so với nguồn N (H.63), là góc giữa v và MN, c là vận tốc đang truyền của các sóng đang xét. Nếu là sóng âm chẳng hạn thì trường hợp a trong hình 63, tai M nghe được âm do nguồn N phát ra với tần số thấp hơn; trường hợp b, tai nghe được âm cao hơn. Hiệu ứng Đôple tương đối tính. Công thức trên đây được áp dụng cho các sóng khi v < < c (vận tốc ánh sáng). Với v lớn, ta phải dùng công thức Đôple của thuyết tương đối, phức tạp hơn. Một đặc điểm của công thức này là cho ngay cả khi | ||||
|
![]() | Hiệu ứng Cômtơn | |||
---|---|---|---|---|
(Comptom, nhà vật lý Mỹ, 1892 – 1962). Hiện tượng ánh sáng thay đổi bước sóng khi tán xạ lên electron tự do (hoặc liên kết yếu). Nếu l và l’ là các bước sóng trước và sau tán xạ, q là góc tán xạ (góc giữa tia tới và tia tán xạ) thì độ tăng bước sóng được xác định bằng công thức Cômtơn. trong đó h là hằng số Plăng), m la khối lượng electron c là vận tốc ánh sáng. gọi là bước sóng Cômtơn của electron. Hiệu ứng Cômtơn chỉ có thể giải thích được nếu coi ánh sáng là các hạt photôn, khi va chạm vào electron thì truyền cho electron một phần năng lượng và động lượng | ||||
|