Sự tạo thành hơi từ mặt thoáng của chất lỏng, xảy ra ở
nhiệt độ bất kỳ dưới nhiệt độ sôi. Nếu chất lỏng đựng trong bình kín thì nó bay
hơi cho đến khi áp suất hơi bằng một giá trị xác định cho từng nhiệt độ, gọi là
áp suất hơi bão hòa.
Nếu một vật rắn có
khối lượng m và mômen quán tính I đối với một trục nào đó thì bán kính quán
tính của vật đối với trụcấy là khoảng
cách l từ trục đến một chất điểm có cùng khối lượng m và mômen quán tính I: I =
m.l2.
Bánh xe có khối lượng lớn lắp vào trục động cơ (tĩnh tại) để
điều hòa chuyển động quay của trục động cơ. Vì có quán tính lớn, vận tốc của
bánh đà thay đổi chậm, nó thu được động năng trong kỳ phát động và cung cấp
động năng trong các kỳ thụ động của động cơ, làm cho động cơ chạy đều. Động cơ
lắp trên các xe không cần có bánh đà vì bản thân xe đó có khối lượng lớn, đủ để
điều hòa chuyển động.
Véctơ gốc là gốc tọa độ O và ngọn là điểm đang xét M gọi là
bán kính vectơ của điểm M. Các hình chiếu của bán kính vectơ xuống ba trục tọa
độ là các tọa độ của điểm M.
Bản có độ dày rất nhỏ, cỡ bước sóng
ánh sáng. Các tia sáng phản xạ lên hai mặt của bản giao thoa với nhau, điều này
giải thích hiện tượng các màng xà phòng, các lớp dầu hỏa trên mặt nước… có màu
sắc cầu vồng.
Bán kính chính khúc R ở một điểm M của một đường cong là
bán kính của vòng tròn mật tiếp với
đường cong ở điểm ấy. Vòng tròn mật tiếp là giới hạn của vòng tròn đi qua 3
điểm N, M, P khi N và P tiến tới M (H. 7).
Nếu
đường cong là một vòng tròn thì ở mọi điểm, bán kính của nó chính là bán kính
chính khúc. Ở đoạn đường thẳng hoặc ở điểm uốn của đường cong, bán kính chính
khúc vô cùng lớn.
Bản trong suốt có hai mặt là mặt phẳng song song, cách nhau
một khoảng d, làm bằng chất có chiết suất khác với chiết suất của môi trường
trong đó ta đặt bản (H. 6). Nếu n là chiết suất tỉ đối của bản đối với môi
trường thì ảnh A’ của điểm A qua bản bị dịch chuyển một đoạn , gần bản hơn nếu n > 1.