Dụng cụ để đo áp suất chất lỏng và khí. Có nhiều loại áp
kế. Trong áp kế cột chất lỏng(H. 3),
áp suất phải đo được xác định bằng trọng lượng của một cột chất lỏng có đáy
bằng một đơn vị diện tích và chiều cao bằng độ chênh lệch mực chất lỏng trong
hai nhánh của ống thủy tinh.
Áp kế hộp gồm có một hộp kim loại kín đã rút hết không khí. Mặt hộp M
mỏng và có gợn để dễ biến dạng (H. 4); nó được giữ bằng lò xo L. Độ biến dạng
của mặt tỉ lệ với độ thay đổi áp suất ở ngoài hộp, là áp suất cần đo.
Hình
4
Áp kế dùng để đo áp
suất khí quyển gọi là khí áp kế.
Áp suất do khối chất lỏng (hay khí) đứng yên tác dụng vào
mỗi diện tích nguyên tố trong chất ấy, hoặc lên thành bình chứa. Áp suất tĩnh ở
một điểm chỉ phụ thuộc vị trí của điểm ấy chứ không phụ thuộc phương của diện
tích nguyên tố bao quanh điểm. Nó bằng trọng lượng của cột chất lỏng (khí) có
chiều cao bằng khoảng cách thẳng đứng từ điểm ấy đến mặt thoáng và có tiết diện
bằng một đơn vị điện tích. Nếu chất lỏng (khí) chuyển động thì có cả áp suất
tĩnh và áp suất động, trường hợp này
áp suất tĩnh là áp suất trên diện tích nguyên tố nằm song song với vận tốc chất
lỏng.
Đơn vị áp suất bằng
101325 Pa, ký hiệu atm. Nó cũng bằng áp suất gây ra bởi một cột thủy ngân cao
760 mm trong những điều kiện xác định. Atmôtphe tiêu chuẩn lớn hơn atmôtphe kỹ
thuật một chút. X. t. Áp suất khí quyển.
Sự tạo thành hơi từ mặt thoáng của chất lỏng, xảy ra ở
nhiệt độ bất kỳ dưới nhiệt độ sôi. Nếu chất lỏng đựng trong bình kín thì nó bay
hơi cho đến khi áp suất hơi bằng một giá trị xác định cho từng nhiệt độ, gọi là
áp suất hơi bão hòa.
Bình có vỏ cách nhiệt để làm giảm tối đa sự trao đổi nhiệt
giữa chất đựng trong bình và môi trường ngoài. Nhờ vậy mà có thể giữ nước sôi
nóng lâu (phích nước nóng) hoặc giữ nước đá lâu tan (phích nước đá). Vỏ bình có
hai thành bằng thủy tinh dẫn nhiệt
kém, nếu mạ bạc thì bức xạ rất ít.
Đối lưu cũng không xảy ra trong chân không. Nhờ vậy mà sự truyền nhiệt rất hạn
chế.