( Torricelli, nhà vật lý học người Italia, 1608 – 1647) Công thức cho vận tốc v của dòng chất chảy lỏng qua một lỗ nhỏ của thành bình: ; h là khoảng cách từ lỗ đến mặt thoáng của chất lỏng.
Đại lượng vec tơ đặc trưng cho sự biến thiên của vec tơ vận tốc theo thời gian.
Gia tốc của một chất điểm được xác định bằng định luật thứ hai của Niu tơn . F tức là lực tác dụng lên chất điểm. Trong trường hợp tổng quát, có thể phân tích gia tốc thành hai thành phần : gia tốc tiếp tuyến có trị số và gia tốc pháp tuyến có trị số , v là trị số của vận tốc và R là bán kính chính khúc ở điểm đang xét (H. 58). nằm trên pháp tuyến và hướng về phía lõm của đường cong.
Trường hợp đang chuyển động thẳng thì . Trường hợp chuyển động tròn đều thì , gia tốc trùng với gia tốc pháp tuyến và chính là gia tốc hướng tâm
Trong hệ SI và bảng đơn vị hợp pháp, đơn vị gia tốc là met trên giây bình phương (m/s2)
Đại lượng vec tơ đặc trưng cho sự biến thiên của vận tốc của vật rắn quay quang một trục, có gía trị . Gia tốc góc được xác định định bằng phương trình cơ bản của vật quay M là mo men lực tác dụng lên vật, I là mô men quán tính của vật đối với trục quay.
Trong hệ SI và bảng đơn vị hợp pháp, đơn vị gia tốc là radian trên giây bình phương(rad/s2)
Nếu bỏ qua sức cản của không khí từ một điểm trên Trái đất mọi vật dù nặng nhẹ khác nhau đều rơi cùng một gia tốc, gọi là gia tốc rơi tự do hoặc gia tốc trọng trường ở điểm ấy. Gia tốc trọng trường g phụ thuộc vào độ cao và vĩ độ của điểm đang xét, giá trị gần đúng là:
g = 9,8m/s2. Ở địa cực: g = 9,832m/s2. Ở xích đạo g = 9,780m/s2. Ở Hà Nội g = 9,787m/s2 . Ở thành phố Hồ Chí Minh g = 9,782m/s2
Hệ thống thiên thể bao gồm Mặt trời và các hành tinh, trong đó Mặt trời ở trung tâm, các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt trời. Hệ nhật tâm do Côpecnic nêu ra năm 1543 để bác bỏ quan điểm của Nhà thờ lấy Trái đất làm trung tâm vũ trụ.
hình bình hành biểu diễn quy tắc cộng hai lực (hoặc hai vectơ) . Từ một điểm O, ta vẽ các vectơ bằng các vectơ . Đường chéo của hình bình hành có hai cạnh là OA1 và OA2 là vectơ biểu diễn tổng vectơ của hai lực (H.65)
chỉ là lực tương đương với khi hai lực này đồng quy và ta lấy giao điểm làm điểm O.