A | Ă | Â | B | C | D | Đ | E | Ê | F | G | H | I | J | K
L | M | N | O | Ô | Ơ | P | Q | R | S | T | U | Ư | V
W | X | Y | Z | Tất cả
Currently sorted Họ (Tăng dần ) Sắp xếp theo: Họ

![]() | cảm ứng tĩnh điện | |||
---|---|---|---|---|
C.n. Nhiễm điện do hưởng ứng. | ||||
|
![]() | cảm ứng từ dư | |||
---|---|---|---|---|
Xem Chất sắt từ. | ||||
|
![]() | cảm ứng điện từ | |||
---|---|---|---|---|
Sự xuất hiện suất điện động (gọi là suất điện động cảm ứng) trong một dây dẫn chuyển động trong từ trường không đổi, hoặc một mạch đứng yên trong từ trường biến thiên. Trường hợp thứ nhất có thể giải thích bằng lực Lorenxơ; trong trường hợp sau, từ trường biến thiên làm xuất hiện điện trường xoáy, là nguồn gốc của suất điện động cảm ứng. Trong cả hai trường hợp suất điện động cảm ứng E đo bằng vôn. Dấu trừ thể hiện quy tắc Lenxơ. | ||||
|
![]() | cảm ứng điện từ. | |||
---|---|---|---|---|
Sự xuất hiện suất điện động (gọi là suất điện động cảm ứng) trong một giây dẫn chuyển động trong từ trường không đổi, hoặc một mạch đứng yên trong từ trường biến thiên. Trường hợp thứ nhất có thể giải thích bằng lực Lorenxơ; trong trường hợp sau, từ trường biến thiên làm xuất hiện điện trường xoáy, là nguồn gốc của suất điện động cảm ứng. Trong cả hai trường hợp suất điện động cảm ứng E đo bằng vôn. Dấu trừ thể hiện quy tắc Lenxơ. | ||||
|
![]() | cân | |||
---|---|---|---|---|
Dụng cụ dùng để đo khối lượng của các vật. Có nhiều loại cân: Cân Rôbecvan và cân tiểu ly có hai cánh tay đòn bằng nhau; cân đòn, cân bàn, cân tự động có hai cánh tay đòn khác nhau. Hình 20 vẽ sơ đồ của cân tự động: đối trọng m có cánh tay đòn OH biến đổi nên có thể cân bằng được các khối lượng M khác nhau, kim K trỏ giá trị của M. Cân lò xo thực ra là lực kế, đo trọng lượng của vật chứ không đo được khối lượng. Nhưng vì trọng lượng tỷ lệ với khối lượng, hệ số tỉ lệ biến đổi ít nên có thể chia độ cân lò xo theo khối lượng để dùng trong sinh hoạt. Hình 20 | ||||
|
![]() | cân bằng cơ học | |||
---|---|---|---|---|
Trạng thái của một hệ cơ học trong đó tất cả các điểm của hệ đứng yên đối với một hệ quy chiếu xác định. Nếu hệ quy chiếu là quán tính thì cân bằng gọi là cân bằng tuyệt đối. Điều kiện cân bằng đủ để một vật rắn đạt cân bằng tuyệt đối là: 1. Tổng vectơ ngoại lực đặt vào vật bằng không hoặc, Nếu chiếu các lực xuống ba trục tọa độ: (1) 2. Tổng mômen các lực ấy đối với ba trục bằng không: (2) Nếu vật rắn có trục quay cố định rất vững chãi thì các điều kiện (1) nghiễm nhiên được thỏa mãn. Lấy trục x trùng với trục quay, ta chỉ còn một điều kiện:
Dĩ nhiên ban đầu vật phải đứng yên, nếu không thì nó sẽ quay đều mãi mãi (quán tính quay). Việc nghiên cứu cân bằng của hệ quy chiếu không quán tính giống như nghiên cứu cân bằng tuyệt đối với điều kiện xét thêm các lực quán tính. Cân bằng của vật gọi là cân bằng bền nếu khi đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng thì nó tự trở về vị trí cân bằng (H. 21a). Nếu một độ lệch rất nhỏ cũng làm nó tiếp tục ra xa vị trí cân bằng thì cân bằng này gọi là không bền (H. 21b). Nếu ở các vị trí lân cận vật vẫn có cân bằng thì ta có cân bằng phiếm định (H. 21c). Nói chung vật có cân bằng bền, hoặc không bền, hoặc phiếm định tùy theo thế năng của nó là cực tiểu hay cực đại, hay không đổi. Trường hợp đơn giản vẽ trong hình 21, các cân bằng này ứng với vị trí của khối tâm: a. thấp nhất, b. cao nhất, c. không đổi. Hình 21 | ||||
|
![]() | cân bằng nhiệt, cân bằng nhiệt động | |||
---|---|---|---|---|
Trạng thái cân bằng nhiệt của hệ là trạng thái trong đó mọi phần của hệ có cùng một nhiệt độ không đổi theo thời gian. Một số thông số trạng thái khác cũng có cùng một giá trị ở mọi phần và không đổi theo thời gian (giả thiết không có tác dụng từ ngoại hệ). Ví dụ áp suất, mật độ của chất khí ở trạng thái cân bằng nhiệt. Trong lòng hệ các quá trình vi mô xảy ra nhưng không dẫn đến các biến đổi vĩ mô. | ||||
|
![]() | cận thị | |||
---|---|---|---|---|
Một tật của mắt. Mắt cận thị có tiêu điểm F ở đằng trước võng mạc V, do độ tụ của thủy tinh thể quá lớn. Mắt cận thị không nhìn rõ các vật ở xa. Muốn sửa tật cận thị, phải đeo kính phân kỳ K (H. 22). Hình 22 | ||||
|
![]() | cân thủy tĩnh (phương pháp) | |||
---|---|---|---|---|
Phương pháp đo khối lượng riêng của các chất rắn và lỏng, dựa vào lực đẩy Acsimet để tính thể tích | ||||
|