Currently sorted Bởi ngày tạo (Tăng dần ) Thứ tự sắp xếp : Bởi lần cập nhật gần đây nhất | Bởi ngày tạo

![]() | lít | |||
---|---|---|---|---|
Đơn vị dung tích bằng 1 dm3, ký hiệu l. Ước: mililit (ml) = 10-3 l = 1cm3 | ||||
|
![]() | Ampe.giờ | |||
---|---|---|---|---|
Đơn vị điện lượng, có trị số bằng điện lượng mà dòng điện 1ampe tải qua tiết diện ngang của dây dẫn trong 1 giờ.
Kí hiệu: Ah. 1 (Ah) = 3600 (C). | ||||
|
![]() | acquy kiềm | |||
---|---|---|---|---|
Acquy kiềm còn gọi là acquy sắt - niken, có cực dương làm bằng thép mạ niken nhồi niken hiđrôxit Ni(OH)3, cực âm làm bằng sắt xốp. Chất điện phân là dung dịch kiềm (KOH hay NaOH). Suất điện động của acquy là 1,3V. So với acquy axit cùng dung lượng thì acquy kiềm nhẹ hơn, ít phải bảo quản hơn. Còn có loại acquy kiềm gọi là acquy cadimi - niken bì cực âm có nhồi thêm cadimi (nguyên tố hóa học thứ 48, kí hiệu Cd). Một loại khác là acquy bạc - kẽm cực dương bằng bạc, cực âm bằng kẽm ôxit. Acquy kín là acquy kiềm rất nhỏ, đóng kín (dùng ngay cực làm vỏ bọc) dùng thay cho pin trong các đèn pin, dụng cụ điện tử. | ||||
|
![]() | Giao thoa ánh sáng | |||
---|---|---|---|---|
Hiện tượng giao thoa của hai chùm sáng. Để thỏa mãn điều kiện nguồn kết hợp, thực tế ánh sáng phát đi từ cùng một nguồn, rồi khi gặp những thiết bị như màn chắn có hai khe (khe I âng), gương Frexnen, bản mỏng… thì tách thành hai chùm. Hai chùm này nếu gặp lại nhau ở một miền không gian nào đó theo một góc không lớn lắm thì ở miền ấy có những vân giao thoa. Dùng nguồn sáng điện, khe hẹp thì thu được những hệ vân không định xứ, nghĩa là trông thấy được khi đặt màn tại bất kì điểm nào trong trường giao thoa. Dùng nguồn sáng rộng thì chỉ có thể tạo được vân định xứ, quan sát được nếu đặt màn ở vị trí nhất định. Ví dụ: hai bản mặt song song cho ta vân định xứ ở vô cực (vân đồng độ nghiêng); bản mỏng cho vân định xứ trên mặt bản (X.t. vân) Hiện tượng giao thoa có nhiều ứng dụng. chẳng hạn được sử dụng trong giao thoa kế để đo chính xác các bước sóng, chiết suất… | ||||
|
![]() | Giây | |||
---|---|---|---|---|
1. Đơn vị đo thời gian của hệ SI và Bảng đơn vị hợp pháp, kí hiệu s. trước đâyđược định nghĩa căn cứ vào ngày Mặt Trời trung bình. Từ 1967 được định nghĩa căn cứ vào một bức xạ nhất định của nguyên tử xêsi 133Cs . 2. Đơn vị đo góc phẳng và cung, kí hiệu ”, bằng 1/60 phút (’) hoặc 1/13600 độ. | ||||
|
![]() | Gia tốc trọng trường, gia tốc rơi tự do | |||
---|---|---|---|---|
Nếu bỏ qua sức cản của không khí từ một điểm trên Trái đất mọi vật dù nặng nhẹ khác nhau đều rơi cùng một gia tốc, gọi là gia tốc rơi tự do hoặc gia tốc trọng trường ở điểm ấy. Gia tốc trọng trường g phụ thuộc vào độ cao và vĩ độ của điểm đang xét, giá trị gần đúng là: g = 9,8m/s2. Ở địa cực: g = 9,832m/s2. Ở xích đạo g = 9,780m/s2. Ở Hà Nội g = 9,787m/s2 . Ở thành phố Hồ Chí Minh g = 9,782m/s2 | ||||
|
![]() | Quang học | |||
---|---|---|---|---|
Hiện tượng đặc trưng cho quá trình sống. Đó là sự tổng hợp các dao động của hai nguồn thể hiện trong một khoảng không gian xác định (gọi là trường giao thoa) thành những điểm có dao động cực đại (gọi là cự đại giao thoa), và những điểm có dao động cực tiểu, có thể bằng không (cực tiểu giao thoa). Quỹ tích cực đại và cực tiểu giao thoa này gọi là vân giao thoa. Có vân cực đại và vân cực tiểu, xen kẽ nhau. Điều kiện để có giao thoa là hai nguồn dao động phải là kết hợp, nghĩa là có cùng tần số, có độ lệch pha và tỉ số các biên độ dao động không đổi. Điều kiện để có cực đại của dao động là hai sóng gặp nhau có cùng pha, hoặc hiệu số hai đường đi bằng một số nguyên lần bước sóng l. Điều kiện để có cực tiểu của dao động là hai sống gặp nhau, hoặc hiệu số đường đi bằng một số lẻ lần l/2 (l là bước sóng). | ||||
|
![]() | Ghép nguồn điện | |||
---|---|---|---|---|
Nếu tất cả các pin (hay acquy) được ghép đều có suất điện động e. đ.đ.E. E = ne ; điện trở trong R = nr, n là số pin. Khi ghép song song các nguồn giồng nhau thì E = e ; | ||||
|
![]() | Ghép tụ điện | |||
---|---|---|---|---|
Nếu ghép nối tiếp, cả bộ có điện dung C, thì nghịch đảo của C bằng tổng cách nghịch đảo của mỗi điện cảm ứng. Bộ này chịu được hiệu thế bằng tổng các hiệu điện thế làm việc của các tụ Nếu ghép song song, cả bộ điện có điện dung C = C1 + C2 + …Cn nhưng h.đ.t làm việc của bộ chỉ bằng h. đ. t nhỏ nhất. | ||||
|