1. Sự xuất hiện dòng điện trong một mạch kín gồm 2 kim loại khác nhau, khi nhiệt độ hai mối hàn khác nhau. Hiện tượng này do Zibec (Seebeck, nhà vật lý Đức, 1770 – 1931) phát hiện ra, nên còn gọi là hiệu ứng Zibec. Mạch điện nói trên gọi là cặp nhiệt điện, và được sử dụng là nguồn nhiệt điện hoặc để đo nhiệt độ.
2. Hiệu ứng Penchie (Peltier) cũng được coi là hiện tượng điện. X. Hiệu ứng Penchie.
Hiệu điện thếgiữa hai điểm A và B của một trường tỉnh điện là đại lượng đặc trưng cho sự khác nhau về điện giữa hai điểm ấy, và đo bằng công của lực điện làm dịch chuyển một đơn vị điện tích dương từ A đến B, gọi tắt là thế hiệu. Trong kỹ thuật điện, thường dùng từ điện áp thay cho hiệu điện thế. Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn (V).
Hiệu điện thế xuất hiện ở lớp tiếp xúc giữa hai kim loại khác nhau hoặc giữa hai dây bán dẫn khác loại. H. đ. T này là nguyên nhân của suất điện động trong hiện tượng nhiệt điện.
Phân tử hoặc nguyên tử trung hòavề điện. Iôn có thêm electron mang điện âm và gọi là aniôn (ion âm) (chuyển về aniôn khi điện phân). Iônthiếu electron mang điện dương và gọi là catiôn (chuyển về catốt) (ion dương)
Biến nguyên tử (hay phân tử) thành ion bằng cách tách electron ra khỏi nguyên tử, hay gắn thêm vào. Năng lượng cần tốn để tách electron ra khỏi nguyên tử gọi là năng lượng ion hóa