A | Ă | Â | B | C | D | Đ | E | Ê | F | G | H | I | J | K
L | M | N | O | Ô | Ơ | P | Q | R | S | T | U | Ư | V
W | X | Y | Z | Tất cả
Currently sorted Họ (Tăng dần ) Sắp xếp theo: Họ

![]() | acquy | |||
---|---|---|---|---|
Acquy là nguồn điện hoạt động dựa trên phản ứng hóa học thuận nghịch, tích trữ năng lượng dưới dạng hóa năng (lúc nạp), rồi cung cấp năng lượng ấy dưới dạng điện năng (lúc phóng điện). Có nhiều loại acquy khác nhau, phổ biến nhất là acquy axit, acquy kiềm, acquy kín. Mỗi loại sau khi nạp điện có một suất điện động nhất định, ví dụ như đối với acquy axit là 2,1V. Dung lượng của acquy là điện lượng mà nó phát ra sau khi nạp đến lúc suất điện động giảm đến mức thấp nhất cho phép. Dung lượng được tính ampe giờ, 1 ampe giờ (Ah) = 3600 Culông (C). | ||||
|
![]() | acquy axit | |||
---|---|---|---|---|
Acquy axit còn gọi là acquy chì, gồm những bản chì có lỗ nhúng trong dung dịch axit sunfuric. Những lỗ của cực dương được nhồi đầy chất Pb3O4, những lỗ cực âm được nhồi chất PbO. Khi nạp điện, PbO bị khử mất oxi thành chì Pb, còn cực dương xuất hiện chì ôxit PbO2. Khi phóng điện thì có các phản ứng hóa học ngược lại, và suất điện động giảm dần xuống 1,8V. Lúc đó, cần mang đi nạp điện, nến tiếp tục để cho acquy phóng điện thì sẽ làm hỏng acquy. Nếu biết cách bảo quản, sử dụng thì số lần nạp - phóng có thể tới vài trăm lần. | ||||
|
![]() | acquy kiềm | |||
---|---|---|---|---|
Acquy kiềm còn gọi là acquy sắt - niken, có cực dương làm bằng thép mạ niken nhồi niken hiđrôxit Ni(OH)3, cực âm làm bằng sắt xốp. Chất điện phân là dung dịch kiềm (KOH hay NaOH). Suất điện động của acquy là 1,3V. So với acquy axit cùng dung lượng thì acquy kiềm nhẹ hơn, ít phải bảo quản hơn. Còn có loại acquy kiềm gọi là acquy cadimi - niken bì cực âm có nhồi thêm cadimi (nguyên tố hóa học thứ 48, kí hiệu Cd). Một loại khác là acquy bạc - kẽm cực dương bằng bạc, cực âm bằng kẽm ôxit. Acquy kín là acquy kiềm rất nhỏ, đóng kín (dùng ngay cực làm vỏ bọc) dùng thay cho pin trong các đèn pin, dụng cụ điện tử. | ||||
|
![]() | âm (âm thanh) | |||
---|---|---|---|---|
Âm mà tai ta nghe được là những sóng đàn hồi lan truyền trong các môi trường vật chất, có tần số từ 16 hec đến 20 kilôhec. Âm không truyền được trong chân không. Tai người cũng không nghe được các hạ âm có tần số nhỏ hơn 16 hec, và các siêu âm có tần số lớn hơn 20 kilôhec. Tạp âm, như tiếng ồn, tiếng nổ… không có tần số xác định. Nhạc âm, như tiếng hát, tiếng nhạc cụ… có tần số xác định. Độ cao của âm là đặc trưng của âm do tần số quyết định. Những âm cao có tần số lớn; những âm trầm có tần số nhỏ. Âm nghe càng to nếu áp suất âm càng lớn, độ to của âm còn gọi là âm lượng. Hai âm có cùng độ cao và độ to, nếu do hai nhạc cụ khác nhau phát ra, thì tai nghe thấy khác nhau, ta nói rằng hai âm ấy có âm sắc khác nhau. Đó là vì tuy có cùng một tần số, tức là cùng chu kỳ, nhưng trong mỗi chu kỳ quy luật lao động của hai âm khác nhau. | ||||
|
![]() | âm bản | |||
---|---|---|---|---|
Ảnh của một vật thu vào phim hoặc kính ảnh trong đó những chỗ trắng trên vật thành ra đen và ngược lại. Ở âm bản của phim màu, các màu là màu phụ của màu trên vật (đỏ thành lục, và ngược lại, vàng thành lam, và ngược lại,…). | ||||
|
![]() | ẩm kế | |||
---|---|---|---|---|
Dụng cụ dùng để xác định độ ẩm của không khí. Có nhiều loại ẩm kế khác nhau. Ẩm kế tóc dựa vào tính chất của sợi tóc, dài ra khi độ ẩm tăng và co lại khi độ ẩm giảm. Ẩm kế Ôguyxtơ hay ẩm kế bay hơi gồm có hai nhiệt kế giống nhau. Bầu của một nhiệt kế bọc vải nhúng trong chén nước. Nước bị vải hút lên, bay hơi, làm cho nhiệt độ của nó thấp xuống. Căn cứ vào độ chênh lệch nhiệt độ giữa hai nhiệt kế, có thể suy ra độ ẩm tương đối của không khí. | ||||
|
![]() | âm tần | |||
---|---|---|---|---|
Tần số từ 16 hec đến 20 kilôhec, là tần số của các âm mà tai người nghe được. | ||||
|
![]() | âm thoa | |||
---|---|---|---|---|
Dụng cụ dùng để phát một âm có tần số (độ cao) chuẩn. Thường là một thanh thép đặc biệt uốn thành hình chữ U, gắn vào một cán đỡ. | ||||
|
![]() | Ampe kế | |||
---|---|---|---|---|
Dụng cụ mắc nối tiếp trong mạch điện để đo cường độ dòng điện trong mạch đó. Ampe kế là một điện kế có mắc sơn. Tùy theo loại điện kế mà ampe kế thuộc các loại khác nhau: ampe kế từ điện (có khung quay) chỉ đo được dòng điện một chiều, ampe kế có sắt quay hay ampe kế nhiệt đo được cả dòng một chiều và dòng xoay chiều, v.v... Ampe kế có điện trở trong thật nhỏ để không ảnh hưởng đến dòng điện phải đo.
Miliampe kế là ampe kế dùng để đo những dòng điện rất nhỏ cỡ miliampe. | ||||
|
![]() | Ampe.giờ | |||
---|---|---|---|---|
Đơn vị điện lượng, có trị số bằng điện lượng mà dòng điện 1ampe tải qua tiết diện ngang của dây dẫn trong 1 giờ.
Kí hiệu: Ah. 1 (Ah) = 3600 (C). | ||||
|
![]() | ăngten | |||
---|---|---|---|---|
Thiết bị gồm một hay nhiều vật dẫn điện, dùng để phát hoặc thu sóng vô tuyến điện. Các vật này thường là những thanh hoặc dây kim loại, có kích thước và được sắp xếp phù hợp với tính chất và nhiệm vụ của máy. Ví dụ ăngten máy thu hình thường có nhiều thanh song song định hướng (gọi là chấn tử) để thu và khuếch đại tín hiệu (H. 5). | ||||
|
![]() | Ảnh | |||
---|---|---|---|---|
Ảnh của một điểm A cho bởi một dụng cụ quang học Q. Quang cụ này biến chùm ánh sáng nón phát ra đi từ A thành một chùm ánh sáng khác, nếu chùm này (gọi là chùm ló) thực sự hội tụ tại một điểm A' thì A' gọi là ảnh thực của A (hình). Nếu chùm ló là phân kỳ, chỉ có các phần kéo dài của tia sáng trong chùm ấy hội tụ tại A' thì A' gọi là ảnh ảo (hinh). Ảnh thực có thể hứng được trên màn, ảnh ảo không hứng đựơc trên màn nhưng nếu đặt mắt đón chùm ló thì trong thấy ảnh (do đó cũng có thể chụp được bằng máy ảnh). | ||||
|
![]() | Ánh sáng | |||
---|---|---|---|---|
Mắt nhìn thấy một vật nếu vật ấy phát ra ánh sáng đập vào mắt. Ánh sáng nhìn thấy này (thực ra ta nhìn thấy vật chứ không nhìn thấy bản thân ánh sáng) là các sóng điện từ có bước sóng từ 0,4µm đến 0,75µm. Ánh sáng theo nghĩa rộng còn bao gồm cả những sóng điện từ mà mắt không nhìn thấy được, như ánh sáng (tia) từ ngoại , ánh sáng (tia) hồng ngoại…Cũng như mọi sóng điện từ ánh sáng lan truyền trong chân không với vận tốc c=300000 km/s. Vấn đề bản chất của ánh sáng được tranh cãi nhiều nhất trong lịch sử Vật lý học(thuyết hạt và thuyết sóng). Trong những điều kiện nhất định không thể coi ánh sáng là sóng, mà lại phải coi nó gồm các hạt (phôtôn). Ta nói rằng ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt. Ánh sáng đơn sắc. Ánh sáng có bước sóng xác định. Gọi như vậy vì màu sắc của ánh sáng phụ thuộc vào bước l (hoặc tần số f = c/l). Màu đỏ, chẳng hạn, ứng với các bước sóng khoảng 0,75mm. Thực ra không thể tạo được ánh sáng tuyệt đối đơn sắc mà chỉ có thể tạo được ánh sáng có bước sóng nằm trong một khoảng nhỏ từ l + Dl đến l - Dl; Dl càng bé thì ánh sáng càng gần với ánh sáng đơn sắc. Ánh sáng trắng. Ánh sáng gây ra cho con mắt cảm giác về màu như ánh sáng mặt trời – là tập hợp của rất nhiều bức xạ trong khoảng bước sóng nhìn thấy, gồm 7 màu quy ước (tím, chàm, lam, lục, vàng, da cam, đỏ). Hỗn hợp hai hoặc ba màu thích hợp cũng gây được cảm giác về ánh sáng trắng. Ánh sáng phân cực. Sóng điện từ được đặc trưng bởi các
vectơ điện trường
| ||||
|
![]() | aniôn | |||
---|---|---|---|---|
Iôn mang điện tích âm. Gọi như vậy vì khi dòng điện đi qua dung dịch điện phân, aniôn đi về phía anốt. Aniôn được ký hiệu bằng ký hiệu hóa học có thêm 1 hoặc 2 dấu trừ tùy theo nó mang 1 hay 2 điện tích nguyên tố. Ví dụ:SO4--là aniôn mang 2 điện tích nguyên tố âm. | ||||
|
![]() | anốt | |||
---|---|---|---|---|
1. Cực dương của nguồn điện. 2. Điện cực của bình điện phân, đèn điện tử hoặc các thiết bị điện khác nối với cực dương của nguồn điện. | ||||
|
![]() | áp kế. | |||
---|---|---|---|---|
Dụng cụ để đo áp suất chất lỏng và khí. Có nhiều loại áp
kế. Trong áp kế cột chất lỏng (H. 3),
áp suất phải đo được xác định bằng trọng lượng của một cột chất lỏng có đáy
bằng một đơn vị diện tích và chiều cao bằng độ chênh lệch mực chất lỏng trong
hai nhánh của ống thủy tinh. Áp kế hộp gồm có một hộp kim loại kín đã rút hết không khí. Mặt hộp M mỏng và có gợn để dễ biến dạng (H. 4); nó được giữ bằng lò xo L. Độ biến dạng của mặt tỉ lệ với độ thay đổi áp suất ở ngoài hộp, là áp suất cần đo. Hình 4Áp kế dùng để đo áp suất khí quyển gọi là khí áp kế. | ||||
|
![]() | áp lực | |||
---|---|---|---|---|
Lực hoặc thành phần của lực tác dụng vuông góc với mặt bị ép. | ||||
|
![]() | áp suất | |||
---|---|---|---|---|
Đại lượng có hướng của áp lực, có độ lớn bằng áp lực trên một đơn vị diện tích. Đơn vị áp suất là paxcan, ký hiệu Pa hoặc N/m2 Người ta còn dùng các đơn vị áp suất khác như: atmôtphe, bar, milimét thủy ngân,… | ||||
|
![]() | áp suất âm | |||
---|---|---|---|---|
Khi truyền trong một môi trường, sóng âm gây ra sự nén và giãn của môi trường, áp suất ở một điểm của môi trường dao động quanh vị trí tĩnh (khi không có âm). Biên độ, hay chính xác hơn, giá trị hiệu dụng của các dao động áp suất này gọi là áp suất âm ở điểm ấy. Cường độ của âm tỉ lệ với bình phương của áp suất âm. | ||||
|
![]() | áp suất ánh sáng | |||
---|---|---|---|---|
Áp suất mà ánh sáng tác dụng lên vật được rọi sáng. Áp suất này rất bé, cỡ mPa, nên mãi đến năm 1899, nhà vật lý học Nga Lêbêđep mới đo được bằng thí nghiệm tinh vi. Mặt phản xạ hoàn toàn ánh sáng chịu áp suất gấp đôi mặt hấp thụ hoàn toàn ánh dáng. Áp suất của ánh sáng mặt trời làm cho sao chổi bao giờ cũng hướng ngược về phía có Mặt Trời. | ||||
|
![]() | áp suất hơi bão hòa. | |||
---|---|---|---|---|
Áp suất của hơi của một chất ở trạng thái cân bằng động với thể lỏng của chất ấy. Áp suất này chỉ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất hóa hơi. | ||||
|
![]() | áp suất khí quyển. | |||
---|---|---|---|---|
Áp suất do khí quyển của Trái Đất tác dụng vào mọi vật đặt trong khí quyển, gọi tắt là khí áp. Vì khí áp ở một điểm được xác định bởi trọng lượng của cột không khí có chiều cao bằng khoảng cách từ điểm ấy tới giới hạn trên của khí quyển, nên khí áp giảm theo độ cao và thường được đo bằng chiều cao của cột thủy ngân trong khí áp kế thủy ngân. Ở mặt biển, khí áp gần bằng 760 mm thủy ngân. Áp suất bằng 760 mm thủy ngân gọi là áp suất tiêu chuẩn. | ||||
|
![]() | áp suất riêng phần | |||
---|---|---|---|---|
Áp suất mà một chất khí trong một hỗn hợp khí tạo ra khi một mình nó chiếm toàn bộ thể tích của hỗn hợp và ở cùng nhiệt độ như hỗn hợp . | ||||
|
![]() | áp suất tĩnh. | |||
---|---|---|---|---|
Áp suất do khối chất lỏng (hay khí) đứng yên tác dụng vào mỗi diện tích nguyên tố trong chất ấy, hoặc lên thành bình chứa. Áp suất tĩnh ở một điểm chỉ phụ thuộc vị trí của điểm ấy chứ không phụ thuộc phương của diện tích nguyên tố bao quanh điểm. Nó bằng trọng lượng của cột chất lỏng (khí) có chiều cao bằng khoảng cách thẳng đứng từ điểm ấy đến mặt thoáng và có tiết diện bằng một đơn vị điện tích. Nếu chất lỏng (khí) chuyển động thì có cả áp suất tĩnh và áp suất động, trường hợp này áp suất tĩnh là áp suất trên diện tích nguyên tố nằm song song với vận tốc chất lỏng. | ||||
|
![]() | áp suất toàn phần | |||
---|---|---|---|---|
Áp suất của một hỗn hợp khí (không tương tác hóa học với nhau). Nó bằng tổng các áp suất riêng phân (Định luật Đantơn). | ||||
|
![]() | áp suất động, áp suất vận tốc | |||
---|---|---|---|---|
Trong áp suất của chất lỏng chuyển động, áp suất động pđ – là phần áp suất mà chất lỏng gây ra do nó có vận tốc v. Nếu r là khối lượng riêng của chất lỏng thì: | ||||
|
![]() | áp điện | |||
---|---|---|---|---|
Sự xuất hiện hiệu điện thế giữa hai mặt đối diện của một vài tinh thể khi làm biến dạng (nén hay căng) tinh thể theo phương vuông góc với các mặt. Ngược lại, nếu đặt một hiệu điện thế vào hai mặt của tinh thể áp điện thì tinh thể bị biến dạng. Điển hình của tinh thể áp điện là thạch anh (tiếng Anh quartz), có tần số dao động (co giãn) rất xác định, nên được dùng trong đồng hồ điện tử. | ||||
|
![]() | atmotphe tiêu chuẩn, atmôtphe vật lý. | |||
---|---|---|---|---|
Đơn vị áp suất bằng 101325 Pa, ký hiệu atm. Nó cũng bằng áp suất gây ra bởi một cột thủy ngân cao 760 mm trong những điều kiện xác định. Atmôtphe tiêu chuẩn lớn hơn atmôtphe kỹ thuật một chút. X. t. Áp suất khí quyển. | ||||
|
![]() | atmôtphe, atmotphe kỹ thuật | |||
---|---|---|---|---|
Đơn vị áp suất của bảng đơn vị hợp pháp, bằng 98100 Pa, ký hiệu at. Có thể gọi 1/10 at là mét cột nước. | ||||
|
![]() | badơ | |||
---|---|---|---|---|
Một cực của tranzito (triôt bán dẫn), còn gọi là cực gốc. | ||||
|
![]() | bản (cực) | |||
---|---|---|---|---|
Hai vật dẫn đặt gần nhau, nhưng cách điện, hợp thành một tụ điện, mỗi vật là một bản cực. Bản cực thường là tấm, lá kim loại mỏng. Các điện cực của acquy có dạng bản mỏng nên cũng gọi là bản cực. | ||||
|
![]() | bán kính Bo. | |||
---|---|---|---|---|
Bán kính quỹ đạo nhỏ nhất của êlectrôn trong nguyên tử hiđrô, tính theo mẫu nguyên tử Bo, bằng 5,292.10-11 m. | ||||
|
![]() | bán kính chính khúc. | |||
---|---|---|---|---|
Bán kính chính khúc R ở một điểm M của một đường cong là bán kính của vòng tròn mật tiếp với đường cong ở điểm ấy. Vòng tròn mật tiếp là giới hạn của vòng tròn đi qua 3 điểm N, M, P khi N và P tiến tới M (H. 7). Nếu đường cong là một vòng tròn thì ở mọi điểm, bán kính của nó chính là bán kính chính khúc. Ở đoạn đường thẳng hoặc ở điểm uốn của đường cong, bán kính chính khúc vô cùng lớn. | ||||
|
![]() | bán kính quán tính, bán kính hồi chuyển | |||
---|---|---|---|---|
Nếu một vật rắn có khối lượng m và mômen quán tính I đối với một trục nào đó thì bán kính quán tính của vật đối với trục ấy là khoảng cách l từ trục đến một chất điểm có cùng khối lượng m và mômen quán tính I: I = m.l2. | ||||
|
![]() | bán kính vectơ | |||
---|---|---|---|---|
Véctơ gốc là gốc tọa độ O và ngọn là điểm đang xét M gọi là bán kính vectơ của điểm M. Các hình chiếu của bán kính vectơ xuống ba trục tọa độ là các tọa độ của điểm M. | ||||
|
![]() | bản mặt song song. | |||
---|---|---|---|---|
Bản trong suốt có hai mặt là mặt phẳng song song, cách nhau một khoảng d, làm bằng chất có chiết suất khác với chiết suất của môi trường trong đó ta đặt bản (H. 6). Nếu n là chiết suất tỉ đối của bản đối với môi trường thì ảnh A’ của điểm A qua bản bị dịch chuyển một đoạn , gần bản hơn nếu n > 1. | ||||
|
![]() | bản mỏng | |||
---|---|---|---|---|
Bản có độ dày rất nhỏ, cỡ bước sóng ánh sáng. Các tia sáng phản xạ lên hai mặt của bản giao thoa với nhau, điều này giải thích hiện tượng các màng xà phòng, các lớp dầu hỏa trên mặt nước… có màu sắc cầu vồng. | ||||
|
![]() | băng kép | |||
---|---|---|---|---|
Gồm có hai băng bằng kim loại khác nhau, có kích thước bằng nhau và hàn với nhau theo suốt chiều dài (H. 8). Khi nhiệt độ tăng, vì có hệ số nở khác nhau nên băng kép cong lại. Sự biến dạng này được ứng dụng để chế tạo máy điều nhiệt, rơle nhiệt… (Bình thường băng kép A tựa vào vít B và có dòng điện chạy, nếu nhiệt độ tăng quá mức đã định thì băng kép cong lên và ngắt mạch, nhiệt độ giảm thì băng kép lại đóng mạch). | ||||
|
![]() | băng từ | |||
---|---|---|---|---|
Băng nhựa có phủ một lớp chất sắt từ, dùng để ghi và phát âm. Qua micrô, âm thanh được biến đổi thành dòng điện âm tần, dòng điện này làm biến đổi từ trường của một nam châm điện (đầu từ). Băng từ đi sát vào rãnh của nam châm sẽ bị từ hóa và như vậy âm được ghi dưới dạng từ. Sự từ hóa này giữ được lâu và chỉ mất nếu bị xóa bởi một từ trường cao tần. Quá trình phát âm có các khâu ngược với ghi âm. Hình 9 là sơ đồ đầu tư ghi âm. Đi ngang qua nam châm 1, băng từ 2 bị từ hóa; các vùng nhiễm từ tự phát (đômen) lúc chưa ghi âm sắp xếp hỗn độn thì sắp xếp lại theo trật tự nhất định thể hiện âm cần ghi. Nguyên tắc ghi âm trên đây cũng được áp dụng để ghi cả âm và hình lên băng từ hình, thường gọi là băng video. Vì có hai dải tần số khác nhau (âm và hình) nên máy video khá phức tạp, có 2 hoặc 4 đầu từ gắn vào một cái tang trống quay. | ||||
|
![]() | bánh đà | |||
---|---|---|---|---|
Bánh xe có khối lượng lớn lắp vào trục động cơ (tĩnh tại) để điều hòa chuyển động quay của trục động cơ. Vì có quán tính lớn, vận tốc của bánh đà thay đổi chậm, nó thu được động năng trong kỳ phát động và cung cấp động năng trong các kỳ thụ động của động cơ, làm cho động cơ chạy đều. Động cơ lắp trên các xe không cần có bánh đà vì bản thân xe đó có khối lượng lớn, đủ để điều hòa chuyển động. | ||||
|
![]() | bão từ | |||
---|---|---|---|---|
Biến đổi đột ngột và có cường độ lớn của từ trường Trái Đất, liên quan đến hoạt động của Mặt Trời. | ||||
|
![]() | bão từ 1 | |||
---|---|---|---|---|
BÃO TỪ (MAGNETIC STORM) + Bão từ hay còn gọi là bão địa từ trên Trái Đất là những thời kỳ mà kim la bàn dao động mạnh. Nguyên nhân gây ra bão từ là do dòng hạt mang điện phóng ra từ các vụ bùng nổ trên Mặt Trời tác dụng lên các đường cảm ứng từ của Trái Đất. Trên một số hành tinh khác trong hệ Mặt Trời, nhất là các hành tinh có từ quyển (như Sao Thổ) cũng có hiện tượng tương tự. + Các quá trình được miêu tả như sau: 1.Các dòng hạt mang điện phóng ra từ Mặt Trời sinh ra một từ trường, có độ lớn vào khoảng 6.10-9tesla. 2.Từ trường này ép lên từ trường Trái Đất làm cho từ trường nơi bị ép tăng lên. 3.Khi từ trường Trái Đất tăng lên, từ thông sẽ biến thiên và sinh ra một dòng điện cảm ứng chống lại sự tăng từ trường của Trái Đất. 4.Dòng điện cảm ứng này có thể đạt cường độ hàng triệu ampe chuyển động vòng quanh Trái Đất và gây ra một từ trường rất lớn tác dụng lên từ trường Trái Đất. 5.Hiện tượng này tiếp diễn làm cho từ trường Trái Đất liên tục biến thiên và kim la bàn dao động mạnh. + Nếu hướng của từ trường trong tầng điện ly hướng về phía Bắc, giống như hướng của từ trường Trái Đất, bão địa từ sẽ lướt qua hành tinh của chúng ta. Ngược lại, nếu từ trường hướng về phía Nam, ngược với hướng từ trường bảo vệ của Trái Đất, các cơn bão địa từ mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới Trái Đất. Mặc dù khí quyển Trái Đất chặn được các dòng hạt năng lượng cao đến từ Mặt Trời này (gồm electron và proton), song các hạt đó làm xáo trộn từ trường của hành tinh, cụ thể là từ quyển, có thể gây ra rối loạn trong liên lạc vô tuyến hay thậm chí gây mất điện. + Các vụ phun trào khí và nhiễm điện từ Mặt Trời được xếp theo 3 cấp: C là yếu, M là trung bình, X là mạnh. Tùy theo cấp cao hay thấp mà ảnh hưởng của nó lên từ trường Trái Đất gây ra bão từ nhiều hay ít. Bão từ được xếp theo cấp từ G1 đến G5, G5 là cấp mạnh nhất. Theo nhiều nghiên cứu thì hiện nay các cơn bão từ xuất hiện nhiều hơn và mạnh hơn, điều này cho thấy rằng Mặt Trời đang ở vào thời kỳ hoạt động rất mạnh. + Bão từ là kết quả của quá trình hoạt động của mặt trời. Ngoài photon (ánh sáng) mặt trời còn phát ra vô số hạt tích điện như proton, hạt nhân heli (hạt α) và electron. Những hạt đó tạo thành gió mặt trời. Chúng bay đến vùng lân cận của Trái đất và tác dụng tương hỗ với từ trường Trái đất - tức là địa từ trường (ĐTT). + Hành tinh của chúng ta là một nam châm khổng lồ mà cực Nam và cực Bắc nằm ở gần hai địa cực. Càng gần các cực thì ĐTT càng mạnh. Các hạt tích điện bay từ Mặt trời, chịu ảnh hưởng của ĐTT, chạy xoay quanh đường sức của nó theo hình xoắn ốc và tạo thành lớp bức xạ nằm phía trên tầng khí quyển. + Nơi gần cực có các đường sức tiếp cận với Trái đất, các hạt tích điện tiếp xúc với bề mặt khí quyển, ion hóa lớp trên của nó nhờ đó mà chúng ta được chiêm ngưỡng hiện tượng phát quang ở vùng cực. + Khi Mặt trời tăng tần suất hoạt động thì các hạt tích điện tác dụng tương hỗ với ĐTT lớn hơn bình thường, sự cân bằng của ĐTT bị phá vỡ và cường độ của từ trường tăng lên. Hiện tượng cường độ của ĐTT đạt giá trị cao và gây tác động kéo dài thì gọi là hiện tượng bão từ. + Công tác dự báo và đo đạc bão từ dựa trên cơ sở quan sát các vết đen của Mặt trời. Vết đen là hố lớn hình phễu trên bề mặt Mặt trời nóng bỏng mà các hạt của plasma bay từ độ sâu thẳm và có nhiệt độ cao sẽ bay qua đó tớ Trái đất. Các loại hạt tích điện mất khoảng 1 đến 2 ngày mới tới được hành tinh của chúng và sẽ tác động đến ĐTT. Vết đen xuất hiện rồi lại biến mất. Đặc biệt có những vết lớn tồn tại hàng tháng. Nguồn phát ra các hạt tích điện có thể là một nhóm các vết đen nhỏ có thời gian tồn tại rất ngắn. Vì vậy, đối với loại này, dự báo lâu dài là không chính xác bởi có những vết đen mà lúc các nhà quan sát phát hiện ra lại có thể đã không còn tồn tại nữa. + Trên thế giới có nhiều cơ sở nghiên cứu tiến hành quan sát Mặt trời: Mỹ có NASA, Nga có Trường Đại học về Mặt Trời, Trường Đại học Địa từ và sóng bức xạ. Tại các cơ sở đó, người ta đo liên tục cái gọi là "địa từ đồ', trong đó biểu thị cường độ của ĐTT. Căn cứ vào kết quả đo đạc, người ta sẽ đánh giá mức độ tác động có liên quan đến bão từ. + Liệu ĐTT có tác động đến con người ? Đối với nhiều người thì víệc trả lời cho câu hỏi trên không hẳn là có. Có người cho nó là điều tưởng tượng vô lý. Số khác lại thường xuyên kêu đau đầu trong thời gian có bão từ. Nhưng không ai có thể phủ định việc chim có thể bị lạc hướng trong khi bay chuyển vùng do bị bão từ chi phối vì chúng định vị bằng từ trường. + Mặc dù mặt trời đang đi đến giai đoạn yên tĩnh nhưng các trận bão từ vẫn có thể xảy ra. Chu kỳ hoạt động của mặt trời là 11 năm và đã đạt đỉnh vào năm 2001 - khi mặt trời hoạt động cực mạnh và có rất nhiều bão từ. Dự báo tới năm 2007 mặt trời mới yên tĩnh hoàn toàn. Tính tới 11g30 (ngày 22/9), dữ liệu từ 4 đài địa từ ở Phú Thuỵ (Gia Lâm), Sa Pa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng) và Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) cho thấy hoạt động của mặt trời hoàn toàn yên tĩnh, chưa có dấu hiệu bùng nổ sắc cầu mặt trời. Tuy vậy, theo kinh nghiệm thì trước các trận bão từ lớn, hoạt động của mặt trời thường cực kỳ yên tĩnh như thế. + Bùng nổ sắc cầu mặt trời là những vụ nổ lớn nhất trong Thái dương hệ và có thể giải phóng lực của nhiều quả bom hạt nhân 1 tỷ mega tấn. Bùng nổ sắc cầu giải phóng các chùm plasma khổng lồ trung hoà về điện của các hạt tích điện. Trên đường đi tới trái đất, các chùm này sẽ bao trùm lên trái đất, tác động với từ quyển trái đất, tạo ra hệ dòng điện tròn xung quanh trái đấtvà nó cũng gây ra bão từ. @ Ảnh hưởng của bão từ tới sức khỏe con người: + Thời kỳ có bão từ là thời kỳ rất nguy hiểm cho người có bệnh tim mạch bởi vì từ trường ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động của các cơ quan trong hệ tuần hoàn của con người. Ngoài ra từ trường của Trái Đất cũng giúp cho một số loài động vật thực hiện một số chức năng sống của chúng như là chức năng định hướng do đó bão từ cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến sự sống của các loài này. + Đã nhiều năm nay, các nhà bác học quan tâm đến vấn đề ảnh hưởng của bão từ đối với sức khỏe con người. Một số chuyên gia cho rằng đây là vấn đề rất nghiêm trọng, ngược lại, một số người khác không đồng tình với ý kiến ấy. Tiến sĩ khoa học y khoa Yuri Gurfinkel, giám đốc một trong những bệnh viện lớn ở Moskva, đã nghiên cứu rất nghiêm túc vấn đề này trong vòng hơn 15 năm nay. Ông đã thống kê được rằng, trong những ngày có bão từ, số lượng bệnh nhân tim mạch tăng lên 25-30%. Trong thực tế con số này lớn hơn rất nhiều. Ông chỉ ghi chép tỉ mỉ những trường hợp xác định ngày mắc bệnh một cách chính xác. Sau đó, ông chuyển các số liệu ấy cho Viện địa từ, tầng iôn và tán xạ sóng radio thuộc viện Hàn lâm khoa học Nga. Ở đó người ta tiến hành đối chiếu các số liệu này với các chỉ số hoạt tính địa từ. Hóa ra, trước hoặc trong những ngày có bão từ, bệnh nhân nhiều gấp đôi so với những ngày đẹp trời. Và đây không chỉ là các ghi chép của ông. Các đồng nghiệp ở nhiều thành phố khác cũng có những kết quả quan sát tương tự. + Các cơn bão từ khác nhau về tần suất và cường độ. Hơi ngược đời một chút, nhưng ông nhận thấy rằng những cơn bão từ nhỏ nhiều khi lại tác động mạnh đến sức khỏe con người, hơn là những cơn bão từ lớn. Và bão từ đột ngột thường nguy hiểm hơn những cơn bão từ kéo đến dần dần. Nói chung, khoảng 85% bão từ ảnh hưởng đến cơ thể người theo từng mức độ khác nhau. + Luồng hạt bẩn sinh ra do các vụ nổ trên mặt trời sẽ xuống đến mặt đất sau khoảng 3 ngày đêm. Luồng này có ảnh hưởng xấu đến sự sống trên mặt đất. Tìm ra cơ chế ảnh hưởng này là nhiệm vụ chính của ông. Người ta đã lấy máu làm đối tượng nghiên cứu. Mấy năm gần đây xuất hiện giả thiết cho rằng tác nhân đầu tiên, đầu mối tiếp nhận tác động từ đối với cơ thể người là huyết cầu tố — chất protit có trong cấu tạo của tế bào máu. Trong thành phần của chất này có sắt. Trong cơ thể người liều lượng sắt là khoảng 4,5-5 gr, một nửa lượng này nằm trong các phân tử hồng cầu. Có lẽ vì vậy mà máu chính là yếu tố đầu tiên phản ứng trước sự thay đổi của luồng từ. + Trước hết, các nhà khoa học nghiên cứu các mao mạch trong hệ thống tuần hoàn máu. Những hồng cầu lưu chuyển trong các mao mạch này, đưa ô xy đi nuôi các mô, rồi cũng các hồng cầu này nhận thán khí và các sản phẩm trao đổi chất. Các nhà khoa học ở Viện thần kinh học nghiên cứu đặc tính lưu biến của máu, tức là tính lưu thông của máu, ở các bệnh nhân bị đột quỵ. Họ nhận thấy rằng trong khoảng thời gian một hai ngày trước khi có bão từ thì đặc tính lưu biến này bị biến đổi. Máu lưu thông chậm hẳn lại. Đỉnh điểm của hiện tượng này thể hiện trong ngày bão từ xuất hiện. + Nhà bác học đã sử dụng một thiết bị chuyên dụng để nghiên cứu máu của người bệnh một cách an toàn. Với sự hỗ trợ của máy này, họ khẳng định được rằng trong những ngày bão từ, quá trình trao đổi ô xy và các chất thải bị chậm lại. Trong mao mạch người khỏe mạnh máu lưu chuyển nhanh và đều đặn. Một ngày đêm sau khi bão từ xuất hiện, hồng cầu thường dính lại với nhau. Điều đó có nghĩa là chúng không thể dễ dàng chuyển ôxy cho các mô, và lúc đó hiện tượng thiếu ô xy bắt đầu. Đối với các bệnh nhân thiếu máu cục bộ thì thông thường các cơ tim đã không được cung cấp ô xy một cách đầy đủ. Có thể nói một cách hình tượng rằng trong những ngày bão từ, họ bị “hiệu ứng kép” thiếu ô xy, điều đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. + Để phòng ngừa các hồng cầu dính kết, các nhà khoa học khuyến cáo người bệnh nên dùng thuốc aspirin. Trong thời gian bão từ, liều lượng hiệu quả nhất là 200mg. Bằng việc theo dõi bệnh nhân trong suốt ngày đêm, họ đã ghi nhận sự rối loạn hoạt động của tim, đồng thời cùng việc đó họ cũng ghi lại các theo dõi về quá trình bão từ. Kết quả cho thấy rằng khi bão từ đạt mức tối đa thì tần suất co bóp tim của bệnh nhân tăng cao, trong một số trường hợp huyết áp của họ cũng bị tăng lên. Và rốt cục là xảy ra điều tệ hại nhất. Khi bão từ mạnh nhất, máy ghi nhận sự rối loạn nhịp tim khiến các tâm thất rung, cơ bóp nhanh, loạn nhịp, không đồng đều. Phản ứng như vậy dễ gây ra tử vong đột ngột cho những người bị bệnh tim mạch. Trong thực tế, ngay cả đối với những người khỏe mạnh, bão từ cũng gây ảnh hưởng trên toàn bộ các bộ hệ thống cơ thể: các cảm xúc, hoạt động thể lực và hoạt động trí tuệ…đều suy giảm. Tất nhiên, người khỏe mạnh thì sức đề kháng tốt hơn và quá trình hồi phục cũng nhanh chóng hơn so với người bệnh. + Ông Yuri Gurfinkel kết luận, ông đã theo dõi chừng 10 000 bệnh nhân. Trong số đó có khoảng 5000 người đã bị nhồi máu cơ tim. | ||||
|
![]() | Bão từ. | |||
---|---|---|---|---|
BÃO TỪ (MAGNETIC STORM) + Các yếu tố của từ trường Trái đất biến đổi hầu như cùng một lúc trên quy mô tòan cầu gọi là bão từ. + Bão từ hay còn gọi là bão địa từ trên Trái Đất là những thời kỳ mà kim la bàn dao động mạnh. Nguyên nhân gây ra bão từ là do dòng hạt mang điện phóng ra từ các vụ bùng nổ trên Mặt Trời tác dụng lên các đường cảm ứng từ của Trái Đất. Trên một số hành tinh khác trong hệ Mặt Trời, nhất là các hành tinh có từ quyển (như Sao Thổ) cũng có hiện tượng tương tự. + Các quá trình được miêu tả như sau: 1.Các dòng hạt mang điện phóng ra từ Mặt Trời sinh ra một từ trường, có độ lớn vào khoảng 6.10-9tesla. 2.Từ trường này ép lên từ trường Trái Đất làm cho từ trường nơi bị ép tăng lên. 3.Khi từ trường Trái Đất tăng lên, từ thông sẽ biến thiên và sinh ra một dòng điện cảm ứng chống lại sự tăng từ trường của Trái Đất. 4.Dòng điện cảm ứng này có thể đạt cường độ hàng triệu ampe chuyển động vòng quanh Trái Đất và gây ra một từ trường rất lớn tác dụng lên từ trường Trái Đất. 5.Hiện tượng này tiếp diễn làm cho từ trường Trái Đất liên tục biến thiên và kim la bàn dao động mạnh. + Ảnh hưởng của bão từ: gây ra rối loạn trong liên lạc vô tuyến hay thậm chí gây mất điện. @ Ảnh hưởng của bão từ tới sức khỏe con người: + Thời kỳ có bão từ là thời kỳ rất nguy hiểm cho người có bệnh tim mạch bởi vì từ trường ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động của các cơ quan trong hệ tuần hoàn của con người. Ngoài ra từ trường của Trái Đất cũng giúp cho một số loài động vật thực hiện một số chức năng sống của chúng như là chức năng định hướng do đó bão từ cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến sự sống của các loài này. + Đã nhiều năm nay, các nhà bác học quan tâm đến vấn đề ảnh hưởng của bão từ đối với sức khỏe con người. Một số chuyên gia cho rằng đây là vấn đề rất nghiêm trọng, ngược lại, một số người khác không đồng tình với ý kiến ấy. Tiến sĩ khoa học y khoa Yuri Gurfinkel, giám đốc một trong những bệnh viện lớn ở Moskva, đã nghiên cứu rất nghiêm túc vấn đề này trong vòng hơn 15 năm nay. Ông đã thống kê được rằng, trong những ngày có bão từ, số lượng bệnh nhân tim mạch tăng lên 25-30%. Trong thực tế con số này lớn hơn rất nhiều. Ông chỉ ghi chép tỉ mỉ những trường hợp xác định ngày mắc bệnh một cách chính xác. Sau đó, ông chuyển các số liệu ấy cho Viện địa từ, tầng iôn và tán xạ sóng radio thuộc viện Hàn lâm khoa học Nga. Ở đó người ta tiến hành đối chiếu các số liệu này với các chỉ số hoạt tính địa từ. Hóa ra, trước hoặc trong những ngày có bão từ, bệnh nhân nhiều gấp đôi so với những ngày đẹp trời. Và đây không chỉ là các ghi chép của ông. Các đồng nghiệp ở nhiều thành phố khác cũng có những kết quả quan sát tương tự. + Các cơn bão từ khác nhau về tần suất và cường độ. Hơi ngược đời một chút, nhưng ông nhận thấy rằng những cơn bão từ nhỏ nhiều khi lại tác động mạnh đến sức khỏe con người, hơn là những cơn bão từ lớn. Và bão từ đột ngột thường nguy hiểm hơn những cơn bão từ kéo đến dần dần. Nói chung, khoảng 85% bão từ ảnh hưởng đến cơ thể người theo từng mức độ khác nhau. + Trước hết, các nhà khoa học nghiên cứu các mao mạch trong hệ thống tuần hoàn máu. Những hồng cầu lưu chuyển trong các mao mạch này, đưa ô xy đi nuôi các mô, rồi cũng các hồng cầu này nhận thán khí và các sản phẩm trao đổi chất. Các nhà khoa học ở Viện thần kinh học nghiên cứu đặc tính lưu biến của máu, tức là tính lưu thông của máu, ở các bệnh nhân bị đột quỵ. Họ nhận thấy rằng trong khoảng thời gian một hai ngày trước khi có bão từ thì đặc tính lưu biến này bị biến đổi. Máu lưu thông chậm hẳn lại. Đỉnh điểm của hiện tượng này thể hiện trong ngày bão từ xuất hiện. + Nhà bác học đã sử dụng một thiết bị chuyên dụng để nghiên cứu máu của người bệnh một cách an toàn. Với sự hỗ trợ của máy này, họ khẳng định được rằng trong những ngày bão từ, quá trình trao đổi ô xy và các chất thải bị chậm lại. Trong mao mạch người khỏe mạnh máu lưu chuyển nhanh và đều đặn. Một ngày đêm sau khi bão từ xuất hiện, hồng cầu thường dính lại với nhau. Điều đó có nghĩa là chúng không thể dễ dàng chuyển ôxy cho các mô, và lúc đó hiện tượng thiếu ô xy bắt đầu. Đối với các bệnh nhân thiếu máu cục bộ thì thông thường các cơ tim đã không được cung cấp ô xy một cách đầy đủ. Có thể nói một cách hình tượng rằng trong những ngày bão từ, họ bị “hiệu ứng kép” thiếu ô xy, điều đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. + Để phòng ngừa các hồng cầu dính kết, các nhà khoa học khuyến cáo người bệnh nên dùng thuốc aspirin. Trong thời gian bão từ, liều lượng hiệu quả nhất là 200mg. Bằng việc theo dõi bệnh nhân trong suốt ngày đêm, họ đã ghi nhận sự rối loạn hoạt động của tim, đồng thời cùng việc đó họ cũng ghi lại các theo dõi về quá trình bão từ. Kết quả cho thấy rằng khi bão từ đạt mức tối đa thì tần suất co bóp tim của bệnh nhân tăng cao, trong một số trường hợp huyết áp của họ cũng bị tăng lên. Và rốt cục là xảy ra điều tệ hại nhất. Khi bão từ mạnh nhất, máy ghi nhận sự rối loạn nhịp tim khiến các tâm thất rung, cơ bóp nhanh, loạn nhịp, không đồng đều. Phản ứng như vậy dễ gây ra tử vong đột ngột cho những người bị bệnh tim mạch. Trong thực tế, ngay cả đối với những người khỏe mạnh, bão từ cũng gây ảnh hưởng trên toàn bộ các bộ hệ thống cơ thể: các cảm xúc, hoạt động thể lực và hoạt động trí tuệ…đều suy giảm. Tất nhiên, người khỏe mạnh thì sức đề kháng tốt hơn và quá trình hồi phục cũng nhanh chóng hơn so với người bệnh. | ||||
|
![]() | bar | |||
---|---|---|---|---|
Đơn vị áp suất thường dùng trong khí tượng, bằng 105 Pa, gần bằng 1 atmôtphe. Ước: . | ||||
|
![]() | bất biến | |||
---|---|---|---|---|
Đại lượng không thay đổi đối với một phép biến đổi nào đó. Ví dụ gia tốc là bất biến đối với các hệ quy chiếu quán tính, vì nó không đổi khi ta thay hệ quy chiếu quán tính này bằng hệ quy chiếu quán tính khác. Nếu một phương trình biểu diễn một định luật vật lý không đổi dạng trong phép biến đổi đang xét thì người ta cũng nói rằng định luật là bất biến đổi với phép biến đổi ấy. Ví dụ: Định luật II của Niutơn là bất biến đối với các hệ quy chiếu quán tính (nó giữ nguyên dạng khi đổi hệ). | ||||
|
![]() | bay hơi | |||
---|---|---|---|---|
Sự tạo thành hơi từ mặt thoáng của chất lỏng, xảy ra ở nhiệt độ bất kỳ dưới nhiệt độ sôi. Nếu chất lỏng đựng trong bình kín thì nó bay hơi cho đến khi áp suất hơi bằng một giá trị xác định cho từng nhiệt độ, gọi là áp suất hơi bão hòa. | ||||
|
![]() | ben(B) | |||
---|---|---|---|---|
Đơn vị không thứ nguyên của tỉ số hai đại lượng cùng loại P1/P2, ký hiệu B. Tỉ số 10 ứng với 1 ben, tỉ số 10x ứng với x ben, nghĩa là: x(B) = log P1/P2. Thường dùng ước đexiben, ký hiệu dB; 1 dS = 0,1 B dùng trong Âm học, Điện học. | ||||
|
![]() | biến dạng | |||
---|---|---|---|---|
Sự thay đổi kích thước và hình dạng của các vật rắn khi chịu tác dụng của các lực. Nếu sau khi lực ngưng tác dụng, vật lấy lại kích thước và hình dạng ban đầu thì biến dạng gọi là biến dạng đàn hồi; nếu vật còn biến dạng, thì ta có biến dạng còn dư, ha biến dạng dẻo. Có nhiều loại biến dạng: căng, nén, lệch, uốn, xoắn… | ||||
|
![]() | biến trở | |||
---|---|---|---|---|
Điện trở mà giá trị có thể thay đổi. | ||||
|
![]() | biến điệu | |||
---|---|---|---|---|
Sự biến đổi một đặc trưng (biên độ, tần số, hoặc pha) của một sóng điện từ cao tần (sóng mang của vô tuyến truyền thanh chẳng hạn) theo một sóng tín hiệu cần truyền đi (sóng âm tần của tiếng nói, nhạc. Trong hình 10, a là sóng mang; b là sóng tín hiệu; c là sóng mang đã biến điệu theo biên độ (điều biên): tần số không thay đổi, biên độ biến đổi theo sóng tín hiệu; d là sóng mang đã biến điệu theo tần số (điều tần): biên độ không đổi, tần số biến đổi theo sóng tín hiệu. | ||||
|
![]() | biên độ | |||
---|---|---|---|---|
Giá trị lớn nhất, về trị số tuyệt đối, mà một đại lượng dao động điều hòa đạt được. Nếu biểu thức của dao động ấy là x = asin($$\omega.t +\phi) thì biên độ là a. | ||||
|
![]() | biến đổi trạng thái | |||
---|---|---|---|---|
Sự biến đổi của một chất từ trạng thái này (răn, hoặc lỏng, hoặc khí) sang trạng thái khác. Ví dụ: sự nóng chảy, sự hóa hơi… Còn gọi là biến đổi pha hay chuyển pha, nhưng chuyển pha rộng hơn, vì cũng một trạng thái rắn chẳng hạn có thể gồm hai pha khác nhau như sắt từ và thuận từ. | ||||
|
![]() | bình cách nhiệt | |||
---|---|---|---|---|
Bình có vỏ cách nhiệt để làm giảm tối đa sự trao đổi nhiệt giữa chất đựng trong bình và môi trường ngoài. Nhờ vậy mà có thể giữ nước sôi nóng lâu (phích nước nóng) hoặc giữ nước đá lâu tan (phích nước đá). Vỏ bình có hai thành bằng thủy tinh dẫn nhiệt kém, nếu mạ bạc thì bức xạ rất ít. Đối lưu cũng không xảy ra trong chân không. Nhờ vậy mà sự truyền nhiệt rất hạn chế. | ||||
|
![]() | bình ngưng hơi | |||
---|---|---|---|---|
Bộ phận của máy nhiệt ở đó hơi tỏa nhiệt và ngưng tụ thành chất lỏng. Ở máy làm lạnh thì bộ phận này không có dạng bình mà có dạng ống uốn dích dắc để dễ tỏa nhiệt (đặt phía sau tủ lạnh). | ||||
|
![]() | bình thông nhau | |||
---|---|---|---|---|
Những bình có dạng bất kỳ nối với nhau ở phần dưới. Nếu chứa cùng một chất lỏng thì mặt thoáng ở các bình ở cùng một độ cao. Nếu chứa hai chất lỏng khác nhau thì độ cao các mặt thoáng tính từ mặt phân cách h1 và h2, tỷ lệ nghịch với các khối lượng riêng r1 và r2: r1h1 = r2h2 (H. 11). | ||||
|
![]() | bộ chế hòa khí | |||
---|---|---|---|---|
Bộ phận trong các động cơ đốt trong, tạo nên hỗn hợp không khí và xăng. Gồm có bầu chứa xăng A có phao B để giữ mực xăng luôn ở ngang đầu kim phun C (H. 12). Không khí đi tới chỗ thắt lại của ống D thì có áp suất giảm, xăng bị hút lên và phân tán thành giọt nhỏ hòa lẫn với không khí thành hỗn hợp đi vào xi lanh. | ||||
|
![]() | bơm | |||
---|---|---|---|---|
Dụng cụ để hút, đẩy, nén chất lỏng (hoặc khí). Hình 13 vẽ bơm hút – đẩy. Khi pittong A đi lên, van V mở, chất lỏng bị hút vào thân bơm do tác dụng của áp suất khí quyển. Khi pittông đi xuống, van V đóng, pittong đẩy chất lỏng lách qua van W đi lên. Hình 14 vẽ bơm ly tâm. Khi các cánh A quay, chất lỏng trong thân bơm cũng quay và do lực ly tâm tác dụng, chuyển từ tâm ra mép ngoài rồi thoát ra theo ống tiếp tuyến B. | ||||
|
![]() | bom A | |||
---|---|---|---|---|
Bom nguyên tử. A là chữ bắt đầu của từ atom (nguyên tử). | ||||
|
![]() | Bơm chân không | |||
---|---|---|---|---|
Bơm chân không là dụng cụ để rút chất khí ra khỏi một mình, làm áp suất trong đó giảm xuống mốt giá trị rất nhỏ. Bơm chân không có nhiều loại, loại dùng trong nghiên cứu khoa học có thể hút khí tới áp suất 10-11 mmHg. | ||||
|
![]() | bom H | |||
---|---|---|---|---|
Bom khinh khí. H là chữ bắt đầu của từ Hiđro (khinh khí, là từ cổ để trỏ hiđro). Bom khinh khí dựa vào phản ứng tổng hợp các đồng vị nặng của hiđro, đơtêri hoặc triti. Phản ứng này chỉ xảy ra ở nhiệt độ hàng trăm triệu độ, nên còn gọi là phản ứng nhiệt hạch. Bom khinh khí có “ngòi nổ” là một quả bom nguyên tử để tạo ra nhiệt độ cần thiết. | ||||
|
![]() | bom hạt nhân | |||
---|---|---|---|---|
Vũ khí có sức tàn phá ghê gớm, sử dụng năng lượng được giải phóng trong một số phản ứng hạt nhân. Có hai loại bom hạt nhân chính: bom nguyên tử (bom A) và bom khinh khí (bom H). Bom nguyên tử sử dụng phản ứng phân hạch của các chất urani 235 hoặc plutoni 239. Bom chứa nhiều khối urani 235 (hoặc plutoni 239) ở cách nhau, mỗi khối có khối lượng nhỏ hơn khối lượng tới hạn. Nếu làm chập các khối lại thì vượt khối lượng tới hạn, phản ứng phân hạch dây chuyền xảy ra và bom nổ. | ||||
|
![]() | bóng tối | |||
---|---|---|---|---|
Phần không gian ở sau một vật chắn sáng chứa những điểm không nhận được tia sáng nào từ nguồn sáng. Nếu nguồn sáng không phải là một điểm mà có kích thước thì ngoài bóng tối còn có bóng nửa tối là phần không gian ở sau vật chắn sáng chứa những điểm chỉ nhận được những tia sáng đi từ một phần của nguồn sáng. | ||||
|
![]() | bức xạ | |||
---|---|---|---|---|
Thuật ngữ chung để trỏ các sóng điện từ và các tia phóng xạ. Bức xạ (sóng) điện từ bao gồm: bức xạ vô tuyến điện, bức xạ hồng ngoại, bức xạ (ánh sáng) nhìn thấy, bức xạ tử ngoại, bức xạ X, bức xạ gamma. Các tia phóng xạ bao gồm tia anpha, tia bêta, tia gamma. Do các hạt sơ cấp có lưỡng tính sóng – hạt nên bức xạ điện từ vừa là sóng điện từ vừa là các tia phôtôn. Ví dụ: gọi tia gamma là bức xạ gamma cũng được. | ||||
|
![]() | bức xạ nhiệt | |||
---|---|---|---|---|
Bức xạ điện từ của một vật ở trạng thái cân bằng nhiệt động (có nhiệt độ không đổi). Việc nghiên cứu bức xạ nhiệt ở cuối thế kỷ 19 đã dẫn tới khái niệm lượng tử ánh sáng. Theo nghĩa hẹp hơn, bức xạ nhiệt trỏ các sóng điện từ (chủ yếu là tia hồng ngoại) tải năng lượng từ nguồn nóng đến vật khác (theo đường thẳng). | ||||
|
![]() | bức xạ tử ngoại | |||
---|---|---|---|---|
C.n. Tia tử ngoại. | ||||
|
![]() | bức xạ đơn sắc | |||
---|---|---|---|---|
Xem Ánh sáng đơn sắc. | ||||
|
![]() | bugi | |||
---|---|---|---|---|
(tiếng Pháp bougie). Bộ phận đánh lửa trong động cơ đốt trong. Có hai mũi dẫn điện nối với nguồn điện, cách nhau một khe nhỏ. Khi hiệu điện thế đủ lớn thì dòng điện phóng qua khe dưới dạng tia lửa điện. | ||||
|
![]() | bụng sóng | |||
---|---|---|---|---|
Điểm có biên độ dao động lớn nhất trong sóng đứng. Trên hình 15, A, B, C là các bụng sóng, chúng cách nhau một nửa bước sóng, chúng cách nhau một nửa bước sóng. Nút sóng là điểm có biên độ dao động bé nhất hoặc bằng không. Trong hình, D, E, F là các nút sóng, cũng cách nhau nửa bước sóng. Bụng sóng cách nút sóng gần nhất một khoảng bằng một phần tư bước sóng. Trong sóng dọc (như sóng âm) thì bụng dao động lạilà nút áp suất (không khí có áp suất bình thường), và ngược lại. | ||||
|
![]() | bước sóng | |||
---|---|---|---|---|
Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động đồng pha trên cùng một đường truyền sóng. Cũng là quãng đường sóng đi được trong một chu kỳ T. Bước sóng l liên hệ với chu kỳ và vận tốc truyền sóng c bằng hệ thức. l = cT | ||||
|
![]() | bước sóng Cômtơn | |||
---|---|---|---|---|
Nếu một hạt có khối lượng m thì bước sóng Cômtơn của nó là l = ***/mc Trong đó *** là hằng số Plăng rút gọn, c là vận tốc ánh sáng trong chân không. | ||||
|
![]() | bước sóng Đơ-brơi | |||
---|---|---|---|---|
Theo thuyết của nhà vật lý học Pháp Đơ-Brơi. (De Broglie 1892 - 1987) các hạt cũng có tính chất sóng. Kèm theo mỗi hạt có động lượng p là một sóng có bước sóng l = h/p, gọi là bước sóng Đơ-brơi (h là hằng số Plăng). Bản chất vật lý của các sóng Đơ-brơi còn chưa rõ nhưng thí nghiệm đã khẳng định thuyết của ông. Các “sóng êlectrôn” cũng bị nhiễu xạ như các sóng điện từ. Riêng đối với hạt phôtôn thì sóng Đơ-Brơi chính là sóng điện từ có bước sóng l = h/p, p là động lượng của phôtôn. | ||||
|
![]() | bước sóng Đơ-brơi. | |||
---|---|---|---|---|
Bản chất vật lý của các sóng Đơ-brơi còn chưa rõ nhưng thí nghiệm đã khẳng định thuyết của ông. Các “sóng êlectrôn” cũng bị nhiễu xạ như các sóng điện từ. Riêng đối với hạt phôtôn thì sóng Đơ-Brơi chính là sóng điện từ có bước sóng l = h/p, p là động lượng của phôtôn. | ||||
|
![]() | buồng bọt | |||
---|---|---|---|---|
Buồng chứa một chất lỏng ở trạng thái chậm sôi dùng để ghi vết của các hạt sơ cấp tích điện bằng một chuỗi các bọt hơi sinh ra dọc đường đi của hạt. Dụng cụ này cho ảnh rõ rệt hơn buồng Uynxơn. | ||||
|
![]() | buồng Uynxơn | |||
---|---|---|---|---|
Dụng cụ để quan sát quỹ đạo các hạt sơ cấp tích điện. Gồm một buồng hỗn hợp một chất khí (heli, nitơ hay agon) và hơi của một chất lỏng (nước ha rượu etilic). Khi làm tăng thể tích của buồng thì hơi trở thành quá bão hòa và dễ dàng ngưng tụ quanh các ion do hạt tích điện gây ra; chuỗi các giọt nước này đánh dấu quỹ đạo của hạt. Dụng cụ này do nhà bác học Mĩ Uynxơn (Wilson 1869 - 1959) chế tạo lần đầu năm 1912. Hiện nay được thay thế bằng các dụng cụ khác hoàn thiện hơn. X. Buồng bọt. | ||||
|
![]() | cá hồi | |||
---|---|---|---|---|
+ Cá hồi là tên gọi cho một số loài cá da trơn sống ở các nước ôn đới và hàn đới thuộc họ Salmonidae. Cá hồi sống ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương và Hồ Great Lakes, Bán đảo Kamchatka, và ở Viễn Đông Nga. Ở Việt Nam, cá hồi đã được nuôi thành công ở Sa Pa. + Cá hồi sống trong môi trường "nước động" Cá hồi sinh ra ở môi trường nước ngọt, nhưng cá con chỉ sống một thời gian ngắn ở môi trường này rồi tự bơi ra biển. Phần lớn quãng đời của cá hồi là sống trong môi trường nước mặn. Cá hồi di cư vì hai lý do: nguồn thức ăn và địa điểm sinh sản. Nguồn thức ăn của cá hồi là ở biển, trong khi đó cá lại sinh sản ở vùng nước ngọt. + Loài cá hồi khi di chuyển định hướng bằng mùi. Mỗi chú cá nhớ một mùi của dòng sông nơi nó sinh ra. Khi di chuyển qua đại dương trở về con sông sinh sản, con cá sẽ tìm thấy đường của nó một cách hoàn toàn bản năng vì mùi vị thân quen càng gần càng trở nên rõ rệt. + Sự di cư ngược dòng sông về các bãi đẻ chỉ xảy ra một lần trong đời của hầu hết cá hồi (Salmon). Khi đến tuổi sinh sản, cá hồi di cư hàng dặm để các bãi đẻ trứng. Khi về đến cửa sông, chúng tụ lại trong vùng nước lợ (nước hơi mặn) và đợi con nước lớn đưa chúng ngược lên dòng sông. + Hành trình ngược dòng sông có thể mất vài tháng. Những chú cá thường phải băng mình qua những thác nước và vách dốc để đến những con suối cạn đẻ trứng. Vì cá hồi không ăn ở vùng nước ngọt, nên chúng bị mất 40% khối lượng cơ thể vào thời gian đẻ trứng và thụ tinh cho trứng. Hầu hết chúng đều chết sau đó. | ||||
|
![]() | cách tử | |||
---|---|---|---|---|
Dụng cụ để phân tích ánh sáng trắng thành phổ. Cách tử cùng với lăng kính được dùng trong các máy quang phổ. Cách tử có thể chế tạo bằng cách dùng mũi kim cương nhọn rạch lên một tấm thủy tinh những vạch song song cách đều; những vạch này ngăn ánh sáng đi qua, những dải còn lại là những khe cho ánh sáng đi qua (H. 16), khoảng cách a giữa hai khe, gọi là bước của cách tử phải rất nhỏ, cỡ mirômét. Hình 16 Một chùm sóng đập vuông góc vào cách tử sẽ bị nhiễu xạ. Theo phương làm thành một góc q với pháp tuyến, ta có cực đại của cường độ sáng nếu hiệu quang trình của hai tia phát từ hai khe liên tiếp bằng một số nguyên lần bước sóng l: d = asin q = kl; k gọi là bậc của quang phổ. q phụ thuộc l nên các bức xạ có l khác nhau sẽ có cực đại ở các phương q khác nhau, do đó chùm sáng tới bị phân tích thành quang phổ (H. 17). Ở đây, trái với lăng kính, màu đỏ bị lệch nhiều hơn màu tím. Hình 17 | ||||
|
![]() | calo | |||
---|---|---|---|---|
Đơn vị nhiệt lượng, bằng 4,18 jun. Bằng nhiệt lượng phải cung cấp cho 1 gam nước để tăng nhiệt độ của nó lên 1oC. Đơn vị này ở ngoài hệ SI. Nay ít dùng, chỉ dùng trong Dinh dưỡng học. | ||||
|
![]() | cảm biến | |||
---|---|---|---|---|
Phần tử có tác dụng biến đại lượng cần đo (áp suất, nhiệt độ, độ dịch chuyển…) thành một đại lượng khác (hiệu điện thế chẳng hạn) thuận tiện hơn cho việc truyền đi, đo lường, ghi nhận… | ||||
|
![]() | cảm kháng | |||
---|---|---|---|---|
Điện trở mà một cuộn dây gây ra riêng cho dòng xoay chiều, ngoài điện trở thuần mà nó gây ra cho cả dòng một chiều lẫn xoay chiều. Nếu L là độ tự cảm của cuộn dây (đo bằng henry trong hệ SI), w là tần số góc của dòng xoay chiều (đơn vị 1/s thì cảm kháng XL cũng đo bằng ôm như điện trở thuần: XL = wL | ||||
|
![]() | cảm ứng tĩnh điện | |||
---|---|---|---|---|
C.n. Nhiễm điện do hưởng ứng. | ||||
|
![]() | cảm ứng từ | |||
---|---|---|---|---|
Đại lượng vectơ đặc trưng cho từ trường. Nếu M là một điểm trong từ trường do dòng điện XY sinh ra thì vectơ cảm ứng từ được xác định bằng cách đặt ở điểm ấy một khung dây nhỏ có dòng điện I chạy qua. Sau một lúc dao động khung đứng yên (H. 18). Hình 18 1. Hướng của là hướng của vectơ pháp tuyến dương của khung (chiều dương là chiều tiến của cái vặn nút chai hoặc (đinh ốc thuận) xoay theo chiều dòng điện I). Nếu đặt ở M một kim nam châm nhỏ thì hướng của cũng là hướng đi từ cực nam S đến cực bắc N của kim nam châm. 2. Độ lớn của cảm ứng từ là , Mmax là mômen lực cực đại tác dụng lên khung dây có diện tích S và dòng điện I chạy qua. Đơn vị của cảm ứng từ trong bảng đơn vị pháp là tesla ký hiệu T (Tesla là tên một kỹ sư Nam Tư, 1884 - 1943). | ||||
|
![]() | cảm ứng từ dư | |||
---|---|---|---|---|
Xem Chất sắt từ. | ||||
|
![]() | cảm ứng điện từ | |||
---|---|---|---|---|
Sự xuất hiện suất điện động (gọi là suất điện động cảm ứng) trong một dây dẫn chuyển động trong từ trường không đổi, hoặc một mạch đứng yên trong từ trường biến thiên. Trường hợp thứ nhất có thể giải thích bằng lực Lorenxơ; trong trường hợp sau, từ trường biến thiên làm xuất hiện điện trường xoáy, là nguồn gốc của suất điện động cảm ứng. Trong cả hai trường hợp suất điện động cảm ứng E đo bằng vôn. Dấu trừ thể hiện quy tắc Lenxơ. | ||||
|
![]() | cảm ứng điện từ. | |||
---|---|---|---|---|
Sự xuất hiện suất điện động (gọi là suất điện động cảm ứng) trong một giây dẫn chuyển động trong từ trường không đổi, hoặc một mạch đứng yên trong từ trường biến thiên. Trường hợp thứ nhất có thể giải thích bằng lực Lorenxơ; trong trường hợp sau, từ trường biến thiên làm xuất hiện điện trường xoáy, là nguồn gốc của suất điện động cảm ứng. Trong cả hai trường hợp suất điện động cảm ứng E đo bằng vôn. Dấu trừ thể hiện quy tắc Lenxơ. | ||||
|
![]() | cân | |||
---|---|---|---|---|
Dụng cụ dùng để đo khối lượng của các vật. Có nhiều loại cân: Cân Rôbecvan và cân tiểu ly có hai cánh tay đòn bằng nhau; cân đòn, cân bàn, cân tự động có hai cánh tay đòn khác nhau. Hình 20 vẽ sơ đồ của cân tự động: đối trọng m có cánh tay đòn OH biến đổi nên có thể cân bằng được các khối lượng M khác nhau, kim K trỏ giá trị của M. Cân lò xo thực ra là lực kế, đo trọng lượng của vật chứ không đo được khối lượng. Nhưng vì trọng lượng tỷ lệ với khối lượng, hệ số tỉ lệ biến đổi ít nên có thể chia độ cân lò xo theo khối lượng để dùng trong sinh hoạt. Hình 20 | ||||
|
![]() | cân bằng cơ học | |||
---|---|---|---|---|
Trạng thái của một hệ cơ học trong đó tất cả các điểm của hệ đứng yên đối với một hệ quy chiếu xác định. Nếu hệ quy chiếu là quán tính thì cân bằng gọi là cân bằng tuyệt đối. Điều kiện cân bằng đủ để một vật rắn đạt cân bằng tuyệt đối là: 1. Tổng vectơ ngoại lực đặt vào vật bằng không hoặc, Nếu chiếu các lực xuống ba trục tọa độ: (1) 2. Tổng mômen các lực ấy đối với ba trục bằng không: (2) Nếu vật rắn có trục quay cố định rất vững chãi thì các điều kiện (1) nghiễm nhiên được thỏa mãn. Lấy trục x trùng với trục quay, ta chỉ còn một điều kiện:
Dĩ nhiên ban đầu vật phải đứng yên, nếu không thì nó sẽ quay đều mãi mãi (quán tính quay). Việc nghiên cứu cân bằng của hệ quy chiếu không quán tính giống như nghiên cứu cân bằng tuyệt đối với điều kiện xét thêm các lực quán tính. Cân bằng của vật gọi là cân bằng bền nếu khi đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng thì nó tự trở về vị trí cân bằng (H. 21a). Nếu một độ lệch rất nhỏ cũng làm nó tiếp tục ra xa vị trí cân bằng thì cân bằng này gọi là không bền (H. 21b). Nếu ở các vị trí lân cận vật vẫn có cân bằng thì ta có cân bằng phiếm định (H. 21c). Nói chung vật có cân bằng bền, hoặc không bền, hoặc phiếm định tùy theo thế năng của nó là cực tiểu hay cực đại, hay không đổi. Trường hợp đơn giản vẽ trong hình 21, các cân bằng này ứng với vị trí của khối tâm: a. thấp nhất, b. cao nhất, c. không đổi. Hình 21 | ||||
|
![]() | cân bằng nhiệt, cân bằng nhiệt động | |||
---|---|---|---|---|
Trạng thái cân bằng nhiệt của hệ là trạng thái trong đó mọi phần của hệ có cùng một nhiệt độ không đổi theo thời gian. Một số thông số trạng thái khác cũng có cùng một giá trị ở mọi phần và không đổi theo thời gian (giả thiết không có tác dụng từ ngoại hệ). Ví dụ áp suất, mật độ của chất khí ở trạng thái cân bằng nhiệt. Trong lòng hệ các quá trình vi mô xảy ra nhưng không dẫn đến các biến đổi vĩ mô. | ||||
|
![]() | cận thị | |||
---|---|---|---|---|
Một tật của mắt. Mắt cận thị có tiêu điểm F ở đằng trước võng mạc V, do độ tụ của thủy tinh thể quá lớn. Mắt cận thị không nhìn rõ các vật ở xa. Muốn sửa tật cận thị, phải đeo kính phân kỳ K (H. 22). Hình 22 | ||||
|
![]() | cân thủy tĩnh (phương pháp) | |||
---|---|---|---|---|
Phương pháp đo khối lượng riêng của các chất rắn và lỏng, dựa vào lực đẩy Acsimet để tính thể tích | ||||
|
![]() | cận điểm, điểm cực cận | |||
---|---|---|---|---|
1. Điểm gần nhất mà mắt có thể nhìn rõ được, khi điều tiết nhiều nhất. So với mắt bình thường, mắt cận thị có cận điểm ở gần mắt hơn, mắt viễn thị có cận điểm ở xa mắt hơn. 2. Điểm gần tiêu điểm nhất. Vệ tinh của một thiên thể chuyển động trên một elip mà một tiêu điểm là thiên thể ấy. Một đầu của trục lớn của quỹ đạo có khoảng cách tới tiêu điểm ấy nhỏ nhất và gọi là cận điểm của quỹ đạo. | ||||
|
![]() | cánh tay đòn | |||
---|---|---|---|---|
Cánh tay đòn d của một lực 1. Nếu F nằm trong mặt phẳng P vuông góc với X ở điểm O thì cánh tay đòn của là khoảng cách từ O đến giá của , OH = d. Nếu r = OA là bán kính vectơ của góc A của và q là góc giữa r và thì d = rsinq. 2. Nếu là một lực không nằm trong một mặt phẳng vuông góc với X thì cánh tay đòn của nó cũng bằng cánh tay đòn của lực thu được khi chiếu xuống mặt phẳng P vuông góc với X. | ||||
|
![]() | canđela | |||
---|---|---|---|---|
Đơn vị cường độ sáng của bản đơn vị hợp pháp, ký hiệu Cd. Là cường độ sáng đo theo phương vuông góc với nó của một diện tích bằng 1/60 cm2, bức xạ như một vật bức xạ toàn phần ở nhiệt độ đông đặc của platin, dưới áp suất 101325 niutơn trên mét vuông (áp suất tiêu chuẩn). canđela giây. Đơn vị lượng sáng của Bảng đơn vị hợp pháp, là lượng sáng của một nguồn có cường độ sáng 1 canđela, phát ra trong thời gian 1 giây. Ký hiệu: Cds. canđela trên mét vuông (nit). Đơn vị độ chói trong bảng đơn vị hợp pháp, là độ chói của một nguồn phẳng 1 m2 có cường độ sáng 1 canđela, đo theo phương vuông góc với nguồn. | ||||
|
![]() | cao áp, cao thế | |||
---|---|---|---|---|
Có điện thế cao. Cuộn cao áp trong máy thu hình có điện thế hàng chục kilôvôn. Đường dây cao thế để tải điện có điện thế 30 kV, 110 kV… | ||||
|
![]() | cao tần | |||
---|---|---|---|---|
Tần số cao, nằm trong dải từ 20 kilôhec đến 300 mêgahec. | ||||
|
![]() | cao độ kế | |||
---|---|---|---|---|
Máy đo độ cao mà nguyên tắc hoạt động là: áp suất không khí giảm theo độ cao. | ||||
|
![]() | cặp nhiệt điện | |||
---|---|---|---|---|
Xem. Hiện tượng nhiệt điện | ||||
|
![]() | catôt, âm cực | |||
---|---|---|---|---|
2. Điện cực của dụng cụ nối với âm cực của nguồn điện. 3. Điện cực phát ra êlectrôn trong đèn điện tử hay đèn chứa khí. | ||||
|
![]() | cầu chì. | |||
---|---|---|---|---|
Bộ phận bảo vệ mạng điện; là một đoạn dây bằng chì hay một hợp kim dễ chảy, tiết diện được chọn sao cho nếu dòng điện vượt quá giới hạn an toàn thì nhiệt tỏa ra làm chảy đứt cầu chì, và dòng điện bị ngắt. | ||||
|
![]() | cầu Uytxtơn (Wheastone) | |||
---|---|---|---|---|
Một kiểu mạch điện gồm những điện trở sắp xếp như trong hình 23, dùng để xác định điện trở Rx theo ba điện trở đã biết. Khi không có dòng điện chạy qua điện kế G thì ta có: Hình 23 | ||||
|
![]() | Cavenđixơ (Cavendish) | |||
---|---|---|---|---|
Nhà vật lý học Anh (1731 - 1810). Nghiên cứu Tĩnh điện, nêu các khái niệm điện thế, điện dung… Năm 1798 dùng cân xoắn đo được hằng số hấp dẫn. | ||||
|
![]() | chai Lâyđen (Leyden) | |||
---|---|---|---|---|
Một kiểu tụ điện cổ, là một chai thủy tinh có hai lá kim loại dán ở mặt ngoài và mặt trong | ||||
|
![]() | Chậm đông | |||
---|---|---|---|---|
Hiện tượng một chất lỏng đã có nhiệt độ thấp hơn điểm đông đặc mà vẫn ở trạng thái lỏng. Trạng thái chậm động là nửa bền: thêm vào chất lỏng chậm đông một ít chất rắn cùng loại hoặc khuấy, nó sẽ bắt đầu đông đặc. | ||||
|
![]() | Chân không | |||
---|---|---|---|---|
Trạng thái của chất khí trong bình có áp suất rất nhỏ so với áp suất khí quyển, khoảng dưới 1mm Hg | ||||
|
![]() | Chấn lưu | |||
---|---|---|---|---|
Cuộn dây có độ tự cảm L. cảm kháng của nó đối với dòng điện có tần số f là XL (ôm) = 2 p f. L (L tính bằng henry). Chấn lưu trong mạch của đèn ống giúp cho sự phóng điện trong ống và hạn chế dòng điện ở mức an toàn. | ||||
|
![]() | Chắn điện | |||
---|---|---|---|---|
Sự bảo vệ một vật (dụng cụ đo, vật cần nghiên cứu…) khỏi ảnh hưởng của trường tỉnh điện ngoài, bằng cách đặt vật trong một vỏ hay lưới kim loại. | ||||
|
![]() | Chất bán dẫn | |||
---|---|---|---|---|
Chất có điện trở suất trung gian giữa kim loại và điện môi, và giảm khi nhiệt độ tăng (ngược với kim loại) Các chất bán dẫn thường gặp là các nguyên tố silic, giecmani, asen, telu … và nhiều hợp chất như các oait kin loại, sunfua, telerua … Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng đồng thời của các electron tự do (mang điện âm) và các lỗ trống (mang điện dương) Trong chất bán dẫn tinh khiết thì mật độ electron bằng mật độ lỗ trống và có giá trị nhỏ. Nếu trong chất bán dẫn có lẫn một lượng rất nhỏ nguyên tố khác thì đó là chất bán dẫn có tạp chất. Nếu tạp chất làm cho số electron tự do tăng lên nhiều, mật độ electron lớn hơn nhiều so với mật đội lỗ trống thì ta có chất bán dẫn n (từ chữ nagative nghĩa là âm, vì hạt tải điện cơ bản là electron mang điện âm). Ví dụ: silic pha một ít asen. Nếu tạp chất làm cho lỗ trống tăng lên nhiều thì ta có chất bán dẫn loại p (từ chữ positive, nghĩa là dương, “hạt” tải điện cơ bản là lỗ trống mang điện dương) Các chất bán dẫn có rất nhiều ứng dụng: điốt bán dẫn, tranzito, nhiệt điện trở, quang điện trở … | ||||
|
![]() | Chất cách nhiệt | |||
---|---|---|---|---|
Chất có độ dẫn nhiệt kém, như không khí, các vật liệu xốp. Chân không cách nhiệt tốt. | ||||
|
![]() | Chất dẻo | |||
---|---|---|---|---|
Vật liệu không chống lại sự biến dạng. Thường là các polime tự nhiên hoặc nhân tạo, có tính cách điện và cách nhiệt tốt. | ||||
|
![]() | Chất kết tinh | |||
---|---|---|---|---|
Chất có cấu tạo tinh thể. | ||||
|
![]() | Chất khí | |||
---|---|---|---|---|
Chất ở trạng thái khí, là trạng thái trong đó có các phân tử có mật độ rất thấp, chuyển động hầu như tự do, trừ khi va chạm vào nhau. Chất khí không có thể tích hay hình dạng xác định mà chiếm toàn bộ không gian dành cho nó. Chất khí lý tưởng: Một mô hình đơn giản của chất khí trong đó có các phân tử khí được coi là các chất điểm và không tương tác với nhau, trừ lúc va chạm. Chất khí ký tưởng tuân theo chính xác phương trình gọi là phương trình trạng thái khí ổ mọi nhiệt độ. Ở áp suất thấp và nhiệt độ tương đối cao thì các khí thực gần với khí lý tưởng. Chất khí thực: Khi nghiên cứu chất khí thực cần phải coi các phân tử như những quả cầu có đường kính hiệu dụng d. Hai phân tử hút nhau nếu khoảng cách lớn hơn một giá trị r0, đẩy nhau nếu r < r0 , nhưng r không thể nhỏ hơn d. Chất khí thực tuân theo gần đúng phương trình Van de van. Ở áp suất thấp và nhiệt độ tương đối cao, chất khí thực tuân theo các định luật Bôi – Mariốt, Gay – Luytxac và Saclơ. | ||||
|
![]() | Chất khử cực | |||
---|---|---|---|---|
Chất oxi hóa mạnh, khử được ion hydro bám vào điện cực của pin, tránh cho pin khỏi bị phân cực. Ví dụ trong pin Lơclăngsê, mangan điôxýt (MnO2) là chất khử cực. | ||||
|
![]() | Chất lỏng | |||
---|---|---|---|---|
Chất ở trạng thái trung gian giữa các trạng thái rắn và khí, gio61ngh chất rắn ở chỗ có thể tích nhất định và khó nén, nhưng lại giống chất khí ở chỗ không có hình dạng nhất định và khó nén, nhưng lại giống chất khí ở chỗ không có hình dạng nhất định và dễ chảy. Khoảng cách giữa các phân tử của chất lỏng vào cỡ kích thước của chính phân tử nên lực tương tác giữa các phân tử khá lớn. Vì vậy chất lỏng có cấu trúc “trật tự gần” (các phân tử sắp xếp có trật tự trong từng thể tích nhỏ) và có sức căng mặt ngoài. Chất lỏng lý tưởng. Chất lỏng không có tính nhớt và chịu được mọi lực nén mà không giảm thể tích. Chất lỏng thực bao giờ cũng có tính nhớt và khi chịu nén đủ lớn thì thể tích giảm đi một chút. | ||||
|
![]() | Chất lưu | |||
---|---|---|---|---|
Tên gọi chung của chất lỏng và chất khí | ||||
|
![]() | Chất nghịch từ | |||
---|---|---|---|---|
Chất có độ từ thẩm m nhỏ hơn đơn vị một chút. Ví dụ m (nước) = 0,99991. Các phân tử của chất nghịch từ không có momen từ riêng. Khi đặt trong từ trường ngoài, do hiện tượng cảm ứng điện từ, xuất hiện một từ trường yếu ngược chiều từ trường ngoài. Vì vậy chất nghịch từ không bị nam châm hút mà lại bị đẩy. | ||||
|
![]() | Chất nhạy sáng, chất cảm quang | |||
---|---|---|---|---|
Chất dùng làm phim ảnh, giấy ảnh. Thường là muối bạc halogenua, khi chịu tác dụng của ánh sáng thì bạc kim loại kết tủa thành những chỗ đem trên phim. | ||||
|
![]() | Chất nhiệt | |||
---|---|---|---|---|
Để giải thích các hiện tượng nhiệt, một số nhà vật lý thế kỷ 16 giả thiết có một chất không có khối lượng, gọi là chất nhiệt, thấm vào các vật nhiều hay ít, làm cho các vật ấy nóng nhiều hay ít. Gải thiết sai lầm này mãi đến thế kỷ 19 mới bị loại bỏ. | ||||
|
![]() | Chất phát quang | |||
---|---|---|---|---|
Chất phát ra ánh sáng trông thấy khi bị kích thích (nhận năng lượng của electron, hoặc của bức xạ tử ngoại). Nếu sau khi ngừng kích thích, sự phát quang còn tiếp tục trong một thời gian đáng kể (t > 10-6 giây) thì ta có chất lân quang. Chất phát quang, nhất là chất lân quang, được dùng để làm màn đèn hình, màn tia X, đèn ống v.v.… | ||||
|
![]() | chất rắn | |||
---|---|---|---|---|
Chất rắn ở trạng thái trong đó nó có thể tích và hình dạng xác định. Phải tác dụng lực lên chất rắn mới làm nó biến dạng. Biến dạng này có thể là đàn hồi, (mất đi sau khi lực ngoài thôi tác dụng), hoặc là dẻo (vẫn còn một phần sau khi lực ngoài thôi tác dụng). Biến dạng đàn hồi của vật rắn tuân theo định luật Húc. Chất rắn có thể là chất kết tinh (có cấu trúc tinh thể), hoặc chất vô định hình. Chất rắn tuyệt đối. Chất rắn hoàn toàn không biến dạng khi chịu lực; đây chỉ là mô hình lý tưởng, các chất rắn thực bao giờ cũng biến dạng khi chịu lực. | ||||
|
![]() | chất sắc từ | |||
---|---|---|---|---|
Chất sắt từ 1/ Định nghĩa: Sắt từ là các chất có từ tính mạnh, hay khả năng hưởng ứng mạnh dưới tác dụng của từ trường ngoài, mà tiêu biểu là sắt (Fe), và tên gọi "sắt từ" được đặt cho nhóm các chất có tính chất từ giống với sắt. Các chất sắt từ có hành vi gần giống với các chất thuận từ ở đặc điểm hưởng ứng thuận theo từ trường ngoài. Tính sắt từ dùng để chỉ thuộc tính (từ tính mạnh) của các chất sắt từ. Chất sắt từ là một trong những vật liệu được sử dụng sớm nhất trong lịch sử loài người, với việc sử dụng các đá nam châm làm la bàn hoặc làm các vật dụng hút sắt théptừ hơn 2000 năm trước, xuất phát là từ Trung Hoa và Hy Lạp cổ đại.
2/ Các tính chất đặc trưng của chất sắc từ: Các chất sắt từ như sắt (Fe), côban (Co), niken (Ni), gađôli (Gd)... là các chất sắt từ điển hình. Các chất này là các chất vốn có mômen từ nguyên tử lớn như sắt là 2,2 μB, Gd là 7 μB... và nhờ tương tác trao đổi giữa các mômen từ này, mà chúng định hướng song song với nhau theo từng vùng, còn gọi là các đômen từ tính. Mômen từ trong mỗi vùng đó gọi là từ độ tự phát - có nghĩa là các chất sắt từ có từ tính nội tại ngay khi không có từ trường ngoài. Đây là các nguồn gốc cơ bản tạo nên các tính chất của chất sắt từ.
Hình ảnh các đômen từ của màng CoIr chụp ở chế độ Fresnel trên kính hiển vi điện tử truyền qua.
a/Hiện tượng từ trễ: Là một đặc trưng dễ thấy nhất ở chất sắt từ. Khi từ hóa một khối chất sắt từ các mômen từ sẽ có xu hướng sắp xếp trật tự theo hướng từ trường ngoài do đó từ độ của mẫu tăng dần đến độ bão hòa khi từ trường đủ lớn (khi đó các mômen từ hoàn toàn song song với nhau). Khi ngắt từ trường hoặc khử từ theo chiều ngược, do sự liên kết giữa các mômen từ và các đômen từ, các mômen từ không lập tức bị quay trở lại trạng thái hỗn độn như các chất thuận từ mà còn giữ được từ độ ở giá trị khác không. Có nghĩa là đường cong đảo từ sẽ không khớp với đường cong từ hóa ban đầu, và nếu ta từ hóa và khử từ theo một chu trình kín của từ trường ngoài, ta sẽ có một đường cong kín gọi là đường cong từ trễ. Có nhiều cơ chế khác nhau để tạo ra hiện tượng trễ như cơ chế dịch chuyển vách, cơ chế quay mômen từ, cơ chế hãm sự phát triển của các mầm đảo từ... Và trên đường cong từ trễ, ta sẽ có các đại lượng đặc trưng của chất sắt từ như sau: - Từ độ bão hòa: Là từ độ đạt được trong trạng thái bão hòa từ, có nghĩa là tất cả các mômen từ của chất sắt từ song song với nhau. - Từ dư: Là giá trị từ độ khi từ trường được khử về 0. - Lực kháng từ: Là từ trường ngoài cần thiết để khử mômen từ của mẫu về 0, hay là giá trị để từ độ đổi chiều. Đôi khi lực kháng từ còn được gọi là trường đảo từ. -Từ thẩm: Là một tham số đặc trưng cho khả năng phản ứng của các chất từ tính dưới tác dụng của từ trường ngoài. Từ thẩm của các chất sắt từ có giá trị lớn hơn 1 rất nhiều, và phụ thuộc vào từ trường ngoài. - Nhiệt độ Curie: Là nhiệt độ mà tại đó, chất bị mất từ tính. Ở dưới nhiệt độ Curie, chất ở trạng thái sắt từ, ở trên nhiệt độ Curie, chất sẽ mang tính chất của chất thuận từ. Nhiệt độ Curie là một tham số đặc trưng cho chất sắt từ, ví dụ như: Sắt: 1043 K; Côban: 1388 K; Niken: 627 K… b/ Dị hướng từ tinh thể: Là năng lượng liên quan đến sự định hướng của các mômen từ và đối xứng tinh thể của vật liệu. Do tính dị hướng của cấu trúc tinh thể, sẽ có sự khác nhau về khả năng từ hóa khi ta từ hóa theo các phương khác nhau, dẫn đến việc vật liệu có phương dễ từ hóa, gọi là trục dễ (từ hóa) và phương khó từ hóa (gọi là trục khó). Năng lượng dị hướng từ tinh thể là năng lượng cần thiết để quay mômen từ trục khó sang trục dễ. Hằng số dị hướng từ tinh thể là các đại lượng đặc trưng cho các chất sắt từ. 3/ Tương tác trao đổi và đômen từ: Tương tác trao đổi là tương tác được giả thiết theo lý thuyết sắt từ Heisenberg nhằm giải thích sự định hướng song song của các mômen từ trong vật liệu. Tương tác trao đổi có bản chất là tương tác tĩnh điện đặc biệt giữa các điện tử tạo ra sự định hướng song song của các spin khi các điện tử ở một khoảng cách đủ gần sao cho các hàm sóng của chúng phủ nhau để cực tiểu hóa năng lượng của hệ. Năng lượng tương tác trao đổi được cho bởi công thức:
với S1, S2 là các spin, J là tích phân trao đổi, cho bởi:
J mang giá trị dương khi các spin song song nhau và âm khi các spin phản song song. Ψ là hàm sóng của các điện tử. Đômen từ: Nhờ có tương tác trao đổi, các mômen từ của chất sắt từ sắp xếp hoàn toàn song song với nhau, nhưng không phải trong toàn bộ vật thể mà trong từng vùng, gọi là các miền từ hóa, hay các đômen từ. Trong mỗi đômen, các mômen từ song song với nhau tạo nên từ độ tự phát của chất sắt từ, nhưng trong toàn vật thể ở trạng thái khử từ thì mômen từ của các đômen sẽ sắp xếp hỗn loạn nên tổng từ độ trong toàn khối vẫn bằng 0. Khi có từ trường ngoài, do các mômen từ có xu hướng bị quay theo từ trường nên sẽ dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc đômen như sự dịch chuyển vách đômen, sự thay đổi kích thước đômen, sự định hướng mômen từ.. tạo nên quá trình từ hóa phức tạp của chất sắt từ. 4/ Các loại vật liệu sắt từ: Có nhiều cách khác nhau để phân chia các vật liệu sắt từ, nhưng cách thông dụng nhất vẫn là phân chia theo khả năng từ hóa và khử từ của vật liệu. Theo cách phân chia này sẽ có 2 nhóm vật liệu sắt từ chính: Vật liệu từ cứng: Là các vật liệu sắt từ khó từ hóa và khó khử từ thường dùng cho các ứng dụng lưu trữ từ trường như nam châm vĩnh cửu, vật liệu ghi từ... Các vật liệu từ cứng điển hình là Nd2Fe14B, Sm2Co5, FePt… Ứng dụng: dùng để chế tạo các nam châm vĩnh cửu hoặc được sử dụng làm vật liệu ghi từ trong các ổ đĩa cứng, các băng từ. Nam châm đất hiếm NdFeB - vật liệu từ cứng điển hình. Vật liệu từ mềm: Là các vật liệu sắt từ dễ từ hóa và dễ bị khử từ, thường dùng cho các ứng dụng hoạt động trong từ trường ngoài như lõi biến thế, nam châm điện, lõi dẫn từ, cảm biến từ trường... Các vật liệu từ mềm điển hình là sắt silic (FeSi), hợp kim permalloy NiFe... Ứng dụng: lõi biến thế, lõi dẫn từ, cuộn cảm; nam châm điện; cuộn chặn, cảm biến đo từ trường…
5/ Ứng dụng của vật liệu sắt từ: Có thể nói vật liệu sắt từ đang được nghiên cứu và ứng dụng hết sức rộng rãi trong khoa học, công nghiệp cũng như trong đời sống, từ các nam châm vĩnh cửu, đến các lõi biến thế, hay cao hơn là các ổ cứng máy tính, các đầu đọc ổ cứng... Một hiệu ứng khác của chất sắt từ là hiệu ứng từ nhiệt khổng lồ đang được nghiên cứu phát triển các thế hệ máy lạnh hoạt động bằng từ trường thay thế cho các máy lạnh truyền thống với ưu điểm không ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng và nhỏ gọn. Các hiệu ứng từ điện trở của các chất sắt từ cũng đang được khai thác để ra đời các linh kiện điện tử thế hệ mới gọi là spintronic, tức là các linh kiện hoạt động bằng cách điều khiển spin của điện tử... | ||||
|
![]() | chất sắt từ | |||
---|---|---|---|---|
Chất có độ từ thẩm rất lớn (cỡ trăm, nghìn). Trong chất sắt từ có những miền nhiễm từ tự nhiên (đômen sắt từ) có kích thước khoảng 10-4 – 10-3cm. Khi chưa có từ trường ngoài, các miền nhiễm từ sắp xếp hỗn độn nên mômen từ trường của chúng triệt tiêu nhau. Khi có từ trường ngoài B0 các miền nhiễm từ sắp xếp sao cho các momen từ cộng lại, sinh ra từ trường phụ B’ lớn hơn B0 rất nhiều. Khi B0 triệt tiêu thì chất sắt từ vẫn còn từ trường Bd gọi là cảm ứng từ dư. Từ trường này chỉ bị khử bởi một từ trường ngoài ngược chiều, đạt giá trị Bk gọi là cảm ứng khử từ. Các chất sắt từ điển hình là sắt, coban, niken, gadolini … Chất sắt từ chỉ có tinh sắt từ tới một nhiệt độ cực đạ, xác định đối với từng chất, gọi là nhiệt độ Quyri (Curie) Tc. Ví dụ: Tc của sắt = 7700C. Ứng dụng quan trọng nhất của chất sắt từ để làm nam châm điện. | ||||
|
![]() | chất thuận từ | |||
---|---|---|---|---|
Chất có độ từ thẩm lớn hơn đơn vị rất ít, ví dụ (nhôm) = 1,000023. Không khí, êbônit … là những chất thuận từ. Mỗi phân tử chất thuận từ có mômen từ nhỏ. Khi chưa có từ trường ngoài B0 thì các mômen từ này sắp xếp hỗn độn. Khi có từ trường ngoài tác dụng thì các mômen từ định hướng theo B0; sinh ra từ trường B’ nhỏ cùng chiều với B0 nên chất thuận từ bị cực nam châm hút (nhẹ). Nhiệt độ tăng thì độ từ thẩm của chất thuận từ giảm. | ||||
|
![]() | chất thuận từ 1 | |||
---|---|---|---|---|
Chất thuận từ 1/ Giới thiệu chung: Thuận từ là những chất có từ tính yếu. Tính chất thuận từ thể hiện ở khả năng hưởng ứng thuận theo từ trường ngoài, có nghĩa là các chất này có mômem từ nguyên tử giá trị nhỏ. Khi có tác dụng của từ trường ngoài, các mômen từ này sẽ bị quay theo từ trường ngoài, làm cho caảm ứng từ tổng cộng trong chất tăng lên. Thuận từ được xếp vào nhóm các chất phi từ, hoặc nhóm không có trật tự từ. Từ tính yếu của thuận từ do hai yếu tố đem lại: vMômen từ nguyên tử. vCác mômen từ nguyên tử này nhỏ và hoàn toàn không tương tác với nhau. vCác chất thuận từ điển hình là: oxygen, nhôm…
Hình ảnh quen thuộc mà các bạn hay thấy là ôxy lỏng bị hút vào nam châm điện cũng chỉ quan sát thấy trong các nam châm mạnh bởi tính thuận từ cũng là tính chất yếu.
Mô hình về cấu trúc mômem của chất thuận từ: hệ mômen từ của chất thuận từ được xem như các nam châm nhỏ, độc lập, không tương tác.
2/ Chất thuận từ trong lý thuyết cổ Langevin: Từ tính của chất thuận từ được tính theo mômen từ nguyên tử mà trong đó, coi rằng các mômen từ này không tương tác, không tồn tại tương tác trao đổi trong các chất thuận từ. độ từ hóa của chất thuận từ được xác định bởi:
kB,H,T là hằng số Boltzmann, từ trường ngoài và nhiệt độ. N,V,μ0 là số nguyên tử, thể tích của vật và mômen từ của một nguyên tử. 3/ Siêu thuận từ: Siêu thuận từ (Superparamagnetism) là một hiện tượng, một trạng thái từ tính xảy ra ở các vật liệu từ, mà ở đó chất biểu hiện các tính chất giống như các chất thuận từ, ngay ở dưới nhiệt độ Curie . Đây là một hiệu ứng kích thước, về mặt bản chất là sự thắng thế của năng lượng nhiệt so với năng lượng định hướng khi kích thước của hạt quá nhỏ. Hiện tượng siêu thuận từ xảy ra đối với các chất sắt từ có cấu tạo bởi các hạt tinh thể nhỏ. Khi kích thước hạt lớn, hệ sẽ ở trạng thái đa đômen, mỗi hạt sẽ cấu tạo bởi nhiều đômen từ. Khi kích thước hạt giảm dần, chất sẽ chuyển sang trạng thái đơn đômen, có nghĩa là mỗi hạt sẽ là một đômen. Khi kích thước hạt giảm quá nhỏ, năng lượng định hướng nhỏ hơn nhiều so với năng lượng nhiệt, khi đó năng lượng nhiệt sẽ phá vỡ sự định hướng song song của các mômen từ, và khi đó mômen từ của hệ hạt sẽ định hướng hỗn loạn như trong chất thuận từ. 4/ Ứng dụng: Các vật liệu siêu thuận từ đang được ứng dụng nhiều trong vật lý và y-sinh học nhờ khả năng hồi đáp nhanh với sự tác dụng của từ trường bên ngoài. Siêu thuận từ được sử dụng trong các hạt nano từ tính, đặt trong các chất lỏng từ. Ứng dụng vật lý: Ứng dụng y - sinh học:Nhóm Khắc Minh+Nhất Hạnh - lớp 11A5-trường Lê Hồng Phong | ||||
|
![]() | Chất điểm | |||
---|---|---|---|---|
Vật mà khi nghiên cứu chuyển động của nó ta có thể bỏ qua hình dạng và kích thước, và coi như một điểm. Khi phạm vi chuyển động rất lớn so với vật thì có thể coi vật là chất điểm. Ví dụ: Khi nghiên cứu quỹ đạo của đạn trong không khí thì có thể coi đạn là chất điểm. Nhưng khi nghiên cứu chuyển động xoắn ốc của nó trong nòng súng thì không thể coi là chất điểm được. | ||||
|
![]() | Chất điện môi, chất cách điện | |||
---|---|---|---|---|
Chất mà điện tích chỉ nằm yên ở chỗ xuất hiện chứ không di chuyển được đi nơi khác. Chất điện môi có điện trở suất rất lớn. Ví dụ điện trở suất của thủy tinh là 109 m | ||||
|
![]() | Chất điện phân | |||
---|---|---|---|---|
Chất khi hòa tan trong dung dịch, hoặc khi nóng chảy thì bi phân ly thành các ion âm và dương, trở thành dẫn điện tốt. | ||||
|
![]() | chiết quang | |||
---|---|---|---|---|
Tính từ dùng để so sánh các chiết suất. Khi chiết suất của môi trường 1 lớn hơn chiết suất của môi trường 2 thì ta nói rằng môi trường 1 chiết quang hơn môi trường 2. | ||||
|
![]() | chiết suất | |||
---|---|---|---|---|
Tỷ số n giữa sin của góc tới i và sin của góc khúc xạ r. (1) Nếu môi trường chứa tia tới là chân không thì n gọi là chiết suất tuyệt đối. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường bằng tỷ số giữa vận tốc ánh sáng trong chân không c, và vận tốc của ánh sáng trong môi trường đang xét v: n = . Nếu n1và n2 là chiết suất tuyệt đố của hai môi trường 1 và 2, v1 và v2 là chiết suất tuyệt đối của hai môi trường đang xét v: n = >1. Nếu n1 và n2 là chiết suất tuyệt đối của hai môi trường 1 và 2, v1 và v2 là vận tốc của ánh sáng trong hai môi trường ấy thì chiết suất của môi trường 2 đối với môi trường 1 (chiết suât tỷ đối) là: Một tia sáng, khi đi qua mặt phân cách hai môi trường, bị khúc xạ theo định luật (1). Nếu gọi môi trường chứa tia tới là môi trường 1 và môi trường chứa tia khúc xạ là môi trường 2 thì n chính là n21. Chiết suất của môi trường thay đổi theo tần số của ánh sáng, do đó có hiện tượng tán sắc. | ||||
|
![]() | chiếu điện, chiếu X – quang | |||
---|---|---|---|---|
Phương pháp quan sát các cơ quan bên trong cơ thể bằng cách rọi tia X vào bệnh nhân đứng trước một màn huỳnh quang. Hình thu được do các mô khác nhau hấp thụ tia X khác nhau. Khi thay màn hình quang bằng phim ảnh thì gọi là chụp điện hay chụp X – quang. | ||||
|
![]() | chim di trú | |||
---|---|---|---|---|
LOÀI CHIM TRÚ ĐÔNG + Từ bấy lâu nay, qua các thử nghiệm hành vi, các nhà khoa học đã biết rằng chim di trú sử dụng một loại la bàn từ trường nội tại (tức trong cơ thể) để định hướng bay. Nhưng việc la bàn đó vận hành cụ thể như thế nào thì vẫn còn là một ẩn số. + Giờ đây, nhà khoa học Dominik Heyers, thuộc Trường Đại học Oldenburg, Đức, và các cộng sự đã có những bằng chứng để khẳng định rằng những phân tử trong mắt chim di trú có sự liên kết với một khu vực trong não có chức năng định hướng. + Cụ thể là nhóm nghiên cứu đã xác lập được mối liên hệ chức năng trực tiếp giữa các tế bào trong võng mạc và một vùng ở não trước có tên là Cluster N. Theo đó, tín hiệu từ những tế bào thần kinh trong mắt nhạy cảm với hướng từ trường đã được nối với một khu vực ở não trước chịu trách nhiệm về thị giác. + Nhóm nghiên cứu đã tiêm một chất đánh dấu (tracer) vào Cluster N, trong khi một chất đánh dấu khác được tiêm vào võng mạc. Chất đánh dấu này có khả năng di chuyển dọc theo các sợi thần kinh. + Sau khi chim định hướng xong, nhóm nghiên cứu nhận thấy cả hai chất đánh dấu này đều di chuyển đến cùng một chỗ – đó là một khu vực chịu trách nhiệm về thị giác nằm trong vùng đồi (thalamus) của não. + Vùng đồi là nơi mà mọi tín hiệu từ các giác quan – như thị giác, thính giác, xúc giác và vị giác – đều phải đi qua trước khi được kết nối với những tế bào thần kinh ở các khu trung tâm khác của não. Có nghĩa những tín hiệu đó phải đi qua một bộ phận lọc thông tin rồi mới đến được khu vực não phân tích (não tư duy). + Qua thử nghiệm này, nhóm nghiên cứu xác định Cluster N và võng mạc có sự liên hệ chặt chẽ với nhau để giúp chim có khả năng định hướng theo từ trường. Nói cách khác, não đã xử lý những thông tin về hướng từ trường được chuyển đến từ mắt chim. + Điều đó có nghĩa là chim di trú cảm nhận từ trường như là một mô hình thị giác, tức “nhìn thấy” từ trường. Bà Heyers giải thích rằng trong võng mạc chim di trú có các protein cryptochrome chứa các phân tử cần thiết cho việc cảm ứng từ trường. Chính các protein này đã kích thích các tế bào cảm thụ hình ảnh, tùy theo hướng của từ trường. + Theo nhóm nghiên cứu, các protein cryptochrome này đóng vai trò như một la bàn giúp chim di trú có khả năng định hướng trong khi bay. @ Một số loại chim trú đông: + Chim Garden Warbler (chim chích) được ước tính có khoảng 10 triệu con trên toàn thế giới, thường sinh sản ở Bắc Âu và trú đông ở châu Phi. Loài chim này đã được dùng để thí nghiệm ở trên. + Chim Swainson (chim hét) là loài chim di trú có bộ lông màu nâu lục thường kiếm ăn ở các khu rừng tùng bách Alaska, miền nam Canada, bang bắc California, Michigan, New England và Newfoundland (Mỹ). Vào mùa thu, loài chim hét bay đi rất xa, đến Peru và Ecuador - nơi chúng trú đông - một quãng đường dài tối thiểu 4.800 km, phải bay không nghỉ suốt 16 tiếng qua vịnh Mexico. Loài chim này là những đối tượng thí nghiệm đặc biệt thuận lợi. Một điều ngẫu nhiên là các chú chim hét có những hành vi di trú ngay cả khi chúng chưa bao giờ rời khỏi phòng thí nghiệm. Trong chiếc lồng tròn, chúng nhảy nhót hướng về phía Nam nếu là vào mùa thu và về phía Bắc nếu là vào mùa xuân. Vào những mùa không đi di trú, loài chim này hoạt động vào ban ngày và ngủ vào đêm. Nhưng khi mùa thu đến và ngày trở nên ngắn hơn, những chú chim này bắt đầu ăn nhiều hơn - tăng cân trước khi di trú - và có những biểu hiện của "tình trạng không ngủ được về đêm". Vào thời kỳ đó chúng nhảy nhót suốt đêm. Giả thuyết ban đầu cho rằng, loài chim hét Swainson cũng dùng phương pháp ngủ một bán cầu não, một hình thức ngủ đã được quan sát thấy ở nhiều loài chim: một mắt nhắm còn mắt kia vẫn mở. Giả thuyết này cho rằng chim bay được với những quãng đường lớn là nhờ vào việc ngủ luân phiên từng bên não bộ của chúng. Nhưng sau khi thực hiện một số thí nghiệm sơ bộ, nhà nghiên cứu cho rằng cách ngủ này không phải là phương thức chính mà chim hét dùng để xử lý việc mất ngủ. Thay vì thế, chúng thay đổi thói quen hằng ngày vào mùa di trú: chúng ít hoạt động hơn và ngủ lơ mơ. Chúng có thể để cho mắt xếch lên và xù lông ra - một dấu hiệu của việc ngủ lơ mơ. Cách thức ngủ này rất hiếm gặp vào mùa không di trú. Nhà nghiên cứu cho rằng những giấc ngủ ngắn này rất quan trọng trong việc chiến đấu với tình trạng mất ngủ. Có thể chúng có những giấc ngủ cực ngắn trong khi bay. Để có thời gian dành cho những giấc ngủ dạng này, chim hét phải từ bỏ những việc mà Bingman mô tả là hoạt động khám phá hoặc chơi đùa nhảy nhót. Nhóm:+ Phạm Anh Dũng + Châu Trọng Nam
| ||||
|
![]() | chim di trú 1 | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Chim di trú “nhìn thấy” từ trường Trái ĐấtLàm thế nào mà các loài chim di trú biết được đâu là hướng Bắc? Một nghiên cứu mới xác định rằng trong thực tế chúng đã “nhìn” được từ trường của Trái Đất để định hướng toàn cầu trong khi bay.
Từ bấy lâu nay, qua các thử nghiệm hành vi, các nhà khoa học đã biết rằng chim di trú sử dụng một loại la bàn từ trường nội tại (tức trong cơ thể) để định hướng bay. Nhưng việc la bàn đó vận hành cụ thể như thế nào thì vẫn còn là một ẩn số. Giờ đây, nhà khoa học Dominik Heyers, thuộc Trường Đại học Oldenburg, Đức, và các cộng sự đã có những bằng chứng để khẳng định rằng những phân tử trong mắt chim di trú có sự liên kết với một khu vực trong não có chức năng định hướng. Cụ thể là nhóm nghiên cứu đã xác lập được mối liên hệ chức năng trực tiếp giữa các tế bào trong võng mạc và một vùng ở não trước có tên là Cluster N. Theo đó, tín hiệu từ những tế bào thần kinh trong mắt nhạy cảm với hướng từ trường đã được nối với một khu vực ở não trước chịu trách nhiệm về thị giác. Nhóm nghiên cứu đã tiêm một chất đánh dấu (tracer) vào Cluster N, trong khi một chất đánh dấu khác được tiêm vào võng mạc. Chất đánh dấu này có khả năng di chuyển dọc theo các sợi thần kinh. Sau khi chim định hướng xong, nhóm nghiên cứu nhận thấy cả hai chất đánh dấu này đều di chuyển đến cùng một chỗ – đó là một khu vực chịu trách nhiệm về thị giác nằm trong vùng đồi (thalamus) của não.
Vùng đồi là nơi mà mọi tín hiệu từ các giác quan – như thị giác, thính giác, xúc giác và vị giác – đều phải đi qua trước khi được kết nối với những tế bào thần kinh ở các khu trung tâm khác của não. Có nghĩa những tín hiệu đó phải đi qua một bộ phận lọc thông tin rồi mới đến được khu vực não phân tích (não tư duy). Qua thử nghiệm này, nhóm nghiên cứu xác định Cluster N và võng mạc có sự liên hệ chặt chẽ với nhau để giúp chim có khả năng định hướng theo từ trường. Nói cách khác, não đã xử lý những thông tin về hướng từ trường được chuyển đến từ mắt chim. Điều đó có nghĩa là chim di trú cảm nhận từ trường như là một mô hình thị giác, tức “nhìn thấy” từ trường. Bà Heyers giải thích rằng trong võng mạc chim di trú có các protein cryptochrome chứa các phân tử cần thiết cho việc cảm ứng từ trường. Chính các protein này đã kích thích các tế bào cảm thụ hình ảnh, tùy theo hướng của từ trường. Theo nhóm nghiên cứu, các protein cryptochrome này đóng vai trò như một la bàn giúp chim di trú có khả năng định hướng trong khi bay. Chim di trú được sử dụng trong nghiên cứu này là Garden Warbler – loài chim được ước tính có khoảng 10 triệu con trên toàn thế giới, thường sinh sản ở Bắc Âu và trú đông ở châu Phi.
Lông vũ nắm bí mật về đường chim di cư
Từ lâu, người ta đã biết Đông Âu là vùng sinh sản chính của chim chích nước, một loài chim bị nguy cấp trên toàn cầu, nhưng chưa ai tìm thấy nơi trú đông của chúng. Các nhà khoa học hy vọng nhờ phân tích đồng vị hóa học trên lông vũ, họ có thể tìm ra lộ trình di cư bí ẩn này. Chim chích nước sinh sản chủ yếu ở Ba Lan, Belarus, Ukraina, và một lượng nhỏ sống ở Lithuania và Hungary. Ở Tây Âu, hầu hết sinh cảnh của loài chim này đã biến mất từ năm 1945. Người ta cho rằng chim chích nước nghỉ đông ở các đầm lầy Tây Phi, phía nam sa mạc Sahara. Nhưng cho đến nay, chưa bắt được con nào ở đây.
Một nhóm khoa học tại Hiệp hội Bảo tồn chim Hoàng gia Anh (RSPB) đang nghiên cứu các đồng vị bền (những nguyên tử của cùng một nguyên tố nhưng có khối lượng khác nhau) và các nguyên tố vết trong lông chim để tìm ra nơi chúng trú đông. RSPB cho biết: “Khi lông chim mọc, hàm lượng các nguyên tố và tỷ lệ đồng vị bền lắng đọng trong đó phản ánh đặc điểm về nguyên tố và đồng vị trong môi trường mà chúng sống, và đặc điểm này duy trì ổn định suốt cuộc đời của chiếc lông”. Chim chích nước mọc lông đuôi và lông cánh ở châu Phi. Do vậy, chỉ cần thu thập lông của chúng tại các vùng sinh sản ở châu Âu, ta sẽ biết về những hồ nước nơi chúng trú đông. Thậm chí lông của các loài chim chích châu Phi sống cùng khu vực đó (loài thay thế) cũng sẽ có những dấu hiệu hóa học và đồng vị tương tự với chim chích nước châu Âu. Nhóm nghiên cứu đã thu thập mẫu vật từ một loạt loài chim thay thế ở hồ Chad, Nigeria. Họ đã phát hiện ra rằng chim chích Ba Lan nghỉ đông ở đâu đó, không cùng khu vực với đồng loại của chúng có xuất xứ từ Ukraina và Belarus. Tuy nhiên, việc truy tìm nơi trú đông này vẫn chưa đến đích, và các nhà khoa học còn đang “dò dẫm” ở những bước đi đầu tiên.
Chim đi trú đôngNói về những loài động vật di cư đi trú đông: Làm sao chúng biết được khi nào phải đi trú đông trước khi mùa đông đến và chúng nên đi đâu để tránh mùa đông? Nếu chúng ..chờ thời tiết lạnh đến, rồi chờ cho những chi trên cơ thể phát triển đủ mạnh, đủ bền để di chuyển..thì có lẽ chúng đã chết hết rồi. Mà chết thì không thể tiến hóa. Làm thế nào một con chim nhỏ có thể di chuyển qua đại dương để tìm nơi di trú mà không mệt mỏi, chết trong 9 ngày bay liên tục? Chỉ có thể do Đấng Tạo Hóa tạo nên. Đầu tháng trước, một nàng chim Godwit đuôi sọc, một giống chim nước, đã hoàn thành chuyến bay lịch sử từ Alaska băng qua Thái Bình Dương tới New Zealand, không hề ăn uống trên đường đi.
Hành trình từ New Zealand tới Alaska của chim godwit. Ảnh: LiveScience Các nhà sinh học theo dõi chuyến đi này cho biết, đây là chuyến di cư không nghỉ dài nhất của chim từng được ghi nhận. Con chim lội, còn được gọi là godwit đuôi sọc, hoàn tất hành trình trong 9 ngày. Các nhà khoa học còn tiết lộ loài chim này di chuyển thẳng qua Thái Bình Dương mênh mông thay vì bay dọc theo bờ Đông châu Á. “Điều này chứng tỏ loài chim có những điều kỳ diệu và khó tin biết bao”, Phil Battley, từ Đại học Massey ở New Zealand, một thành viên nhóm nghiên cứu nhận định. Khoảng 70.000 con chim godwit đuôi sọc (Limosa lapponica) thực hiện chuyến di cư này mỗi năm. Godwit dành cả mùa hè để sinh sản ở miền tây và bắc Alaska, rồi tụ tập lại ở Bán đảo Alaska vào mùa thu để thực hiện chuyến bay dài tới trú đông ở New Zealand và đông nam Australia. Sang xuân, chúng thực hiện hành trình ngược lại (trên hình). Battley và cộng sự đã gắn các thiết bị truyền tín hiệu vệ tinh vào 16 con chim tại hai địa điểm ở New Zealand trong mùa hè vừa qua. | ||||||||||
|
![]() | chỉnh lưu | |||
---|---|---|---|---|
Ðổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. | ||||
|
![]() | chu kì bán rã | |||
---|---|---|---|---|
Đặc trưng của một chất phóng xạ, bằng khoảng thời gian để sau đó một nữa số nguyên tử của các chất ấy bị phân rã. Cũng áp dụng cho sự phân rã của các hạt sơ cấp không bền. | ||||
|
![]() | chu kỳ | |||
---|---|---|---|---|
Khoảng thời gian nhỏ nhất để sau đó hệ có chuyển động tuần hoàn trở lại đúng trạng thái của nó ở thời điểm ban đầu của khoảng. Cũng là thời gian để hệ giao động thực hiện được một giao động, hoặc sóng lan truyền được một bước sóng. Chu kì T liên hệ với tần số f theo công thức T=1/f. | ||||
|
![]() | Chu trình | |||
---|---|---|---|---|
Chuỗi quá trình khép kín, nghĩa là sau mỗi chu trình hệ trở lại trạng thái xuất phát. Chu trình Cacnô. Chu trình hoạt động của một động cơ nhiệt lí tưởng, gồm hai quá trình đẳng nhiệt ở các nhiệt độ T1 (của nguồn nóng) và T2 (của nguồn lạnh) và hai quá trình đoạn nhiệt (H.24). Hiệu suất của động cơ nhiệt lí tưởng làm việc theo chu trình Cacnô với tác nhân là khí lí tưởng, bằng Theo định luật Cacnô mọi máy nhiệt thực có nhiệt độ nguồn nóng là T1 và nhiệt độ nguồn lạnh T2 đều có hiệu suất thấp hơn hiệu suất của máy nhiệt lí tưởng . | ||||
|
![]() | chu trình từ trễ | |||
---|---|---|---|---|
Chu trình biến thiên của cảm ứng của ứng từ B của một chất sắt từ theo sự biến thiên tuần hoàn của từ trường ngoài (có cảm ứng từ B0). Đồ thị của chu trình từ trễ có dạng vẽ trong hình 25, B không đổi dấu đồng thời với B0 mà trễn hơn, nên khi B0 triệt tiêu thì B vẫn có một giá trị Bđ gọi là cảm ứng từ dư. Giá trị Bk mà B0 cần có để làm B triệt tiêu gọi là cảm ứng khử từ. (hình 25) | ||||
|
![]() | Chuẩn đo lường | |||
---|---|---|---|---|
Vật hoặc dụng cụ thể hiện cụ thể một đơn vị đo lường, làm mẫu mực cho tất cả các nước (chuẩn quốc tế) hoặc cho một nước (chuẩn quốc gia và các chuẩn sao), một tỉnh (chuẩn thứ, chế tạo với số lượng tương đối lớn để kiểm định các dụng cụ đo lường) | ||||
|
![]() | Chùm sáng | |||
---|---|---|---|---|
Tập hợp các tia sáng trong một hình nón hoặc hình trụ. Nếu tia sáng (hoặc đường thẳng kéo dài của chúng) xuất phát từ một điểm (đỉnh của hình nón) thì chùm sáng là phân kỳ; nếu chúng đi tới gặp nhau ở một điểm, thì chùm sáng là hội tụ. Trong chùm sáng song song, các tia sáng là những đường thẳng song song nhau. | ||||
|
![]() | Chụp ảnh | |||
---|---|---|---|---|
Kỹ thuật thu hình ảnh của một vật bằng một dụng cụ gọi là máy ảnh. Máy này có bộ phận chủ yếu và vật kính, cho ảnh thực của vật trên phim hoặc kính ảnh mà bề mặt có chất nhạy sáng (bạc holagenua). Các tia sáng đi từ vật rọi vào lớp nhạy sáng làm giải phóng bạc tạo thành ảnh ẩn tàng. Sau khi ngâm phim trong thuộc hiện và thuốc hãm thì ta có ảnh âm bản (chỗ sáng trên vật thành đem trên phim và ngược lại). từ phim âm bản có thể in ra giấy ảnh (giấy có phủ lớp nhạy sáng) rất nhiều ảnh dương bản với những chỗ đen trắng đúng như ở vật. Chụp ảnh nổi. Kỹ thuật cho hình ảnh của vật sao cho khi quan sát cũng có cảm giác về chiều sâu như nhìn vật thực. Một phương pháp đơn giản để chụp ảnh nổi là chụp hia hình của vật từ hai điểm khác nhau, ứng với mắt phải và mắt trái. Chụp toàn ảnh (tiếng Anh Holography). Kỹ thuật chụp ảnh nổi hiện đại, (dùng tia lade khi chụp và quan sát), cho cảm giác giống hệt như khi nhìn vật thực. Đặc điểm là một mẫu ảnh toàn ảnh cũng cho hình như cả ảnh chỉ kém rõ. | ||||
|
![]() | Chuyển lượng tử | |||
---|---|---|---|---|
Sự chuyển của nguyên tử, hạt nhân … từ trạng thái này sang trạng thái khác, kèm theo sự phóng ra hay hấp thu photon có năng lượng bằng hiệu những năng lượng của hai trạng thái ấy. | ||||
|
![]() | Chuyển động | |||
---|---|---|---|---|
Theo nghĩa rộng dùng trong triết học, là sự biến đổi nói chung. Theo nghĩa hẹp – chuyển động cơ học – là sự biến đổi theo thời gian của một vị trí đối với vật khác hoặc của các phần của vật đối với nhau.. | ||||
|
![]() | Chuyển động biến đổi đều | |||
---|---|---|---|---|
Chuyển động có mô đun vận tốc tăng đều hoặc giảm đều với thời gian. Trường hợp đầu gọi là chuyển động nhanh dần đều . Trường hợp sau gọi là chuyển động chậm dần đều (v0 là vận tốc ban đầu ). Hằng số a gọi là gia tốc, nếu quỹ đạo là đường thẳng; gọi là gia tốc tiếp tuyến, nếu quỹ đạo là đường cong. Vậy chuyển động biến đổi đều là chuyển động có gia tốc (tiếp tuyến) không đổi về trị số. Nếu chọn một chiều dương trên quỹ đạo và xét các giá trị đại số của vận tốc v và gia tốc a thì chuyển động là nhanh dần đều nếu v và a cùng dấu, chậm dần đều nếu v và a khác dấu. Quãng đường đi của vật là hàm căn bậc hai của thời gian: | ||||
|
![]() | Chuyển động Braonơ (Brown) | |||
---|---|---|---|---|
Nhà thực vật học người Anh 1773 – 1858 đã phát hiện ra chuyển động này). Chuyển động hỗn động của các hạt nhỏ đường kính cỡ 10-3 mm nằm lơ lửng trong chất lỏng, do các va chạm không cân bằng nhau của các phân tử chất lỏng với một hạt lơ lửng. Chuyển động này là một bằng chứng về sự tồn tại của các phân tử và nguyên tử | ||||
|
![]() | Chuyển động cong | |||
---|---|---|---|---|
Chuyển động mà quỹ đạo là một đường cong. Vận tốc có phương của tiếp tuyến với đường cong. Gia tốc nói chung có hai thành phần: gia tốc tiếp tuyến at và gia tốc hướng tâm (hay pháp tuyến) an(H.26)
R là bán kính chỉnh khúc ở điểm đang xét. Nếu quỹ đạo là đường tròn, ta có chuyển động tròn, R là bán kính của đường tròn. Nếu chuyển động tròn là đều, vận tốc có mo đun không đổi nhưng luôn luôn đổi phương, gia tố là gia tốc hướng tâm, có mô đun không đổi. Chuyển động tròn có thể xác định bằng vận tốc góc w (bằng cung tròn đi được trong 1s) và gia tốc . Trong chuyển động tròn đều, w không đổi và . | ||||
|
![]() | Chuyển động của chất lưu | |||
---|---|---|---|---|
Chuyển động của chất lưu (chất lỏng và chất khí) có hai dạng : chuyển động thành lớp và chuyển động xoáy. Trong chuyển động thành lớp các phần tử chất lưu tạo thành những lớp song song, mỗi phần tử khi chuyển động vẫn nằm trong một lớp, không nhảy sang lớp khác. Vận tốc của các lớp dối với nhau hoặc đối với thành ống chênh lệch nhau ít. Chuyển động thành lớp gọi là ổn định (hay dừng nếu ở mỗi điểm vận tốc và khối lượng riêng của chất lưu không đổi với thời gian (có thể khác nhau ở các điển khác nhau). Chuyển động này tuân theo phương trình liên tục và phương trình Becnuli. Trong chuyển động xoáy, các phần tử chất lưu tạo thành các xoáy ở đó chúng có chuyển động quay phức tạp. vận tốc các phần tử biến đổi nhiều từ điểm này đến điểm khác. | ||||
|
![]() | Chuyển động của vật rắn | |||
---|---|---|---|---|
Chuyển động của vật rắn gọi là chuyển động tịnh tiến nếu đoạn thẳng AB nối hai điểm nhất định của vật luôn song song với chính nó. Chuyển động của vật rắn là sự quay quanh một trục cố định Z nếu các điểm vật vạch ra các đường tròn có tâm nằm trên một đường thẳng cố định, gọi là trục quay, vuông góc với mặt phẳng của các đường tròn (H. 27). Nếu w là vận tốc của vật rắn thì vận tốc dài của một điểm M các trục quay khoảng r là: Phương trình chuyển động của vật rắn quay quanh một trục cố định là Iy = M, trong đó I là mô men các ngoại lực đối với trục quay. Chuyển động phẳng hay chuyển động song phẳng của vật rắn là chuyển động của vật rắn trong đó mỗi điểm của vật chuyển động trong một mặt phẳng nhất định, các mặt phẳng này đều song song nhau. Để nghiên cứu chuyển động song phẳng người ta nghiên cứu: 1) Chuyển động của khối tâm 2) Chuyển động quay của vật quay quanh trục đi quan khối tâm và vuông góc với các mặt phẳng chứa quỹ đạo các điểm, coi trục này là cố định. | ||||
|
![]() | Chuyển động nhiệt | |||
---|---|---|---|---|
Chuyển động hỗn loạn của các phân tử của một chất. Gọi như vậy vì động năng trung bình của mỗi phân tử tỷ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối của chất đang xét. | ||||
|
![]() | Chuyển động tương đối | |||
---|---|---|---|---|
Chuyển động của chất điểm M đối vói hệ quy chiếu O’; hệ này chuyển động đối với một hệ quy chiếu O coi là đứng yên. Chuyển động của M đối với hệ O gọi là chuyển động tuyệt đối. vận tốc và gia tốc của chất điểm trong hệ O’ gọi là vận tốc và gia tốc tương đối; vận tốc và gia tốc của nó trong hệ O gọi là vận tốc và gia tốc tương đối (H.28). Nếu ở thời điểm t chất điểm M trùng với một điểm K cố định trong hệ O’ thì vận tốc và gia tốc của K đối với hệ O gọi là vận tốc và gia tốc kéo theo. Ta có định luật cộng vận tốc: , nhưng chỉ có định luật cộng gia tốc tương tự nếu hệ O’ chuyển động tịnh tiến đối với hệ . Nếu hệ O’ có và chuyển động quay thì ta có: là gia tốc Côriôlit. | ||||
|
![]() | Chuyển động đều | |||
---|---|---|---|---|
1. Chuyển động của chất điểm có trị số vận tốc v không đổi theo thời gian. Quãng đường đi được sau thời gian t là s – vt 2. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định là đều nếu vận tốc góc w không đổi. Góc a mà vật quay được sau thời gian t là a = w t | ||||
|
![]() | Con lắc | |||
---|---|---|---|---|
Vật rắn có một trục cố dịnh, khi chịu tác dụng của lực, thường là trọng lực, thì dao động quanh trục ấy. Con lắc đơn (con lắc toán học). Một vật nặng nhỏ, coi như một chất điểm, treo vào một điểm cố định bằng một sợi dây không giãn, khối lượng không đáng kể. Nếu cho con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ ở nơi có gia tốc trọng trường là g thì chu kỳ của con lắc là , 1 là độ dài của con lắc. Con lắc vật lý. Một vật rắn chịu tác dụng của trọng lực và dao động quanh một trục cố định nằm ngang (không đi quan khối tâm). Nếu m là khối lượng của con lắc, d là khoảng cách từ khối tâm đến trục quay và I là mômen quán tính của vật rắn với trục quay thì chu kỳ dao động (với biên độ nhỏ) của con lắc vật lý là: Con lắc thuận nghịch. Một con lắc vật lý làm dưới dạng một thanh cứng mang hai khối trượt và có thể dao động quanh hai trục song song không đối xứng nhau qua khối tâm. Nếu điều chỉnh vị trí của một khối sao cho các chu kỳ dao động của con lắc quanh hai trục bằng nhau thì khoảng cách giữa hai trục đúng bằng nhau thì khoảng cách giữa hai trục đúng bằng độ dài của con lắc đơn đồng bộ, nghĩa là có cùng chu kỳ dao động với con lắc thuận nghịch để đo chính xác gia tốc trọng trường (H.29) Con lắc xoắn. Một bánh xe có thể dao động quanh một trục dưới tác dụng của một lò xo xoắn. Nếu I là mô men quán tính của bánh xe đối với trục quay, là hằng số xoắn của lò xo xoắn (xác định bởi đẳng thức M = k a , M là mô men lực má lò xo sinh ra khi bánh xe quay góc a thì chu kỳ của con lắc xoắn là cũng không phụ thuộc vào biên độ (có thể lớn) Con lắc xoắn là bộ phận bảo đảm cho đồng hồ đeo tay, để bàn … đếm thời gian đều đặn. Lò xo xoắn rất mảnh nên thường gọi là dây tóc (H.30) Con lắc thử đạn (con lắc xung kích) Con lắc vật lý dùng để đo vận tốc của đạn. Đạn bắn ra cắm vào con lắc làm nó quay một góc, từ góc này có thể tính ra vận tốc của đạn | ||||
|
![]() | Con quay | |||
---|---|---|---|---|
Vật rắn đối xứng tròn xoay đối với một trục đi qua khối tâm và có thể quay quanh trục ấy. Nếu đỡ con quay bằng giá đỡ cacđăng sao cho khối tâm cố định và trục quay có thể định hướng bất kỳ thì ta có con quay tự do. Đặc tính của con quay tự do là do mo men các ngoại lực băng không nên mô men động lực )I là mô men quán tính đối với trục quay), và do đó vec tơ vận tốc góc được bảo toàn: trục quay giữ nguyên hướng đối với hệ quy chiếu quán tính (tức là đối với các ngôi sao). Đặc tính này được ứng dụng để làm la bàn con quay, và điều khiển tự động các ngư lôi, máy bay … đi theo một hướng định. Con quay hồi chuyển (H.31) có một điểm cố định không trùng với khối tâm. Nó chịu mô men của trọng lực đối với điểm O, nếu không quay thì nó đổ xuống theo phương của P. Nhưng nếu nó quay thì nó lại có chuyển động đặc biệt gọi là tiến động (hay hồi chuyển): trục quay dịch chuyển theo hướng vuông góc với , nên vạch ra một hình nón có trục thẳng đứng. Người ta quan sát được sự tiến động trong rất nhiều hiện tượng (tiến động của con quay trẻ con chơi, của electron, của Trái đất …) | ||||
|
![]() | Công | |||
---|---|---|---|---|
Đại lượng vật lý đặc trưng cho tác dụng của lực. Công nguyên tố dA mà lực F thực hiện khi điểm đặt của nó dịch chuyển một khoảng nhỏ ds là dA = F.ds.cos a , a là góc giữa F và ds (H.32). Công của lực trên cả đường đi L bằng tổng các công nguyên tố Nếu tac dụng lực lên một vật quay quanh một trục cố định và có mô men M đối với trục ấy, thì công của nó ứng với góc quay nguyên tố d j là: dA = Md j Công là số đo của sự biến thiên năng lượng. Ví dụ, độ biến thiên động năng của một hệ bằng công suất của tất cả các nội lực và ngoại lực. Nếu một hệ được cách nhiệt thì độ biến thiên nội năng của hệ bằng công của ngoại lực. Đơn vị công trong hệ SI là Jun, ký hiệu J 1 jun – 1 niu tơn . mét ( Jun – Joule là tên nhà vật lý học người Anh, 1818 – 1889) | ||||
|
![]() | Cộng hưởng | |||
---|---|---|---|---|
Thuật ngữ chung để trỏ hiện tượng xảy ra trong một hệ dao động cưỡng bức, khi tần số kích thích đạt một giá trị nhất định thì biên độ dao động tăng đột ngột. Ví dụ về cộng hưởng cơ: Cầu treo có thể dao động với một tầm số gọi là tần số riêng của cầu. Nếu một đoàn quân đi đều bước qua cầu thì lực tác dụng là tuần hoàn và có tần số xác định. Nếu tần số này bằng tần số riêng của cầu thì biên độ dao dộng của cầu tăng vọt, cầu có thể bị gãy (như đã xảy ra với chiếc cầu bắc qua sông Loa ở Pháp, năm 1850) Ví dụ về cộng hưởng âm thanh: Nếu dùng một nam châm điện để kích thích một dây đàn bằng thép thì dây đàn chỉ phát âm mạnh (có cộng hưởng) khi tần số kích thích bằng nf1, n là số dương , f1 là tần số cơ bản của dây đàn, phụ thuộc và chiều dài, khối lượng của đơn vị dài và lực căn dây f1 còn gọi là họa âm thứ nhất; f2 = 2f1 gọi là họa âm thứ nhì, f3’’ = 3f1 là họa âm thứ ba v.v.… Cộng hưởng điện: nếu một khung dao động gồm có các yếu tố R, L, C mắc nối tiếp được kích thích bởi hiệu điện thế có tần số w thì biên độ dòng điện I0 phụ thuộc vào w bằng , là tần số riêng của khung. Cộng hưởng là nhọn (rõ) nếu R nhỏ, là tù (không rõ lắm) nếu R lớn. Cộng hưởng nối tiếp còn gọi là cộng hưởng thế vì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây L (hoặc tụ C) lớn hơn hiệu điện thế kích thích được đặt vào một cuôn dây và một tụ lắp song song (H.34) thì khi ta có cộng hưởng dòng: dòng qua cuộn dây L hoặc tụ C lớn hơn nhiều so với dòng I ở mạch chính. | ||||
|
![]() | Công suất | |||
---|---|---|---|---|
Đại lượng đặc trưng cho khả năng chuyển hóa năng lượng nhanh hay chậm của một máy, bằng công chuyển hóa dA thì công suất là Đơn vị công suất trong hệ SI là oát, ký hiệu A 1 oát = (Oát = Walt là tên một kỷ sư người Anh, 1736 – 1819) | ||||
|
![]() | Công suất điện | |||
---|---|---|---|---|
1. Công suất dòng điện không đổi I. Nếu U là hiệu điện thế giữa hai đầu của một đoạn mạch thì công suất điện tiêu thụ trên đoạn ấy là P = UI 2. Công suất của dòng điện xoay chiều. Đại lượng có ý nghĩa là công suất trung bình (trong một chu kỳ), bằng P = UIcos j . U và I là các giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế và dòng điện, cos j gọi là hệ số công suất. P đo bằng oát như các công suất cơ. Tích P0 = UI gọi là công suất biểu kiến hoặc công suất toàn phần,, đo bằng vôn – ampe. Nói chung cos j < 1 nên P < P0 . Nếu đoạn mạch chỉ có cuộn dây (hoặc tụ) điện trở thuần không đáng kể, thì , cuộn dây (hoặc tụ) không tiêu thụ năng lượng. Trong thực tiễn, với cùng một công suất tiêu thụ điện P, phải phấn đấu để giảm dòng I bằng cách tăng cos j (lắp thêm tụ cho các động cơ) | ||||
|
![]() | Công thức phong vũ biểu | |||
---|---|---|---|---|
Công suất cho áp suất khí quyển p theo độ cao h, với giả thiết nhiệt độ của khí quyển không đổi theo độ cao, , trong đó p0 là áp suất khí quyển ở mặt đất (h = 0) m là khối lượng mol của không khí, g là gia tốc trọng trường, T là nhiệt độ tuyệt đối của khí quyển, R là hằng số các khí lý tưởng; (exp(A) trỏ eA). | ||||
|
![]() | Công thức thứ nguyên | |||
---|---|---|---|---|
Một đơn thức cho ta mối liên hệ giữa một đại lượng vật lý dẫn xuất X và các đại lượng đã được chọn làm đại lượng cơ bản trong một một hệ đơn vị. Ví dụ trong hệ SI, chiều dài ký hiệu (ký hiệu L) khối lượng (M) thời gian (T) … đã được chọn làm đại lượng cơ bản thì công thức thứ nguyên của đại lượng X có dạng p,q,r là các số nguyên hoặc phân số, âm hoặc dương. Ví dụ công thức thứ nguyên của vận tốc là [v] = LT-1, vì vận tốc bằng chiều dài chia cho thời gian. Cũng có thể viết [v] = ms-1 để thấy đơn vị của đại lượng dẫn xuất phải suy từ các đơn vị cơ bản ra như thế nào. Quy tắc thứ nguyên cho ta điều kiện cần để một phương trình vật lý là đúng; nếu thay trong hai vế các đại lượng bằng công thức thứ nguyên của chúng thì hai vế phải đồng nhất. Đây không phải là điều kiện đủ. | ||||
|
![]() | Công thức Torixenli | |||
---|---|---|---|---|
( Torricelli, nhà vật lý học người Italia, 1608 – 1647) Công thức cho vận tốc v của dòng chất chảy lỏng qua một lỗ nhỏ của thành bình: ; h là khoảng cách từ lỗ đến mặt thoáng của chất lỏng. | ||||
|
![]() | Công tơ điện, máy đếm điện năng | |||
---|---|---|---|---|
Dụng cụ đo điện năng tiêu thụ trong mạch điện tính ra kilooát giờ (kWh) | ||||
|
![]() | Constantan | |||
---|---|---|---|---|
Hợp kim của đồng và niken, dung để làm các điện trở mà gái trị không đồi trong một khoảng nhiệt độ rộng. | ||||
|
![]() | Duong suc tu | ||||
---|---|---|---|---|---|
Trường: Lê Hồng Phong Lớp 11A3 Nhóm: Phạm Võ Nhất Hạnh Nguyễn Khắc Linh
I. Đường sức từ
1. Định nghĩa:
Một trong những phương pháp mô tả từ trường một cách trực quan, cụ thể là phương pháp hình học. Phương pháp đó được rút ra từ sự quan sát tác dụng của từ trường lên các nam châm thử và sự định hướng của các nam châm thử trong từ trường
Đặt lần lượt một số nam châm thử tại cùng một điểm gần một nam châm thẳng và ghi lại vị trí định hướng của các nam châm thử sau khi đã nằm cân bằng. Thí nghiệm cho biết ở một điểm nhất định, bất kì một nam châm thử nào nằm cân bằng tại đó cũng đều định hướng như nhau.
Ta thấy rằng trong từ trường ta có thể vẽ được những đường cong sao cho tại bất kì điểm nào trên dường cong trục của nam châm thử nằm cân bằng cũng tiếp tuyến với đường cong ấy, chẳng hạn đường cong NABCS trên hình 47.2.
Ta quy ước chiều của đường cong vẽ được là chiều từ cực Nam sang cực Bắc của nam châm thử đặt cân bằng tại bất kì điểm nào trên đường cong.Ta gọi các đường cong vẽ được như vừa nói trên (kể cả chiều) là các đưòng sức từ. Như vậy: Đường sức từ là đường được vẽ sao cho hướng của tiếp tuyến tại bất kì điểm nào trên đường cũng trùng với trục nam châm thử hay hướng của véctơ cảm ứng từ tại điểm đó. A field line is a locus that is defined by a vector field and a starting location within the field. A vector field defines a direction at all points in space; a field line may be constructed by tracing a path in the direction of the vector field. More precisely, the tangent line to the path at each point is required to be parallel to the vector field at that point. Đường sức từ hay còn gọi là đừờng cảm ứng từ.
2. Tính chất:
II. Từ phồ:
Rắc mạt sắt trên một tấm bìa cứng và đặt tấm bìa trên một nam châm. Gõ nhẹ tấm bìa ta thấy các mạt sắt tự sắp xếp lại thành các đoạn đường cong xác định. Hình ảnh được tạo ra bởi các mạt sắt gọi là từ phổ của từ trường. Các “đường cong mạt sắt” cho ta hình ảnh các đường cảm ứng từ
Từ phổ là hình ảnh tập hợp các đường sức của một từ trường, ( Magnetic field lines shown by iron filings around a bar of permanent magnet )
Dựa vào từ phổ thu được ta có thể biết gần đúng về dạng và sự phân bố các đường sức của từ trường. | |||||
|
![]() | Electrôn, điện tử | |||
---|---|---|---|---|
Hạt sơ cấp bền vững mang điện tích nguyên tố âm, kí hiệu e, có khối lượng : Me=9,1095.10-31 kg, điện tích qe=-1,6022.10-19C. Êlectrôn là thành phần cấu tạo nên lớp vỏ của tất cả các nguyên tử. Êlectrôn có thể tách khỏi nguyên tử và trở thành tự do, ít hay nhiều. Chuyển động có định hướng của rất nhiều êlectrôn tạo thành dòng điện trong kim loại (theo quy ước chiều của dòng điện ngược với chiều của các êlectrôn). Trong những điều kiện nhất định êlectron có thể thoát ra khỏi mặt tấm kim loại vượt qua khoảng chân không trong các đèn điện tử và chịu tác dụng của điện trường hay từ trường. Êlectrôn hoá trị: Êlectrôn ở lớp chưa đầy ngoài cùng của nguyên tử. Electrôn-vôn: Đơn vị năng lượng ở ngoài hệ SI nhưng thường dùng trong vật lí hạt nhân, bằng năng lượng mà một êlectrôn thu được khi được tăng tốc bởi hiệu điện thế 1 vôn. kí hiệu : eV. 1 eV=1,6022.10-19 jun Các bội : Kilô êlectrôn-vôn : keV=103 eV. Mêga êlectron-vôn MeV=106 eV. | ||||
|
![]() | Fara | |||
---|---|---|---|---|
Đơn vị điện dung của hệ SI, ký hiệu F, là điện dung của một tụ điện có điện tích 1 cu lông trên mỗi bản khi hiệu điện thế giữa hai bản là vôn Gọi theo tên của nhà vật lý người Anh: Faraday (1791 – 1867) Fara quá lớn nên người ta thường dùng các ước của nó : Microfara 1 m F = 10-6F Picôfara 1pF = 10-12F | ||||
|
![]() | Farađây | |||
---|---|---|---|---|
I. Faraday, nhà vật lý học Anh (1791 – 1867) phát hiện tác dụng của từ trường lên dòng điện, hiện tượng cảm ứng điện từ ; nêu các định lý về điện phân, nghiên cứu sự hưởng ứng tình điện … II. Đơn vị điện lượng dùng trong điện phân | ||||
|
![]() | Ferit | |||
---|---|---|---|---|
Chất sắt oxit, có từ tính giống như chất sắt từ, nhưng là chất cách điện. Dùng trong kỹ thuật vô tuyến điện làm lõi nam châm, ăng ten | ||||
|
![]() | Gam | |||
---|---|---|---|---|
Ước của đơn vị khối lượng, bằng một phần nghìn của kilogam, ký hiệu g ; 1g = 10-3kg | ||||
|
![]() | Gamma | |||
---|---|---|---|---|
Đơn vị khối lượng thường dùng trong ngành Dược, ký hiệu g , bằng 1microgam | ||||
|
![]() | Ghép nguồn điện | |||
---|---|---|---|---|
Nếu tất cả các pin (hay acquy) được ghép đều có suất điện động e. đ.đ.E. E = ne ; điện trở trong R = nr, n là số pin. Khi ghép song song các nguồn giồng nhau thì E = e ; | ||||
|
![]() | Ghép tụ điện | |||
---|---|---|---|---|
Nếu ghép nối tiếp, cả bộ có điện dung C, thì nghịch đảo của C bằng tổng cách nghịch đảo của mỗi điện cảm ứng. Bộ này chịu được hiệu thế bằng tổng các hiệu điện thế làm việc của các tụ Nếu ghép song song, cả bộ điện có điện dung C = C1 + C2 + …Cn nhưng h.đ.t làm việc của bộ chỉ bằng h. đ. t nhỏ nhất. | ||||
|
![]() | Ghép điện trở | |||
---|---|---|---|---|
Nếu nhiều điện trở được ghép nối tiếp thì điện trở (toàn phần) của cả bộ bằng tổng các điện trở R = R1 + R2 + …… Rn Nếu ghép song song thì nghịch đảo của điện trở (tương đương) của cả bộ bằng các nghịch đảo của mỗi điện trở : Vận dụng hai quy tắc trên, có thể tính điện trở (tương đương) của cả bộ bằng tổng các nghịch đảo của mỗi điện trở. | ||||
|
![]() | Ghi âm | |||
---|---|---|---|---|
Có nhiều cách để ghi âm trên vật ghi, sau đó lúc cần sẽ dủng vật đó để phát lại ghi âm. Đĩa hát. Là vật ghi âm bằng phương pháp cơ học. Các dao động âm được ghi thành rãnh trên mặt đĩa. Để lồng tiếng vào phim, cường độ và dạng của một tia sáng được biến đổi theo dao động âm rồi thành một đường chạy dọc theo một mép của phim, với bề rộng và độ sáng hay tối biến thiên theo dao động âm. Một phương pháp ghi âm phổ biến hiện nay là ghi âm trên băng từ (X. Băng từ). Phương pháp hiện đại dùng tia lade (X. dĩa compac) | ||||
|
![]() | Gia tốc | |||
---|---|---|---|---|
Đại lượng vec tơ đặc trưng cho sự biến thiên của vec tơ vận tốc theo thời gian. Gia tốc của một chất điểm được xác định bằng định luật thứ hai của Niu tơn . F tức là lực tác dụng lên chất điểm. Trong trường hợp tổng quát, có thể phân tích gia tốc thành hai thành phần : gia tốc tiếp tuyến có trị số và gia tốc pháp tuyến có trị số , v là trị số của vận tốc và R là bán kính chính khúc ở điểm đang xét (H. 58). nằm trên pháp tuyến và hướng về phía lõm của đường cong. Trường hợp đang chuyển động thẳng thì . Trường hợp chuyển động tròn đều thì , gia tốc trùng với gia tốc pháp tuyến và chính là gia tốc hướng tâm Trong hệ SI và bảng đơn vị hợp pháp, đơn vị gia tốc là met trên giây bình phương (m/s2) | ||||
|
![]() | Gia tốc góc | |||
---|---|---|---|---|
Đại lượng vec tơ đặc trưng cho sự biến thiên của vận tốc của vật rắn quay quang một trục, có gía trị . Gia tốc góc được xác định định bằng phương trình cơ bản của vật quay M là mo men lực tác dụng lên vật, I là mô men quán tính của vật đối với trục quay. Trong hệ SI và bảng đơn vị hợp pháp, đơn vị gia tốc là radian trên giây bình phương (rad/s2) | ||||
|
![]() | Gia tốc trọng trường, gia tốc rơi tự do | |||
---|---|---|---|---|
Nếu bỏ qua sức cản của không khí từ một điểm trên Trái đất mọi vật dù nặng nhẹ khác nhau đều rơi cùng một gia tốc, gọi là gia tốc rơi tự do hoặc gia tốc trọng trường ở điểm ấy. Gia tốc trọng trường g phụ thuộc vào độ cao và vĩ độ của điểm đang xét, giá trị gần đúng là: g = 9,8m/s2. Ở địa cực: g = 9,832m/s2. Ở xích đạo g = 9,780m/s2. Ở Hà Nội g = 9,787m/s2 . Ở thành phố Hồ Chí Minh g = 9,782m/s2 | ||||
|
![]() | Giao thoa ánh sáng | |||
---|---|---|---|---|
Hiện tượng giao thoa của hai chùm sáng. Để thỏa mãn điều kiện nguồn kết hợp, thực tế ánh sáng phát đi từ cùng một nguồn, rồi khi gặp những thiết bị như màn chắn có hai khe (khe I âng), gương Frexnen, bản mỏng… thì tách thành hai chùm. Hai chùm này nếu gặp lại nhau ở một miền không gian nào đó theo một góc không lớn lắm thì ở miền ấy có những vân giao thoa. Dùng nguồn sáng điện, khe hẹp thì thu được những hệ vân không định xứ, nghĩa là trông thấy được khi đặt màn tại bất kì điểm nào trong trường giao thoa. Dùng nguồn sáng rộng thì chỉ có thể tạo được vân định xứ, quan sát được nếu đặt màn ở vị trí nhất định. Ví dụ: hai bản mặt song song cho ta vân định xứ ở vô cực (vân đồng độ nghiêng); bản mỏng cho vân định xứ trên mặt bản (X.t. vân) Hiện tượng giao thoa có nhiều ứng dụng. chẳng hạn được sử dụng trong giao thoa kế để đo chính xác các bước sóng, chiết suất… | ||||
|
![]() | Giây | |||
---|---|---|---|---|
1. Đơn vị đo thời gian của hệ SI và Bảng đơn vị hợp pháp, kí hiệu s. trước đâyđược định nghĩa căn cứ vào ngày Mặt Trời trung bình. Từ 1967 được định nghĩa căn cứ vào một bức xạ nhất định của nguyên tử xêsi 133Cs . 2. Đơn vị đo góc phẳng và cung, kí hiệu ”, bằng 1/60 phút (’) hoặc 1/13600 độ. | ||||
|
![]() | Giờ | |||
---|---|---|---|---|
Đơn vị đo thời gian, bằng 60 phút, hoặc 3600 giây, kí hiệu h. | ||||
|
![]() | Giờ grinuýt trung bình, giờ G.M.T | |||
---|---|---|---|---|
(Greenwich mean time). Giờ Mặt Trời trung bình ứng với kinh tuyến gốc, là kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grinuýt của nước Anh. | ||||
|
![]() | Giới hạn bền | |||
---|---|---|---|---|
Độ căng (hoặc nén) của vật liệu mà nếu vượt qua thì vật liệu bị hư hỏng. | ||||
|
![]() | Giới hạn đàn hồi | |||
---|---|---|---|---|
Độ căng (hoặc nén) cực đại mà nếu vượt qua thì vật liệu mất tình đàn hồi. Định luật Húc chỉ đúng trong phạm vi giới hạn đàn hồi. | ||||
|
![]() | Góc giới hạn | |||
---|---|---|---|---|
(phản xạ toàn phần). Khi ánh sáng đi từ một môi trường có chiết suất (tuyệt đối) n1 sang môi trường có chiết suất n2 nhỏ hơn (n1 > n2) thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới. Góc tới cực đại imax ứng với góc khúc xạ bằng 900 (tia khúc xạ đi là là mặt ngăn cách) gọi là góc giới hạn. Ta có: 12sinimax=n2n1' type="#_x0000_t75"> Nếu góc tới lớn hơn hoặc bằng imax thì tia sáng không khúc xạ mà bị phản xạ toàn phần. | ||||
|
![]() | Góc khối, góc đặc | |||
---|---|---|---|---|
Phần không gian giới hạn bởi một mặt nón (hoặc chóp). Góc khối lượng đo bằng diện tích S mà nó chắn trên một hình cầu có tâm ở đỉnh của góc khối và bán kính bằng một đơn vị chiều dài. Đơn vị góc khối là sterađian, ing71 với S = 1m2. Góc khối cực đại bằng 4 12 ' type="#_x0000_t75"> sterađian. | ||||
|
![]() | Góc lệch cực tiểu của lăng kính | |||
---|---|---|---|---|
Góc lệch là góc D giữa tia tới SI và tia ló JT. Nó có trị số cực tiểu khi hai tia này đối xứng đối với đường phân giác của góc A ở đỉnh lăng kính,khi đó ta có: 12sinDmin+A2=nsinA2' type="#_x0000_t75"> n là chiết suất của lăng kính (H. 61). Nếu A rất nhỏ thì Dmin = (n-1)A. | ||||
|
![]() | Góc mở, khẩu độ | |||
---|---|---|---|---|
Góc mở tương đối của một vật kính là tỉ số G = D/f giữa đường kính D của lỗ chắn sáng và tiêu cự f của thấu kính. Vật kính của máy ảnh không ghi G mà ghi các nghịch đảo N = 1/G ứng với giá trị khác nhau của D sao cho các diện tích lỗ chắn sáng hợp thành cấp số nhân với công bội hai. | ||||
|
![]() | Góc nhìn, góc trông | |||
---|---|---|---|---|
Góc tạo bởi hai tia sáng đi tới mắt, một tia đi từ đầu vật, một tia từ chân vật, hoặc một tia đi từ mép phải, tia kia đi từ mép trái của vật. Vật càng lớn và càng ở gần mắt thì góc trông vật càng lớn. | ||||
|
![]() | Góc tới | |||
---|---|---|---|---|
Góc tạo bởi tia sáng rọi tới một mặt ngăn cách hai môi trường và pháp tuyến của mặt ấy tại điểm tới (là điểm mà tia sáng gặp mặt ấy). | ||||
|
![]() | Gương cầu | |||
---|---|---|---|---|
Gương mà mặt phản xạ là một chỏm cầu. Nếu mặt phản xạ hướng về tâm hình cầu, ta có gương cầu lõm, nếu hướng ra ngoài hình cầu ta có gương cầu lồi. Đỉnh S của chỏm cầu là đỉnh của gương, đường thẳng nối S với tâm O của hình cầu là trục chính của gương (H.6.2). Góc ABC mà từ C ta nhìn đường kính đáy AB gọi là góc mở (hay khẩu độ) của gương. Hình 62 Nếu góc mở nhỏ thì gương cầu có các tính chất sau đây: - Tiêu điểm F ở trung điểm của bán kính SC, do đó tiêu cự của gương bằng f = R/2. R là bán kính hình cầu. Gương cầu lõm có tiêu điểm thật, tiêu cự dương. Gương cầu lồi có tiêu điểm ảo, tiêu cự âm. - Nếu d và d’là những khoảng cach từ S đến vật và ảnh (với quy ước chiều dương là chiều của ánh sang phát ra) thì ta có: . Đ ộ phóng đại (k là dương hay âm tùy theo ảnh cùng chiều hay ngược so với vật). | ||||
|
![]() | Gương phẳng | |||
---|---|---|---|---|
Gương mà mặt phản xạ là phẳng. Gương phẳng cho mặt ảnh đối xứng với vật qua mặt gương. Vật thật có ảnh ảo, vật ảo có ảnh thật. | ||||
|
![]() | Hạ âm | |||
---|---|---|---|---|
Âm có tần số thấp hơn 16Hz, nên tai người không nghe được. Sóng biển, sự lay động của cây rừng, gió v. v….là những nguồn phát hạ âm. | ||||
|
![]() | Hạ thế | |||
---|---|---|---|---|
Trong kĩ thuật điện, hạ thế trỏ các điện thế so với đất không quá 250 vôn. | ||||
|
![]() | Hằng số Bônxơman | |||
---|---|---|---|---|
Hằng số thường dung trong thuyết Động họcphân tử và Vật lí thống kê, bằng tỉ số giữa hằng số các khí lí tưởng R và số Avogađro N, kí hiệu k:
Đặt theo tên nhà vật lí Áo Bônxơman (Boltzman, 1844 – 1906). | ||||
|
![]() | Hằng số hấp dẫn | |||
---|---|---|---|---|
Hằng số, ký hiệu G, có mặt trong biểu thức của lực vạn vật hấp dẫn: | ||||
|
![]() | Hằng số khí ký tưởng | |||
---|---|---|---|---|
Hằng số, ký hiệu R có mặt trong chương trình trạng thái của lý tưởng pV = RT , R = 8,3145 J.mol-1K-1 | ||||
|
![]() | Hằng số phân rã | |||
---|---|---|---|---|
Đặc trưng cho một chất phóng xạ, bằng xác suất phân rã trong 1 giây, ký hiệu g . Số nguyên tử của một chất phóng xạ giảm theo thời gian làm hàm mũ: N(t) = N0e-g t ; N(t) là số nguyên tử ở thời điểm t, N0 là số nguyên tử ban đầu. | ||||
|
![]() | Hằng số Plăng | |||
---|---|---|---|---|
Một trong những hằng số vật lý cơ bản phản ánh tính chất lượng tử (rời rạc) của thế giới vi mô, ký hiệu h. Năng lượng của một phôtôn có một tần số f là e = fh. h = 6,6262.10-34J.s Hằng số Plăng rút gọn là Đặt tên theo nhà vật lý Đức P lăng (Planck, 1851 – 1947) | ||||
|
![]() | Hằng số điện môi | |||
---|---|---|---|---|
Một đặc trưng quan trọng của chất điện môi, cho biết lực tương tác tỉnh điện giữa các điện tích giảm đi bao nhiêu lần khi chuyển chúng từ chân không vào chất điện môi đang xét (điện môi đồng chất chiếm đầy không gian xung quanh các điện tích), ký hiệu e . Định luật Culông viết cho điện môi có hằng số điện môi e là: e luôn luôn > 1 ; e = 1 chân không Không khí có e » 1. Nước nguyên chất có e = 81 | ||||
|
![]() | Hằng số điện, hằng số điện môi của chân không | |||
---|---|---|---|---|
Hằng số có thứ nguyên, kí hiệu , xuất hiện trong các phương trình của tỉnh điện học viết trong hệ SI. Ví dụ: Định luật Culông về lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không cách nhau một khoảng r là:
| ||||
|
![]() | Hấp dẫn | |||
---|---|---|---|---|
Tác dụng hút lẫn nhau giữa các khối lượng. Hiện tượng hấp dẫn là chung cho mọi vật nhưng chỉ đáng kể khi ít nhất một vật có khối lượng lớn. Lý thuyết cổ điển về háp dẫn dựa trên định luật vạn vật hấp dẫn của Niu tơn, phát biểu năm 1687. | ||||
|
![]() | Hạt anpha | |||
---|---|---|---|---|
Hạt nhân của nguyên tử hêli, ký hiệu hoặc , gồm hai proton và hai nơtrôn. Được phóng ra trong quá trình phân rã anpha của các hạt nhân phóng xạ. | ||||
|
![]() | Hạt bêta | |||
---|---|---|---|---|
Hạt beta trừ, kí hiệu , chính là electron. Hạt beta công (pôzitron) kí hiệu , hoặc e+, là phản hạt của êlectrôn (giống electron, nhưng mang điện tích nguyên tố dương). | ||||
|
![]() | Hạt nhân nguyên tử | |||
---|---|---|---|---|
Phần trung tâm của nguyên tử, kích thước cỡ , nghĩa là bé hơn nguyên tử hang chục vạn lần, ngưng lại tập trung hầu hết khối lượng của nguyên tử. Hạt nhân có nguyên tử số Z (chiếm ô thứ Z trong bảng tuần hoàn các nguyên tố) thì gồm Z proton tích điện dương và N nơtrôn không tích điện, nên hạt nhân có điện tích dương + Ze, e là điện tích nguyên tố. Bình thường chung quanh hạt nhân có gọi là khối lượng số hay số khối, vì khối lượng của hạt nhân xấp xỉ bằng Au, u là đơn vị khối lượng nguyên tử . Để kí hiệu một hạt nhân, người tag hi các số Z và A bên cacnhj hóa học. Ví dụ: là haẹ nhân urani có Z = 92 và A = 238. | ||||
|
![]() | Hạt sơ cấp, hạt cơ bản | |||
---|---|---|---|---|
Hạt vật chất mà với sự hiểu biết hiện nay của khoa học thì không thể tách thành các hạt khác nhỏ hơn. Hạt nhân nguyên tử không phải là hạt sơ cấp vì nó được tạo nên các nuclôn (prôtôn và nơtrôn). Trước đây nuclôn được coi là hạt sơ cấp vì chưa tách được nó thành những hạt nhỏ hơn. Mỗi hạt sơi cấp có những đặc trưng riêng như khối lượng, điện tích, mômen cơ học riêng (spin) v. v…Phần lớn các hạt sơ cấp có phản hạt, có cùng khối lượng nhưng điện tích trái dấu. Pôzitrôn là phản hạt của electron. Phôtôn (hạt ánh sang) trùng với phản hạt của nó. X. Quác. | ||||
|
![]() | Hệ cô lập, hệ kín | |||
---|---|---|---|---|
Hệ không tương tác với môi trường xung quanh, không chỉ trao đổi vật chất hoặc năng lượng với môi trường xung quanh. Đây chỉ là một sự lý tưởng hóa. Hệ được xem là cô lập khi tương tác của hệ với môi trường xung quanh là không đáng kể. | ||||
|
![]() | Hê li | |||
---|---|---|---|---|
Nguyên tố hóa học thứ hai trong bảng tuần hoàn mendeleep, ký hiệu He, có nguyên tử lượn A bằng 4,003. Đồng vị chính là có hạt nhân gội là hạt an pha. Là chất khí trơ có nhiệt độ sôi thấp, hê li được sử dụng trong công nghiệp và kỹ thuật nhiệt độ thấp. | ||||
|
![]() | Hệ nhật tâm | |||
---|---|---|---|---|
Hệ thống thiên thể bao gồm Mặt trời và các hành tinh, trong đó Mặt trời ở trung tâm, các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt trời. Hệ nhật tâm do Côpecnic nêu ra năm 1543 để bác bỏ quan điểm của Nhà thờ lấy Trái đất làm trung tâm vũ trụ. | ||||
|
![]() | Hệ quy chiếu | |||
---|---|---|---|---|
Tập hợp các vật lấy mốc để nghiên cứu chuyển động của một vật nào đó, thường là ba trục tọa độ gắn với mốc (và đồng hồ) Hệ quy chiếu địa tâm lấy tâm Trái đất làm gốc, có ba trục song song với các trục của hệ quy chiếu Côpecnic (giữ nguyên hướng so với các ngôi sao) có thể coi là một hệ quy chiếu quán tính; hệ này được dùng khi nghiên cứu các vệ tinh nhân tạo của Trái đất. Hệ quy chiếu quán tính (còn gọi là hệ quy chiếu Galille). Hệ quy chiếu trong đó định luật quán tính nghiệm đúng (vật không chịu lực nào hoặc chịu các tác dụng cân bằng nhau thì chuyển động thẳng đều hoặc đứng yên). Hệ quy chiếu lấy mặt trời làm gốc, có ba trục tọa độ hướng về ba ngôi sao cố định (hệ Copecnic) là một hệ quy chiếu quán tính. Có vô số hệ quy chiếu quán tính, cũng là hệ quy chiếu quán tính. Một hệ quy chiếu chuyển động có gia tốc so với hệ quy chiếu quán tính là một hệ quy chiếu không quán tính. Hệ quy chiếu gắn với Trái đất là không quán tính, nhưng nếu làm thí nghiệm trong một khoảng thời gian ngắn thì có thể tạm cho là quán tính. | ||||
|
![]() | Hệ SI | |||
---|---|---|---|---|
Hệ đơn vị đo lường được các nước và nước ta lấy làm cơ sở cho hệ đơn vị hợp pháp của mình từ 1960. SI là hai chữ đầu tiên của từ systeme international (hệ thống quốc tế). | ||||
|
![]() | Hệ số bất định Haixenbec | |||
---|---|---|---|---|
Hệ thức biểu thị một nguyên lý cơ bản của Cơ học lượng tử: hạt vi mô không thể có một tọa độ, x chẳng hạn, và động lượng tương ứng px hoàn toàn xác định. Các độ bất định (sai số) Dx và Dpx phải thỏa mãn hệ thức: Dx.Dpx³ h (h là hằng số Plăng) gọi là hệ thức bất định haixenbe (Heisenberg, nhà vật lý học Đức, 1901 – 1976). Tương tự như vậy: Dy.Dpy³ h ; Dz.Dpz³ h Nếu Dt là thời gian sống trung bình của nguyên tử trong trạng thái kích thích có năng lượng E thì ta cũng có: Dt. DE ³ h, DE là độ bất định về năng lượng, mà hệ quả là các vạch quang phổ đều có bề rộng, và chỉ có trạng thái cơ bản là có năng lượng xác định (Dt= ¥, DE = 0) | ||||
|
![]() | Hệ số căng mặt ngoài, xuất căng mặt ngoài | |||
---|---|---|---|---|
Đại lượng đạc trưng cho lực tương tác giữa các phân tử của một chất lỏng, có trị số bằng lực căng mặt ngoài tác dụng lên một đơn vị dài vạch trên mặt ngoài của chất lỏng. Lực căng này có phương tiếp tuyến với mặt ngoài và có xu hướng co nhỏ bề mặt ấy. Hệ số căng mặt ngoài phụ thuộc vào bản chất lỏng và giảm khí nhiệt độ tăng. | ||||
|
![]() | Hệ số công suất | |||
---|---|---|---|---|
Công suất của dòng điện xoay chiều trên một đoạn mạch có cường độ dòng điện I và hiệu điện thế U lệch pha nhau một góc j là P = UIcos j ; cos j để, với một công suất P nhất định nhất định, giảm được I, do đó giảm được hao phí và hiệu ứng Jun. | ||||
|
![]() | Hệ số nhiệt điện trở | |||
---|---|---|---|---|
Một cách gần đúng, điện trở của một dây dẫn biến thiên tuyến tính theo độ tăng nhiệt độ. Nếu R0 là điện trở ở nhiệt độ t0, Rt là điện trở ở nhiệt độ t, thì ta có: Rt = R0 [1+ a (t-t0)], a gọi là hệ số nhiệt điện trở. Kim loại có a > 0, nghĩa là điện trở của kim loại tăng theo nhiệt độ. Một số chất như cacbon các chất bán dẫn, lại có a < 0. | ||||
|
![]() | Hệ số nở dài | |||
---|---|---|---|---|
Đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên chiều dài của vật rắn khi nhiệt độ biến đổi. Nếu l0 là chiều dài ở nhiệt độ t0, l là chiều dài ở nhiệt độ t thì ta có: a gọi là hệ số nở dài, a có giá trị, khoảng 10-5, 10-6K-1 | ||||
|
![]() | Hệ số nở khối | |||
---|---|---|---|---|
Đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên thể tích của một chất khi nhiệt độ biến thiên (áp suất giữ không đổi). Nếu V0 là thể tích ở nhiệt độ t0, Vt là thể tích ở nhiệt độ t thì ta có: gọi là hệ số nở khối. Với chất rắn đa tinh thể hoặc vô định hình thì b» 3a, a là hệ số nở dài. Với chất khí lý tưởng Đa số chất có b > 0. Riêng nước có b < 0 trong khoảng từ 00C đến 40C | ||||
|
![]() | Hệ thức Mayer | |||
---|---|---|---|---|
(Mayer, nhà vật lý Đức 1814-1878) Nhiệt dung đẳng áp Cp và nhiệt dung đẳng tích Cv (tính cho 1mol) liên hộ với nhau bằng hệ thức gọi là hệ thức Maye: Cp – Cv = R (R là hằng số khí ký tưởng) | ||||
|
![]() | Hệ đơn vị | |||
---|---|---|---|---|
Tập hợp các đơn vị đo lường được xây dựng theo những nguyên tác nhất định. Hệ đơn vị gồm có một số đơn vị cơ bản ứng với các đại lượng cơ bản được lựa chọn một cách tùy ý (về nguyên tắc, nhưng thực tế phải khéo lựa chọn để việc sử dụng hệ được thuận lợi). Hệ đơn vị SI là hệ có tính chất quốc tế từ 1960 và là cơ sở của bảng đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta (1964) lấy mét, ki lo gram, giây, ampe làm đơn vị cơ bản. Các đơn vị của các đại lượng khác, gọi là đơn vị dẫn xuất, được suy ra từ các đơn vị cơ bản ra bằng công thức vật lý liên hệ các đại lượng là ampe giây, được đặt tên riêng là Culông. | ||||
|
![]() | Hec | |||
---|---|---|---|---|
I. Hertz. Hertz, nhà vật lý học Đức (1857 – 1894) người đầu tiên tạo ra sóng điện từ II. Đơn vị tần số của hệ SI và Bảng đơn vị hợp pháp, là tần số một hiện tượng tuần hoàn thực hiện được 1 chu kỳ trong một giây, ký hiện Hz. Các bội: kilohec, 1kHz = 103Hz Megahec, 1MHz = 106Hz Đặt theo tên nhà vật lý Đức, Hec | ||||
|
![]() | Hecta | |||
---|---|---|---|---|
Đơn vị diện tích dùng trong đo đạc ruộng đất, bằng 100 a hay 10000m2, ký hiệu ha | ||||
|
![]() | Henry | |||
---|---|---|---|---|
I. henry, nhà vật lý học Mỹ (1797 – 1878) phát hiện sự tự cảm. II. Đơn vị độ tự cảm (hay hệ số tự cảm), độ hỗ cảm (hay hệ số hỗ cảm), bằng độ tự cảm của một mạch kín khi dòng điện 1 ampe chạy qua thì sinh ra trong chân không từ thông 1 vêbe qua mạch ấy. Ký hiệu H. Ước: milihenry 1 mH = 10-3H Đặt tên theo nhà vật lý Mỹ Henry | ||||
|
![]() | Hiện tượng nhiệt điện | |||
---|---|---|---|---|
1. Sự xuất hiện dòng điện trong một mạch kín gồm 2 kim loại khác nhau, khi nhiệt độ hai mối hàn khác nhau. Hiện tượng này do Zibec (Seebeck, nhà vật lý Đức, 1770 – 1931) phát hiện ra, nên còn gọi là hiệu ứng Zibec. Mạch điện nói trên gọi là cặp nhiệt điện, và được sử dụng là nguồn nhiệt điện hoặc để đo nhiệt độ. 2. Hiệu ứng Penchie (Peltier) cũng được coi là hiện tượng điện. X. Hiệu ứng Penchie. | ||||
|
![]() | Hiệu suất | |||
---|---|---|---|---|
Số đặc trưng cho lợi ích sử dụng một máy, bằng tỷ số giữa năng lượng có ích mà máy sản ra, và năng lượng mà máy nhận được. Hiệu suất H luôn luôn bé hơn 1. trong thực tế hiệu suất của các động cơ nhiệt thường thấp hơn 50%. Các động cơ điện có hiệu suất cao nhất (tới 85%) | ||||
|
![]() | Hiệu ứng Cômtơn | |||
---|---|---|---|---|
(Comptom, nhà vật lý Mỹ, 1892 – 1962). Hiện tượng ánh sáng thay đổi bước sóng khi tán xạ lên electron tự do (hoặc liên kết yếu). Nếu l và l’ là các bước sóng trước và sau tán xạ, q là góc tán xạ (góc giữa tia tới và tia tán xạ) thì độ tăng bước sóng được xác định bằng công thức Cômtơn. trong đó h là hằng số Plăng), m la khối lượng electron c là vận tốc ánh sáng. gọi là bước sóng Cômtơn của electron. Hiệu ứng Cômtơn chỉ có thể giải thích được nếu coi ánh sáng là các hạt photôn, khi va chạm vào electron thì truyền cho electron một phần năng lượng và động lượng | ||||
|
![]() | hiệu ứng Hall | |||
---|---|---|---|---|
Hiệu ứng Hall (đọc như "hiệu ứng hôn") là một hiệu ứng vật lý được thực hiện khi áp dụng một từ trường vuông góc lên một bản làm bằng kim loại hay chất bán dẫn hay chất dẫn điện nói chung (thanh Hall) đang có dòng điện chạy qua. Lúc đó người ta nhận được hiệu điện thế (hiệu thế Hall) sinh ra tại hai mặt đối diện của thanh Hall. Tỷ số giữa hiệu thế Hall và dòng điện chạy qua thanh Hall gọi là điện trở Hall, đặc trưng cho vật liệu làm nên thanh Hall. Hiệu ứng này được khám phá bởi Edwin Herbert Hall vào năm 1879. Cơ chếHiệu ứng Hall được giải thích dựa vào bản chất của dòng điện chạy trong vật dẫn điện. Dòng điện này chính là sự chuyển động của các điện tích (ví dụ như electron trong kim loại). Khi chạy qua từ trường, các điện tích chịu lực Lorentz bị đẩy về một trong hai phía của thanh Hall, tùy theo điện tích chuyển động đó âm hay dương. Sự tập trung các điện tích về một phía tạo nên sự tích điện trái dầu ở 2 mặt của thanh Hall, gây ra hiệu điện thế Hall. Công thức liên hệ giữa hiệu thế Hall, dòng điện và từ trường là: VH = (IB)/(den) với VH là hiệu thế Hall, I là cường độ dòng điện, B là cường độ từ trường, d là độ dày của thanh Hall, e là điện tích của hạt mang điện chuyển động trong thanh Hall, và n mật độ các hạt này trong thanh Hall. Công thức này cho thấy một tính chất quan trong trong hiệu ứng Hall là nó cho phép phân biệt điện tích âm hay dương chạy trong thanh Hall, dựa vào hiệu thế Hall âm hay dương. Hiệu ứng này lần đầu tiên chứng minh rằng, trong kim loại, electron chứ không phải là proton được chuyển động tự do để mang dòng điện. Điểm thú vị nữa là, hiệu ứng cũng cho thấy trong một số chất (đặc biệt là bán dẫn), dòng điện được mang đi bởi các lỗ trống điện tử (có điện tích tổng cộng là dương) chứ không phải là electron đơn thuần. Khi từ trường lớn và nhiệt độ hạ thấp, có thể quan sát thấy hiệu ứng Hall lượng tử, thể hiện sự lượng tử hóa điện trở của vật dẫn. Với các vật liệu sắt từ, điện trở Hall bị tăng lên một cách dị thường, được biết đến là hiệu ứng Hall dị thường, tỷ lệ với độ từ hóa của vật liệu. Cơ chế vật lý của hiệu ứng này hiện vẫn còn gây tranh cãi Ứng dụngHiệu ứng Hall được sử dụng chủ yếu trong các thiết bị đo, đầu dò. Các thiết bị này thường phát ra tín hiệu rất yếu và cần được khuếch đại. Đầu thế kỷ 20, các máy khuếch đại dùng bóng chân không quá tốn kém, nên các đầu đo kiểu này chỉ được phát triển từ khi có công nghệ vi mạch bán dẫn. Ngày nay, nhiều "đầu dò hiệu ứng Hall" chứa sẵn các máy khuếch đại bên trong. 1. Đo cường độ dòng điệnHiệu ứng Hall nhạy cảm với từ trường, mà từ trường được sinh ra từ một dòng điện bất kỳ, do đó có thể đo cường độ dòng chạy qua một dây điện khi đưa dây này gần thiết bị đo. Thiết bị có 3 đầu ra: một dây nối đất, một dây nguồn để tạo dòng chạy trong thanh Hall, một dây ra cho biết hiệu thế Hall. Phương pháp đo dòng điện này không cần sự tiếp xúc cơ học trực tiếp với mạch điện, hầu như không gây thêm điện trở phụ của máy đo trong mạch điện, và không bị ảnh hưởng bởi nguồn điện (có thể là cao thế) của mạch điện, tăng tính an toàn cho phép đo. Có vài cách để đưa dây điện mang dòng vào gần thiết bị đo như sau: + Cuốn dòng cần đoDòng điện cần đo có thể được cuốn quanh thiết bị đo. Các độ nhạy ứng với các cường độ dòng điện khác nhau có thể được thay đổi bằng số vòng cuốn quanh thiết bị đo. Phương pháp này thích hợp cho các ampe kế lắp vĩnh cửu vào cùng mạch điện. +Kẹp vào dòng cần đoThiết bị được kẹp vào dây dẫn điện. Phương pháp này dùng trong kiểm tra đo đạc, không lắp vĩnh cửu cùng mạch điện. 2. Tính nhânVề cơ bản ứng dụng này dựa vào công thức của hiệu ứng Hall: hiệu thế Hall là tích của cường độ dòng điện (tỷ lệ với hiệu điện thế áp dụng lên thanh Hall, nhờ định luật Ohm) với cường độ từ trường (có thể được sinh ra từ một cuộn cảm, tỷ lệ với hiệu điện thế áp dụng lên cuộn cảm). + Đo công suất điệnCông suất tiêu thụ của một mạch điện là tích của cường độ dòng điện và hiệu điện thế trên mạch. Vậy có thể đo công suất này bằng cách đo dòng điện (như mô tả ở trên) đồng thời với việc dùng hiệu điện thế của mạch điện để nuôi dòng qua thanh Hall. Phương pháp như vậy có thể được cải tiến để đo công suất dòng điện xoay chiều trong sinh hoạt dân dụng. Nó thường chính xác hơn các thiết bị truyền thông và ít gây cản trở dòng điện + Xác định vị trí và chuyển độngHiệu ứng Hall có thể dùng để xác định vị trí cơ học. Các thiết bị kiểu này không có một chi tiết cơ học chuyển động nào và có thể được chế tạo kín, chịu được bụi, chất bẩn, độ ẩm, bùn lầy... Điều này giúp các thiết bị này có thể đo đạc vị trí tiện hơn dụng cụ quang học hay cơ điện. + Khởi động ô-tôKhi quay ổ khóa khởi động ô-tô, một nam châm gắn cùng ổ khóa quay theo, gây nên thay đổi từ trường, được cảm nhận bởi thiết bị dùng hiệu ứng Hall. Phương pháp này tiện lợi vì nó không gây hao mòn như phương pháp cơ học khác. + Dò chuyển động quayViệc dò chuyển động quay tương tự như trên rất có ích trong chế tạo hệ thống hãm phanh chống trượt nhạy bén hơn của ô-tô, giúp người điều khiển xe dễ dàng hơn. Nhóm Quế Cường + Hòang Vũ lớp 11A5- trường Lê Hồng Phong
| ||||
|
![]() | Hiệu ứng Jun – Tômxơn | |||
---|---|---|---|---|
Nếu chất khí lí tưởng giãn đoạn nhiệt vào chân không thì nhiệt độ của nó không đổi. Nhưng với khí thực thì tuy nội năng không đổi, sự giãn nở làm biến đổi thế năng tương tác giữa các phân tử, do đó động năng biến đổi nghĩa là nhiệt độ của khí thay đổi, đó là hiệu ứng Jun – Tômxơn. | ||||
|
![]() | Hiệu ứng quang điện | |||
---|---|---|---|---|
hiện tượng ánh sáng chiếu vào kim loại làm bật ra các electrôn gọi là quang electrôn. Stôlêtôp (Stoletov, nhà vật lí Nga, 1839 – 1896) đã nêu các định luật của hiệu ứng này: 1 - Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi bước sóng ánh sáng rọi vào bé hơn một giới hạn gọi là giới hạn (ngưỡng) quang điện, hay giới hạn đỏ, ứng với mỗi kim loại. 2- Với ánh sáng thích hợp thì dòng quang điện bão hòa tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng. 3 – Vận tốc ban đầu các quang electrôn không phụ thuộc vào cường độ ánh sáng mà phụ thuộc vào tần số của ánh sáng rọi vào và bản chất kim loại. Các định luật này chỉ giải thích được nếu ánh sáng là dòng các hạt phôtôn có năng lượng hf, f là tần số ánh sáng, h là hằng số Plăng. Nếu hf lớn hơn công A cần thiết để bứt electrôn ra khỏi kim loại (gọi là công thoát electrôn của kim loại ấy) thì hiện tượng quang điện mới có thể xẩy ra. Phần năng lượng thừa hf – A biến thành động năng mv2/2 của quang electrôn. Vậy (Công thức Anhxtanh). Bước sóng giới hạn | ||||
|
![]() | Hiệu ứng Đốple(Doppler) | |||
---|---|---|---|---|
(Doppler, nhà vật lý Áo, 1803 – 1853). Sự thay đổi tần số biểu kiến của sóng phát đi từ một nguồn do chuyển động tương đối của nguồn và máy thu. Khi nguồn và máy thu chuyển động lại gần nhau thì máy thu ghi được tần số cao hơn, chuyển động ra xa nhau thì máy thu ghi được tần số thấp hơn. Biến thiên tương đối của tần số f là:
hình Trong đó v là vận tốc tương đối của máy thu M so với nguồn N (H.63), là góc giữa v và MN, c là vận tốc đang truyền của các sóng đang xét. Nếu là sóng âm chẳng hạn thì trường hợp a trong hình 63, tai M nghe được âm do nguồn N phát ra với tần số thấp hơn; trường hợp b, tai nghe được âm cao hơn. Hiệu ứng Đôple tương đối tính. Công thức trên đây được áp dụng cho các sóng khi v < < c (vận tốc ánh sáng). Với v lớn, ta phải dùng công thức Đôple của thuyết tương đối, phức tạp hơn. Một đặc điểm của công thức này là cho ngay cả khi | ||||
|
![]() | Hiệu điện thế | |||
---|---|---|---|---|
Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B của một trường tỉnh điện là đại lượng đặc trưng cho sự khác nhau về điện giữa hai điểm ấy, và đo bằng công của lực điện làm dịch chuyển một đơn vị điện tích dương từ A đến B, gọi tắt là thế hiệu. Trong kỹ thuật điện, thường dùng từ điện áp thay cho hiệu điện thế. Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn (V). | ||||
|
![]() | Hiệu điện thế dây | |||
---|---|---|---|---|
Hiệu điện thế giữa hai dây pha của mạch điện ba pha
| ||||
|
![]() | Hiệu điện thế pha | |||
---|---|---|---|---|
Hiệu điện thế giữa một dây pha và dây trung hòa trong mạch điện ba pha mắc hình sao. Giữa hiệu điện thế pha Up và hiệu điện thế dây Ud có hệ thức:
| ||||
|
![]() | Hiệu điện thế tiếp xúc | |||
---|---|---|---|---|
Hiệu điện thế xuất hiện ở lớp tiếp xúc giữa hai kim loại khác nhau hoặc giữa hai dây bán dẫn khác loại. H. đ. T này là nguyên nhân của suất điện động trong hiện tượng nhiệt điện. | ||||
|
![]() | Hình bình hành lực | |||
---|---|---|---|---|
hình bình hành biểu diễn quy tắc cộng hai lực (hoặc hai vectơ) . Từ một điểm O, ta vẽ các vectơ bằng các vectơ . Đường chéo của hình bình hành có hai cạnh là OA1 và OA2 là vectơ biểu diễn tổng vectơ của hai lực (H.65)
chỉ là lực tương đương với khi hai lực này đồng quy và ta lấy giao điểm làm điểm O. | ||||
|
![]() | Hỗ cảm | |||
---|---|---|---|---|
hiện tượng cảm ứng điện tương hỗ. Nếu C1, C2 là hai mạch điện kín ở gần nhau thì trong cuộn C1 có dòng điện biến thiên i1, trong cuộn C2 sẽ có suất điện động e2 = - Mdi1/dt. Ngược lại dòng điện biến thiên i2 trong C2 sẽ làm xuất hiện trong trong C1 suất điện động e1 = - Mdi2/dt. Hệ số chung cho hai cuộn gọi là hệ số cảm và cũng đo bằng henry như hệ số cảm. M phụ thuộc hình dạng, kích thước, và vị trí tương đối của hai cuộn. | ||||
|
![]() | Hồ quang | |||
---|---|---|---|---|
một trong những dạng phóng điện tự duy trì qua chất khí, có đặc điểm là hiệu điện thế giữa hai cực tương đối thấp nhưng dòng điện phóng có cường độ cao, tạo ra plaxma có nhiệt độ cao và ánh sáng chói. Hồ quang có thể xuất hiện giữa các điện cực bằng than (trong đèn chiếu) hoặc bằng kim loại (ứng dụng hàn kim loại, nấu kim loại). | ||||
|
![]() | Họa âm | |||
---|---|---|---|---|
Âm có tần số f bằng một bội số nguyên của tần số âm cơ bản f0. Họa âm thứ hai có f = 2f0 còn gọi là bát độ (octa) của f0; họa âm thứ ba có f = 3f0… | ||||
|
![]() | Hóa hơi | |||
---|---|---|---|---|
Sự biến đổi của một chất từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí. Hóa hơi bao gồm bay hơi và sôi. Chất lỏng lạnh đi khi bay hơi. Nếu muốn cho nhiệt độ của chất lỏng không đổi thì phải truyền nhiệt cho nó. Nhiệt lượng cần cung cấp cho một đơn vị khối lượng chất lỏng để nó hóa hơi ở nhiệt độ sôi gọi là nhiệt hóa hơi của chất lỏng. | ||||
|
![]() | Hóa lỏng khí | |||
---|---|---|---|---|
Sự biến đổi của một chất từ trạng thái khí sang trạng thái lỏng. các phương pháp hóa lỏng khí thường dùng trong công nghiệp là: hạ nhiệt độ, giãn đoạn nhiệt hoặc nén đoạn nhiệt (ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tới hạn). | ||||
|
![]() | Hoàng đạo | |||
---|---|---|---|---|
Quỹ đạo điều kiến của Mặt trời trên nền trời sao. | ||||
|
![]() | Hơi | |||
---|---|---|---|---|
Chất ở trạng thái khí và ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tới hạn Tk(ở trên nhiệt độ này thì gọi là khí). Trong đồ thị p.V (H.66), 1 là đường thẳng nhiệt tới hạn, 2 là đường thẳng nhiệt ứng với nhiệt độ T < Tk, A là điểm biểu diễn chất ở trạng thái hơi chưa bảo hòa (hơi khô). Nếu ta nén tới thể tích VB, hơi bất đầu ngưng tụ thành nước và trở thành hơi bảo hòa. Áp suất pB gọi là áp suất hơi bảo hòa ứng với nhiệt độ T. Tiếp tục nén thì lượng hơi giảm, lượng chất lỏng tăng nhưng áp suất giữ không đổi. tới thể tích VC thì toàn bộ chất ấy hóa lỏng. | ||||
|
![]() | Hội tụ | |||
---|---|---|---|---|
Một chùm ánh sáng là hội tụ nếu các tia sáng đi tới một điểm chung (tiêu điểm của chùm). Một quang hệ là hội tụ nếu tiêu điểm ảnh của nó là thực. | ||||
|
![]() | Hộp cộng hưởng | |||
---|---|---|---|---|
Hộp gắn với một vật dao động và có kích thước sao cho sao cho dao động ấy được tăng cường nhờ hiện tượng cộng hiển . hộp đàn là hợp cộng hưởng của dây đàn. | ||||
|
![]() | Hợp lực | |||
---|---|---|---|---|
1. Theo định nghĩa hẹp, hợp lực của nhiều lực …là lực duy nhất bằng một lực . Điều này chỉ có thể làm được trong các trường hợp sau đây: a – Các lực là đồng quy tại điểm O. Áp dụng nhiều lần quy tắc hình bình hành lực, ta tìm được hợp lực là một lực đăt ở O. b - Các lực là song song. Áp dụng nhiều lần quy tắc tìm hợp lực của hai lực song song, ta có thể thay hệ các lực bằng một hợp lực , trừ khi hai lực cuối cùng tạo thành một ngẫu lực. 2. Theo nghĩa rộng, hợp lực là tổng vectơ các lực thu được bằng cách vẽ từ một điểm bất kì O hình đa giác lực có các cạnh OA1 = F1, …Nối O với điểm cuối An ta có hợp lực là (H.67). Hợp lực này chỉ tương đương với hệ lực về mặt tác dụng khi xét chuyển động của khối tâm vật rắn (lấy khối tâm làm điểm O). | ||||
|
![]() | Hộp vận tốc | |||
---|---|---|---|---|
Hộp có các trục và bánh răng khác nhau để thay đổi vận tốc góc của trục thứ cấp, tuy vận tốc của truc sơ cấp không đổi. Còn gọi là hộp số (của động cơ ô tô, xe máy…) | ||||
|
![]() | Hộp đen | |||
---|---|---|---|---|
Đối tượng nghiên cứu mà thành phần và cơ cấu bên trong của nó chưa được biết. | ||||
|
![]() | Hủy cặp | |||
---|---|---|---|---|
Hiện tượng một hạt sơ cấp khi gặp phản hạt của nó là biến thành các phôtôn hoặc các hạt khác. Ví dụ cặp electron và pôzitrôn hủy thành hai phôtôn. Hiện tượng ngược lại gọi là sinh cặp. Khi gặp phản hạt của nó thì biến thành các phôtôn hoặc các hạt khác. Ví dụ cặp êlectrôn và pôzitrôn hủy thành hai phôtôn. Hiện tượng ngược lại gọi là sinh cặp. | ||||
|
![]() | Huỳnh quang | |||
---|---|---|---|---|
Khi rọi bức xạ vào một số chất (gọi là chất phát quang) thì sau khi bức xạ kích thích ngừng rọi, các chất này tiếp tục phát sáng một thời gian T. Nếu T < 10-6 s là sự phát quang gọi là huỳnh quang; nếu T > 10-6 s thì gọi là lân quang. Nói chung bước sóng ánh sáng huỳnh quang lớn hơn bước sóng ánh sáng kích thích. Chẳng hạn có kích thích bằng bức xạ tử ngoại (không trông thấy), chất huỳnh quang phát ra ánh sáng trông thấy. | ||||
|
![]() | Hydro | |||
---|---|---|---|---|
Nguyên tố hóa học đơn giản nhất, có nguyên tử số Z = 1, hạt nhân có 1 proton, xung quanh có 1 electron. Đó là hydro thông thường, ký hiệu 1H. Hai đồng vị là đơteri, ký hiệu 2H hay D, hạt nhân có thêm 1 nơtron; và triti ký hiệu 3H hay T, hạt nhân có 1 proton và 2 notron. Các đồng vị này là những nguyên liệu hạt nhân | ||||
|
![]() | Iôn | |||
---|---|---|---|---|
Phân tử hoặc nguyên tử trung hòa về điện. Iôn có thêm electron mang điện âm và gọi là aniôn (ion âm) (chuyển về aniôn khi điện phân). Iôn thiếu electron mang điện dương và gọi là catiôn (chuyển về catốt) (ion dương) | ||||
|
![]() | Iôn hóa | |||
---|---|---|---|---|
Biến nguyên tử (hay phân tử) thành ion bằng cách tách electron ra khỏi nguyên tử, hay gắn thêm vào. Năng lượng cần tốn để tách electron ra khỏi nguyên tử gọi là năng lượng ion hóa | ||||
|
![]() | Jun | |||
---|---|---|---|---|
I. (Joule), nhà vật lý học Anh (1818 – 1889) II. Đơn vị công, năng lượng của hệ SI và bảng đơn vị hợp pháp; là công thực hiện bởi lực 1 Niu tơn khi dời điểm đặt 1 mét theo hướng của lực. Ký hiệu J ; 1 J = 1N; 1m. Đặt theo tên nhà vật lý Anh: Jun | ||||
|
![]() | Kenvin, độ, kenvin | |||
---|---|---|---|---|
Đơn vị nhiệt độ của hệ SI và bảng đơn vị hợp pháp, ký hiệu K. Là đơn vị nhiệt độ theo giai nhiệt động lực, trên đó nhiệt độ ba nước là 273,16K Gọi theo tên nhà vật lý Anh Kenvin (W. Thomson, huân tước kenven, 1824 – 1907) | ||||
|
![]() | Khe Young | |||
---|---|---|---|---|
Hệ hai khe hẹp, F1, F2 cùng độ rộng a song song với nhau và cách nhau một khoảng nhỏ I. Khi được chiếu sáng bằng nguồn nhỏ thò hai khe trở thành nguồn sáng kết hợp. Trên màn E sẽ quan sát được các vân giao thoa (H.68) Đặt tên theo nhà vật lý học Anh Young (1773 - 1829) | ||||
|
![]() | Khí áp kế | |||
---|---|---|---|---|
Dụng cụ đo áp suất khí quyển | ||||
|
![]() | Khí quyển | |||
---|---|---|---|---|
Vỏ khí bao Trái đất, gồm nhiều tầng lớp có ính chất khác nha. Từ mặt đất đến độ cao 15 – 20 km là tầng đối lưu. Tiếp theo là các tần bình lưu, tầng điện li, v.v…. | ||||
|
![]() | Khối lượng | |||
---|---|---|---|---|
Một đặc trưng quan trọng của vật chất. Là số đo quán tính m của vật, được xác định bằng định luật cơ bản. Động lực học F = ma, trong đó F là là lực tác dụng lên vật và gây ra gia tốc a. Khối lượng cũng là số đo tính hấp dẫn và được xác định bằng dịnh luật hấp dẫn của Niu tơn trong đó m1 và m2 là khối lượng của hai vật ở cách nhau khoảng r và hút nhau với lực F; G là hằng số hấp dẫn. Tính hấp dẫn và quán tính là hai tính chất khác nhau của vật chất, đáng lẽ phải có hai khối lượng khác nhau, khối lượng quán tính và khối lượng hấp dẫn . Nhưng thực nghiệm đã chứng tỏ rằng hai khối lượng này bằng nhau. Vật lý cổ điển xem khối lượng của một vật là bất biến (không đổi). Nhưng một cách đoán nhận của thuyết tương đối cho rằng khối lượng thay đổi theo vận tốc của vật và theo hướng của lực tác dụng lên vật. Nếu vật chuyển động với vận tốc v và có lực có hướng của vận tốc ấy thì khối lượng bằng , trong đó m0 là khối lượng của vật đứng yên, gọi là khối lượng nghỉ, c là vận tốc của ánh sáng. Đơn vị khối lượng trong hệ SI và bảng đơn vị hợp pháp là kilogram, ký hiện kg. X. Định luật Anhxtanh, Định luật bào toàn khối lượng. | ||||
|
![]() | Khối lượng tới hạn | |||
---|---|---|---|---|
Khối lượng nhỏ nhất mà chất phân hạch phải có để phản ứng dây chuyền tự động xảy ra. Khối lượng tới hạn là khoảng 50kg cho chất urani 235 (dùng làm bơm nguyên tử ném xống Nagasaki 9 -8 -1945) | ||||
|
![]() | Khối tâm | |||
---|---|---|---|---|
Điểm đặc biệt của hệ chất điểm nói chung, và vật rắn nói riêng thường ký hiệu G. Nếu m2 và là khối lượng và bán kính vectơ của các chất điểm thì vị trí của khối tâm G được xác định bằng bán kính vectơ
Khối tâm chuyển động như một chất điểm mang toàn bộ khối lượng của hệ, và chịu tổng vectơ các ngoại lực tác dụng lên hệ. Nếu hệ là cô lập (không có ngoại lực) thì khối tâm đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. Nếu hệ nằm trong trọng trường đều (hệ có trọng tâm) thì khối tâm trùng với trọng tâm. | ||||
|
![]() | Khử cực | |||
---|---|---|---|---|
Khử hiện tượng phân cực của pin, để duiy trì suất điện dộng của nó, cụ thể là dùng chất oxy hóa mạnh như MnO4 để khử hydro bám vào cực dương. | ||||
|
![]() | Khúc xạ ánh sáng | |||
---|---|---|---|---|
Sự thay đổi đột ngột phương truyền của một tia sáng khi nó đi quan mặt giới hạn hai môi trường có chiết suất khác nhau. Sự khúc xạ tuân theo định luật khúc xạ | ||||
|
![]() | Khuếch tán | |||
---|---|---|---|---|
Sự lan truyền các phân tử của một chất từ nơi có mật độ cao đến nơi có mật độ thấp hơn do chuyển động nhiệt. Nếu có nhiều chất thì khuếch tán xảy ra nhanh hơn nếu nhiệt độ chung của hỗn hợp tăng. Khuếch tán khác với đối lưu, là dịch chuyển vĩ mô của một khối chất lỏng hoặc khí do chênh lệch về khối lượng riêng. | ||||
|
![]() | Kilogram | |||
---|---|---|---|---|
Đơn vị khối lượng trong hệ SI và bảng đơn vị hợp pháp, là khối lượng của chuẩn gốc quốc tế (hình trụ bằng bạch kim pha iriđi, giữ ở gần Pari, Pháp). Xấp xỉ bằng khối lượng của 1 dm3 nước nguyên chất ở nhiệt độ 40C. Ký hiệu kg. Ước: gam (g) = 10-3 kg Bội: tạ = 102 kg, tấn = 103 kg | ||||
|
![]() | Kim nam châm | |||
---|---|---|---|---|
Khái niệm và tính chất *kim nam châm nào cũng có 2 từ cực .Khi để tự do cực luôn chỉ huớng bắc địa lí gọi là cực bắc , còn cực luôn chỉ huơng nam gọi là cực nam . Dựa vào tính chất này, kim nam châm được ứng dụng làm la bàn. Từ Kim chỉ Nam lxuất phát từ chữ "Nam châm" trong tiếng Hán ( Nam châm quá quen thuộc đúng không bạn?). Do đó có thể nói xuất phát cụm từ Kim chỉ Nam là từ người Trung Hoa
| ||||
|
![]() | Kính hiển vi | |||
---|---|---|---|---|
Quang cụ dùng để quan sát các chi tiết rất nhỏ của các vật, gồm có: 1 – vật kính hội tụ V, có tiêu cự vài mm, cho ảnh thực A1B1 của vật nhỏ AB ; 2- thị kính hội tụ T, có tiêu cự cỡ cm, đóng vai trò kính lúp cho ảnh cuối cùng A’B’ (H. 70). Người ta thường điều chỉnh để ảnh A’B’ ở vô cực. Năng suất phân li của kính hiển vi cực tốt vào khoảng một nửa bước sóng ánh sáng, nên dùng kính này không thể phân biệt được hai điểm cách nhau dưới 0,2m. Để quan sát những chi tiết nhỏ hơn nữa, người ta đã chế tạo kính hiển vi điện tử, dùng chùm electron thay cho chùm sáng với các thấu kính điện hoặc từ thay cho thấu kính thủy tinh. | ||||
|
![]() | Kính lúp | |||
---|---|---|---|---|
Thấu kính hội tụ có tiêu cự f nhỏ dùng để nhìn các vật với số (độ) bội giác G nhỏ tối đa là 10. Nếu Đ là khoảng cách từ mắt đến ảnh ảo nhìn qua kính lúp thì . Thường quy ước lấy Đ = 25cm Kính quang phổ, máy quang phổ. Quang cụ dùng để quan sát, chụp ảnh quang phổ của các chất. Gồm ba bộ phận: 1. Ống chuẩn trực C, để tạo chùm tia sáng song songduong 2. Lăng kính L hoặc cách tử, nhiễu xạ để phân tích chùm sáng thành nhiều chùm đơn sắc. 3. Ống ngắm (hoặc buồng ảnh) để hội tụ các chùm đơn sắc vào các điển khác nhau trên tiêu diện P của kính ống ngắm T (hoặc buồng ảnh), tạo nên các vạch quang phổ a, b … | ||||
|
![]() | kính thiên văn | |||
---|---|---|---|---|
Quang cụ dùng để quan sát các thiên thể. Gồm có: 1. Vật kính hội tụ V, có tiêu cự f1 vài mét, cho ảnh thực A1B1 của vật (thiên thể) ở vô cực. 2. Thị kính hội tụ T, có tiêu cự f2 vài cm đóng vai trò kính lúp, cho ảnh cuối cùng ảo A’B’ (H. 72). Nếu ngắm chừng ở vô cực thì số (độ) bội giác G = f1/f2. | ||||
|
![]() | kính tiềm vọng | |||
---|---|---|---|---|
Quang cụ dùng để nhìn vượt lên một chướng ngại vật, chẳng hạn ở dưới chiến hào vẫn quan sát được mặt đặt. Loại đơn giản nhất gồm hai gương phẳng đặt nghiêng 45o | ||||
|
![]() | Kinh tuyến | |||
---|---|---|---|---|
Nửa đường tròn tưởng tượng đi từ cực Bắc địa lý đến cực Nam địa lý của Trái đất dùng để (cùng với vĩ tuyến) xác định vị trí của một điểm trên mặt đất. Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grinuýt (Anh) được chọn là kinh tuyến gốc và có kinh độ 00. Phía đông kinh tuyến có các kinh tuyến có kinh độ đông từ 10 đến 1800. Phía tây là các kinh tuyến có kinh độ tây từ 10 đến 1800. Kinh độ của Hà nội : 1060 Đông, của TP.HCM : 1070 | ||||
|
![]() | kính viễn vọng Galilê | |||
---|---|---|---|---|
Quang cụ để nhìn các vật ở xa, cấu tạo khác với kính thiên văn là thị kính là thấu kính phân kỳ nên ảnh cuối cùng cùng chiều với vật. Đây là kính viễn vọng đầu tiên trong lịch sử do nhà bác học Italia Galilê (1564 - 1642) chế tạo. Ống nhòm xem hát là một loại kính viễn vọng Galilê. Hiện nay có nhiều loại kính viễn vọng khác hoàn thiện hơn. | ||||
|
![]() | Kính đeo mắt | |||
---|---|---|---|---|
Thấu kính mỏng để sửa tật của mắt. Mắt cận thị phải đeo kính phân kỳ, mắt viễn thị phải đeo kính hội tụ. | ||||
|
![]() | la bàn | |||
---|---|---|---|---|
Dụng cụ dùng để xác định phương hướng tại một điểm trên mặt đất. Có các loại: la bàn từ, la bàn hồi chuyển, la bàn vô tuyến. La bàn đơn giản nhất là kim nam châm mà đầu Bắc trỏ cực Bắc từ. Để xác định phương của kim tuyến địa lý, cần biết thêm độ từ thiên. La bàn hồi chuyển là một con quay hồi chuyển mà trục có phương không đổi so với các sao. Trên những tàu lớn thì la bàn hồi chuyển (thường chạy bằng điện) được nối với những băng trị số ghi tròn. | ||||
|
![]() | La bàn 1 | |||
---|---|---|---|---|
I. Định nghĩa và phân loại la bàn + La bàn là dụng cụ dùng để định hướng trên Trái Đất. La bàn sử dụng một kim nam châm có thể tự do quay theo từ trường Trái Đất, từ đó giúp xác định các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.La bàn dùng nhiều trong đi biển, vào rừng, xa mạc, hướng bay của máy bay... + Có hai loại la bàn : la bàn từ dùng kim nam châm và la bàn điện dùng con quay điện. Trong bài này, ta chỉ nói về la bàn từ. II.Lịch sử la bàn từ:Suốt một thời gian dài người ta cho rằng đó là phát minh của người trung quốc từ 4500 năm trước đây,tuy nhiên gần đây giả thiết này bị nhiều người bác bỏ. Dù thế nào đi chăng nữa những người Trung Quốc vẫn được coi là những người đầu tiên biết đến nguyên lý hoạt động của la bàn. Về sau,các thủy thủ Anh, theo học giả Alexander Neckam viết trong sách De Utensilibus (Vềcác dụng cụ) vào năm 1190, đã dùng la bàn từ trong khi đi biển. Người Arập bắt đầu dùng la bàn khoảng năm 1220 và khoảng 1250 thì người Viking đã biết dùng loại la bàn này. Thuở đó người ta dùng một thanh nam châm, đặt trên một miếng gỗ nhỏ hay trên một cọng sậy rồi đặt vào một tô nước. Miếng gỗ hay cộng sây giúp cho kim nam châm nổi trên nước, làm triệt tiêu các lực ma sát. Nước giúp cho kim bớt chao đảo khi tàu lắc nghiêng hay dọc. Vào khoảng thế kỷ thứ 12 la bàn đã rất phổ biến ở Châu Âu. Người Arập học được cách dùng la bàn từ trong khi buôn bán với Trung Hoa. Sau đó la bàn từ được đem qua Tây Âu vào cuối thế kỷ thứ 12, rồi đến Bắc Âu vào thế kỷ thứ 13.. Dưới thời nhà Minh, nhà hàng hải Zhen He cùng với một thái giám triều đình nhà Minh đã đi 7 chuyến thật xa, qua tận bờ biển Phi châu. Mỗi chuyến đi, Zheng He dùng một đội từ 100 tới 200 chiếc thuyền và la bàn từ đã giữ vai trò quan trọng trong những cuộc hành trình này. Trong thời cận đại, la bàn được gắn với hoa gió, có đường tim (lubber line đường tương ứng với trục theo chiều dài của con tàu) đặt trong bầu la bàn, mặt trên có kiếng trong và có đèn soi sáng. Bầu la bàn chứa một chất lỏng có mật độ (densité) rất gần với trọng lượng chung của hoa gió và kim nam châm để triệt tiêu sức dựa của phần này trên trục chịu. Bầu la bàn được treo trong hệ thống gimbals để lúc nào cũng giữ được mặt la bàn từ theo vị trí mặt phẳng. Ðài để đặt la bàn (pinnacle) thường được gắn rất vững chắc trên trục giữa theo chiều dài con tàu. Hai bên bầu la bàn từ có hai trái cầu tròn bằng kim loại và có thể xê dịch được. Người ta di chuyển hai trái cầu này trên giá của chúng để khử ảnh hưởng lên trên nam châm của la bàn do các kim loại trên tàu gây ra. Ngày nay người ta có thể điều chỉnh la bàn từ bằng cách so sánh các hướng đo bằng la bàn từ với hướng đo bằng la bàn điện. Vì la bàn từ không cần đến một nguồn năng lượng bên ngoài., la bàn từ được dùng như là một khí cụ định hướng dự phòng hay để dùng trong trường hợp cấp cứu khi tàu bè mất điện. La bàn từ còn có thể được sử dụng bất cứ lúc nào, trong khi la bàn điện cần phải có một thời gian để con quay điện được khởi động và đạt đến vận tốc quay cố định. Và điểm đặc biệt nhất là la bàn từ có thể được chế tạo theo mọi cỡ lớn nhỏ, có thể cầm trong tay, hay gắn vào mặt sau của đồng hồ, vừa gọn, vừa nhẹ, và ai cũng có thể dùng được, không phải mất thời gian chỉ dẫn. Ngoài phát minh giấy và bánh xe có lẽ la bàn từ là phát minh được dùng, với ít nhiều cải tiến, lâu dài nhất. Lúc đầu người ta chỉ dùng la bàn để xác định hướng Bắc, hướng Nam và người ta thường quay cái cốc sao cho điểm cuối của cái kim chỉ phương bắc nằm đúng với vạch chỉ phương bắc trên cái cốc. Về sau nữa thì trên những cái la bàn người ta đặt một miếng giấy có đánh dấu Bắc, Nam, Đông, Tây. Từ cực bắc không trùng với bắc cực, từ cực bắc nằm ở điểm cao nhất của bờ bắc của bắc Mỹ trên bán đảo Butia. Các kim nam châm của tất cả các la bàn ở bắc bán cầu đều chỉ vào điểm này. II. Cấu tạo la bàn:
Ba bộ phận của la bàn: Kim đuợc từ hóa, theo hướng Bắc từ trường Mặt la bàn được khắc độ và quay trên một trục, có thể điều chỉnh với bất kỳ phương vị từ trường (azimut magnétique) Nền có vẽ mũi tên để chỉ hướng mà mình muốn tới Bài tổng hợp : Phạm Mai Đông Nghi _ Nguyễn Thị Hồng Trân - lớp 11a3- trường Lê Hồng Phong | ||||
|
![]() | la bàn 2 | |||||
---|---|---|---|---|---|---|
La bàn là khí cụ dùng để định hướng có thể dùng trên bộ, trên nước hay cả trong không gian. Có hai loại: la bàn từ dùng kim nam châm và la bàn điện dùng con quay điện. Trong bài này, chúng tôi chỉ nói về la bàn từ.
Lịch sử la bàn từ:Lịch sử la bàn bắt đầu từ hơn 1000 năm trước Công nguyên, lúc đó người Trung quốc khám phá ra nguyên tắc và từ từ phát triển thêm. Trần Trọng Kim chép trong Việt nam Sử Lược "... và ông Chu Công Ðán lại chế ra xe chỉ nam để đem xứ Việt thường về nước." (quyển 1, trang 13) Các sử sách Tây phương ghi lại là la bàn từ dùng kim nam châm được các nhà hàng hải Trung hoa dùng khoảng năm 1100 Tây lịch. Các thủy thủ Anh, theo học giả Alexander Neckam viết trong sách De Utensilibus (Vềcác dụng cụ) vào năm 1190, đã dùng la bàn từ trong khi đi biển. Người Arập bắt đầu dùng la bàn khoảng năm 1220 và khoảng 1250 thì người Viking đã biết dùng loại la bàn này. Thuở đó người ta dùng một thanh nam châm, đặt trên một miếng gỗ nhỏ hay trên một cọng sậy rồi đặt vào một tô nước. Miếng gỗ hay cộng sây giúp cho kim nam châm nổi trên nước, làm triệt tiêu các lực ma sát. Nước giúp cho kim bớt chao đảo khi tàu lắc nghiêng hay dọc. Kim nam châm là chất sắt có từ tính thiên nhiên lấy từ trong đá mang tên là lodestone (có chỗ viết loadstone, và còn có tên là magnetite), lấy từ chữ lodestar, theo người đi biển là ngôi sao chỉ đường, trỏ sao Bắc đẩu (Polaris hay Pole star tiếng Anh và Étoile polaire, tiếng Pháp). Người ta cũng sớm biết là nếu để cho một thanh kim loại chạm vào đá nam châm thì thanh kim loại cũng có đặc tính như đá nam châm, nghĩa là có khuynh hướng chỉ về một phía tương đối cố định. Và từ tính được truyền nhận như thế có thể bị phai dần theo thời gian. Thành ra các tàu bè dùng la bàn từ thời xa xưa vẫn phải mang theo một viên đá nam châm loại tốt, để có thể nam châm hoá hay từ hóa kim la bàn khi cần. Người ta đã biết đến sự từ hóa vào khoảng thế kỷ thứ 11. Trung quốc được xem là nước đầu tiên dùng la bàn từ trong ngành hàng hải. Trước khi phát minh ra la bàn, thủy thủ định hướng bằng vị trí mặt Trời lúc ban ngày và vị trí của sao vào ban đêm, và người ta cũng thường theo hướng gió mậu dịch (Trade winds) theo mùa. Người ta đã tìm được những bản đồ thiên văn cho vị trí các chòm sao. Trong một bản đồ thiên văn xưa của Trung quốc ta có thể thấy chòm sao Thần nông (Scorpio hay Scorpion) và chòm sao Thiên ngưu (Taurus hay Taureau). Nhưng khi trời nhiều mây hoặc mưa thì không thể định hướng được. La bàn từ đã giúp giải quyết việc định hướng trong mọi hoàn cảnh thời tiết, kể cả việc định hướng của gió mậu dịch. Người Arập học được cách dùng la bàn từ trong khi buôn bán với Trung Hoa. Sau đó la bàn từ được đem qua Tây Âu vào cuối thế kỷ thứ 12, rồi đến Bắc Âu vào thế kỷ thứ 13.. Dưới thời nhà Minh, nhà hàng hải Zhen He cùng với một thái giám triều đình nhà Minh đã đi 7 chuyến thật xa, qua tận bờ biển Phi châu. Mỗi chuyến đi, Zheng He dùng một đội từ 100 tới 200 chiếc thuyền và la bàn từ đã giữ vai trò quan trọng trong những cuộc hành trình này. Từ cuối thế kỷ thứ 15 cho tới đầu thế kỷ 16, những nhà hàng hải Âu châu đã đi thám hiểm nhiều nơi, vẽ những đường đi mới, khám phá ra châu Mỹ và đã thực hiện những chuyến đi vòng quanh thế giới. Nếu không có la bàn từ thì khó thể thực hiện được các chuyến viễn du này La bàn từ qua các thời đại:La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm, trong khoảng thời kỳ chiến tranh, nhà Chu lập quốc. Kim chỉ nam ngày xưa khác la bàn ngày nay. Nó có hình dáng một cái muỗng cắt ra từ một miếng nam châm thiên nhiên và được đặt trên một cái đế bằng đồng đã được mài láng để giảm ma sát. (Lúc đó người ta đã biết đồng là kim loại không có ảnh hưởng trên từ trường, và do đó, không làm lệch hướng của kim nam châm). Phần muỗng tròn láng để chính giữa đế đồng làm trọng tâm thành ra cáng của kim chỉ nam có thể quay xung quanh. Sau khi muỗng đứng im (cân bằng tĩnh) cáng muỗng chỉ hướng Nam. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc. Nếu chiếc muỗng được dùng trên bộ, và thường thì được dùng trong ngành địa lý, phong thủy, chọn hướng xây nhà cửa, mồ mả ... Những người đi biển ban đầu dùng "Cá chỉ Nam," dùng sắt cắt hình con cá, rồi được từ hóa. Khi được thả vô nước, "Cá chỉ Nam" sẽ lơ lửng trong nước và nằm theo trục Bắc Nam. Và người ta vẫn phải từ hóa "Cá" khi nào từ tính của nó yếu đi như đã nói ở trên. Lần lần người ta thay "Cá" bằng một cây kim bằng sắt đã được chà sát trên một nam châm thiên nhiên. Khi kim đã được độ từ hóa cần thiết, kim sẽ chỉ hướng Nam khi nằm trên một miếng gỗ nhỏ hay một cọng sậy, bềnh bồng trong nước. Đó là la bàn đầu tiên. Sau đó kim từ hóa được gắn vào một cái chén đã có ghi phương hướng, thường là bốn phương chính Ðông, Tây, Nam, Bắc và bốn phương bàng: Ðông Nam, Ðông Bắc, Tây Nam và Tây Bắc. Về sau, còn thêm tám hướng phụ nữa như Bắc Ðông Bắc, Tây Tây Nam vân vân. Người ta cũng dần dần biết đến sự lệch của từ trường, độ từ thiên, độ từ lệch và các sự biến thiên này thay đổi theo vị trí của từng nơi, từng khu vực. (góc lệch từ, declination, từ thiên variation magnétique hay magnetic variation).
Lúc đầu mặt la bàn (còn gọi là Hoa gió , Compass Rose) được chia thành 32 khoảng, sau đó khắc theo vòng tròn thành 360 độ. Trên bộ, quân đội các nước dùng la bàn từ chính xác hơn, chia thành 6400 khắc. Ngành hàng không cũng dùng la bàn từ. Cho đến bây giờ, phần lớn các phi cơ trực thăng và một số phi cơ nhỏ vẫn còn được trang bị la bàn từ để làm khí cụ định hướng. Khi sử dụng trong ngành hàng hải, la bàn từ được dùng để chỉ hướng đi. Ðược trang bị thêm dụng cụ đo hướng người ta dùng la bàn từ để đo hướng đối chiếu từ hai hay ba đối vật được xác định theo bản đồ hải hành (đỉnh hay mõm núi, đèn phao, hải đăng, các kiến trúc đặc biệt ... để xác định vị trí con tàu, từ đó tính được khoảng cách đã đi, vận tốc, hướng phải đi ... và có thể nghiệm thêm, qua các cách tính, có hay không có giòng nước ngầm, sức gió ... Trong thời cận đại, la bàn được gắn với hoa gió, có đường tim (lubber line đường tương ứng với trục theo chiều dài của con tàu) đặt trong bầu la bàn, mặt trên có kiếng trong và có đèn soi sáng. Bầu la bàn chứa một chất lỏng có mật độ (densité) rất gần với trọng lượng chung của hoa gió và kim nam châm để triệt tiêu sức dựa của phần này trên trục chịu. Bầu la bàn được treo trong hệ thống gimbals để lúc nào cũng giữ được mặt la bàn từ theo vị trí mặt phẳng. Ðài để đặt la bàn (pinnacle) thường được gắn rất vững chắc trên trục giữa theo chiều dài con tàu. Hai bên bầu la bàn từ có hai trái cầu tròn bằng kim loại và có thể xê dịch được. Người ta di chuyển hai trái cầu này trên giá của chúng để khử ảnh hưởng lên trên nam châm của la bàn do các kim loại trên tàu gây ra. Ngày nay người ta có thể điều chỉnh la bàn từ bằng cách so sánh các hướng đo bằng la bàn từ với hướng đo bằng la bàn điện. Vì la bàn từ không cần đến một nguồn năng lượng bên ngoài., la bàn từ được dùng như là một khí cụ định hướng dự phòng hay để dùng trong trường hợp cấp cứu khi tàu bè mất điện. La bàn từ còn có thể được sử dụng bất cứ lúc nào, trong khi la bàn điện cần phải có một thời gian để con quay điện được khởi động và đạt đến vận tốc quay cố định. Và điểm đặc biệt nhất là la bàn từ có thể được chế tạo theo mọi cỡ lớn nhỏ, có thể cầm trong tay, hay gắn vào mặt sau của đồng hồ, vừa gọn, vừa nhẹ, và ai cũng có thể dùng được, không phải mất thời gian chỉ dẫn. Ngoài phát minh giấy và bánh xe có lẽ la bàn từ là phát minh được dùng, với ít nhiều cải tiến, lâu dài nhất. Ba bộ phận của la bàn: Kim đuợc từ hóa, theo hướng Bắc từ trường Mặt la bàn được khắc độ và quay trên một trục, có thể điều chỉnh với bất kỳ phương vị từ trường (azimut magnétique) Nền có vẽ mũi tên để chỉ hướng mà mình muốn tới
Tại sao không gọi la bàn là kim chỉ bắc?
Nếu đặt ở bất cứ đâu, chiếc kim la bàn cũng quay về hướng bắc. Thế nhưng người Việt lại gọi nó là kim chỉ nam. Khi nói về một vấn đề quan trọng có ý nghĩa chiến lược lâu dài, chúng ta thường dùng từ kim chỉ nam, chẳng hạn: "Lời nguyện ước thiết tha của người cha lúc nào cũng như kim chỉ nam để anh vượt qua mọi gian khổ". Lối nói hình tượng này được xây dựng từ một vật dụng khá quen thuộc trong đời sống, đó là la bàn. La bàn là một dụng cụ gồm kim nam châm có hai cực bắc - nam quay tự do quanh một trục. Do ảnh hưởng của từ trường trái đất mà dù đặt ở bất cứ đâu song song với trái đất, chiếc kim từ tính kia cũng quay về hướng bắc, từ hướng bắc sẽ tìm ra hướng nam, sau đó là đông và tây. La bàn thường có hai kim trái chiều và để phân biệt, người ta thường sơn bằng hai màu khác nhau. Với chức năng như vậy, la bàn là dụng cụ định hướng không thể thiếu cho những người đi rừng, đi biển hay đi vào vùng xa lạ hoang vắng dễ lạc đường. Người châu Âu trước kia hay dùng la bàn một kim, chỉ hướng Bắc (có lẽ do các thủy thủ, ngư dân thường có hành trình về Bắc Cực). Nhưng tại sao người Việt Nam lại gọi nó là kim chỉ nam mà không phải kim chỉ bắc? La bàn được người Trung Quốc phát minh từ thế kỷ 1. Theo giáo sư Nguyễn Thạch Giang, các triều đại phong kiến Trung Quốc đã tận dụng triệt để tính năng này của la bàn. Các đoàn quân từ thời nhà Tần cho đến sau này vẫn có thói quen bành trướng lãnh thổ bằng các cuộc hành trình bình định về phương Nam. Mỗi đạo quân đều có một la bàn thô sơ với chiếc kim chỉ nam sơn đỏ chói. Vậy là các tướng sĩ nhất tề phi ngựa nhằm hướng nam thẳng tiến. Bất luận thế nào, cuộc chinh phục cũng chỉ nhìn về một phía đó thôi. Đây có lẽ là cơ sở chính làm nên ngữ nghĩa hàm ẩn cho cụm từ "kim chỉ nam" trong tiếng Việt. Nhóm Quế Cường+Hòang Vũ - 11A5-trường Lê Hồng Phong
| ||||||
|
![]() | lác mắt | |||
---|---|---|---|---|
Tật mắt, mà biểu hiện là nhìn một vật thấy hai ảnh, tức là hai cảm giác do hai mắt thu được không hòa với nhau làm một. Vì thế sửa bằng phẫu thuật hoặc bằng lăng kính mặt trụ. | ||||
|
![]() | lade | |||
---|---|---|---|---|
Máy phát ánh sáng kết hợp. Thuật ngữ lade (LASER) là viết tắt từ các từ tiếng Anh “Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation”, nghĩa là “khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ cưỡng bức”. Chùm tia lade là chùm ánh sáng kết hợp, rất đơn sắc, rất song song, có thể có công suất rất lớn (với lade rubi công suất có thể đạt tới 106 W/cm2, trên một diện tích nhỏ và trong một thời gian rất ngắn). Máy phát tia lade dựa vào hiện tượng bức xạ cưỡng bức (hay cảm ứng) do Anhxtanh tiên đoán năm 1917. Muốn chế tạo được lade cần phải tạo một môi trường hoạt tính (hoạt chất) không hấp thụ ánh sáng, mà trái lại, lại khuếch đại ánh sáng đi qua nó; đồng thời phải làm cho bức xạ cảm ứng được truyền đi, truyền lại nhiều lần trong môi trường hoạt tính đó. Tùy thuộc vào hoạt chất, có nhiều loại lade. Ngày nay đã chế tạo được hàng chục loại lade rắn khác nhau, có loại cho công suất lớn, như lade thủy tinh pha nêođim (công suất 20 tỷ oát mỗi xung); ngoài lade rắn còn có lade khí (He – Ne, CO2, Ar, N…), lade bán dẫn (GaAs), lade chất màu hữu cơ… Lade có rất nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: thông tin liên lạc, nghiên cứu khoa học (làm nguồn sáng); y học (để phẫu thuật); công nghiệp (gia công vật liệu); toàn ký (thu ảnh ba chiều)… | ||||
|
![]() | lân quang | |||
---|---|---|---|---|
Hiện tượng phát quang, mà sau khi ngừng kích thích vật còn phát sáng một thời gian đáng kể (t > 10-6 giây). Quan sát được ở các chất rắn (phần nhiều là sunfua) như kẽm sunfua, sunfua của kim loại kiềm phổ… Chất lân quang được dùng để làm màn phát sáng (màn hình) của máy thu hình, làm đèn “huỳnh quang” (đúng ra phải gọi là đèn lân quang)… | ||||
|
![]() | lăng kính | |||
---|---|---|---|---|
Khối chất trong suốt (thủy tinh, thạch anh, nước…) hình lăng trụ có tiết diện thẳng là một tam giác. Hai mặt của lăng kính để sử dụng được mài phẳng nhẵn và gọi là hai mặt bên (ABB’A’ và ACC’A’). Mặt còn lại BCC’B’ gọi là mặt đáy của lăng kính. AA’ là cạnh của lăng kính. Khi sử dụng lăng kính các tia sáng được chiếu đến trong mặt phẳng tiết diện thẳng của lăng kính. Một tia sáng SI đập vào mắt AB của lăng kính sau hai lần khúc xạ sẽ cho tia ló JR lệch về phía đáy một góc D so với tia tới gọi là góc lệch. Giá trị góc lệch D phụ thuộc vào chiết suất n của chất làm lăng kính. Vì chiết suất này tăng khi bước sóng l giảm, nên nếu chùm sáng tới là ánh sáng trắng thì khi đi qua lăng kính nó bị phân tích thành các tia đơn sắc (hiện tượng tán sắc); tia có bước sóng l ngắn bị lệch nhiều hơn (tia đỏ lệch ít nhất, tia tím lệch nhiều nhất). Hai công dụng chủ yếu của lăng kính là: đổi phương truyền của ánh sáng và tán sắc (H. 74). | ||||
|
![]() | lăng kính phản xạ toàn phần, lăng kính lật hình | |||
---|---|---|---|---|
Lăng kính đóng vai trò của gương phẳng nhờ hiện tượng phản xạ toàn phần. Tia sáng SI gặp mặt AB của lăng kính dưới góc lớn hơn góc giới hạn nên không khúc xạ ra ngoài mà phản xạ toàn phần lại xảy ra, nên hai mặt AB và AC đóng vai trò hai gương (H. 75). Lăng kính này dùng thay gương vì gương có mặt mạ bạc chóng hỏng. Lăng kính này còn có tác dụng lật hình: ảnh M’N’ ngược chiều vật MN. | ||||
|
![]() | lệch mạng (trong tinh thể) | |||
---|---|---|---|---|
Những sai hỏng trong sự sắp xếp tuần tự và đều đặn của cấu trúc mạng tinh thể xảy ra không phải ở từng điểm riêng biệt mà ảnh hưởng đến cả một mặt hoặc khối tinh thể. Lệch mạng không chỉ ảnh hưởng đến độ bền vững mà cả đến các tính chất điện, từ và quang của tinh thể. | ||||
|
![]() | lệch pha | |||
---|---|---|---|---|
Hai dao động điều hòa có pha khác nhau một góc j (không bằng 2kp radian, k là số nguyên) gọi là lệch pha, j gọi là góc lệch pha (hay độ lệch pha). Trường hợp riêng: j = (2k + 1)p gọi là ngược pha; j = 2kp (k = 1, 2…) gọi là cùng pha (đồng pha). | ||||
|
![]() | liên kết hóa học | |||
---|---|---|---|---|
Sự liên kết các nguyên tử thành phân tử. Có nhiều loại liên kết hóa học. Liên kết ion là liên kết do tương tác tĩnh điện giữa hai ion khác dấu, ví dụ giữa Na+ và CL- tạo thành phân tử NaCl. Liên kết cộng hóa trị (hay liên kết đồng cực) là liên kết giữa hai nguyên tử trung hòa, mỗi nguyên tử góp một êlectrôn để tạo thành cặp êlectrôn chung. Ví dụ liên kết giữa hai nguyên tử trung hòa H tạo thành phân tử H2. | ||||
|
![]() | lít | |||
---|---|---|---|---|
Đơn vị dung tích bằng 1 dm3, ký hiệu l. Ước: mililit (ml) = 10-3 l = 1cm3 | ||||
|
![]() | lò phản ứng hạt nhân | |||
---|---|---|---|---|
Bộ phận chính của nhà máy điện nguyên tử, của động cơ tàu thủy, tàu ngầm nguyên tử… Trong lò này phản ứng phân hạch dây chuyền của urani hay plutoni xảy ra dưới dạng điều khiển được, và tỏa ra nhiệt. Nhiệt này được dùng để sinh hơi chạy tua bin phát điện. Lò phản ứng được điều khiển bằng các thanh điều khiển, là các thanh kim loại chứa các chất hấp thụ nơtrôn (bo, cadimi). Có nhiều loại lò phản ứng: lò dùng nơtrôn chậm, lò dùng nơtrôn nhanh; lò tái sinh là loại lò trong đó nhiên liệu hạt nhân, như urani 235, trong quá trình hoạt động của lò, lại biến thành nhiên liệu hạt nhân khác, như urani 233 hoặc plutoni 239, với số lượng nhiều hơn nhiên liệu tiêu thụ. | ||||
|
![]() | lỗ trống | |||
---|---|---|---|---|
Phần tử tải điện dương trong chất bán dẫn, không thực có, mà là giả định. Khái niệm “lỗ trống” tạo nhiều thuận lợi cho việc xây dựng lý luận về chất bán dẫn. Nếu trong mạng tinh thể của chất bán dẫn một liên kết bị phá vỡ, êlectrôn được giải phóng trở thành êlectrôn tự do thì chỗ thiếu êlectrôn gọi là lỗ trống, là tương đương với một hạt mang một điện tích nguyên tố dương. Khi êlectrôn chuyển động để đi lấp một lỗ trống thì tựa như lỗ trống đã chuyển động theo chiều ngược lại. | ||||
|
![]() | loa phóng thanh | |||
---|---|---|---|---|
Dụng cụ biến đổi dòng điện xoay chiều đã biến điệu theo âm thanh thành âm thanh cùng tần số và âm sắc; là bộ phận cuối cùng của thiết bị truyền âm đi xa, khuếch đại… | ||||
|
![]() | loạn sắc | |||
---|---|---|---|---|
Bệnh về thị giác, mà triệu chứng là người bệnh lẫn lộn nhiều màu, chẳng hạn, màu đỏ và màu lục (do mắt thiếu tế bào nhạy màu đỏ). | ||||
|
![]() | lọc sắc, kính lọc màu | |||
---|---|---|---|---|
Dụng cụ chỉ để các bức xạ trong một khoảng bước sóng hữu hạn (kể cả bức xạ hồng ngoại hoặc tử ngoại) đi qua, các bức xạ khác đều bị hấp thụ. Đơn giản nhất là các tấm thủy tinh màu, kính nhựa màu… Kính có màu nào thì chỉ cho ánh sáng có màu ấy đi qua. | ||||
|
![]() | Lômônôxốp | |||
---|---|---|---|---|
(Lomonosov Mikhail Vaxilevic, 1711 - 1765), nhà bác học Nga, đã góp phần xây dựng thuyết động học phân tử, định luật bảo toàn khối lượng trong các phản ứng hóa học, nghiên cứu về điện khí quyển… | ||||
|
![]() | lồng Farađây | |||
---|---|---|---|---|
Lồng bằng lưới kim loại bảo vệ được các vật đặt ở trong lồng chống tác dụng của điện trường ngoài, vì điện trường ở trong lòng một vật dẫn (đặc hoặc rỗng) bằng không. | ||||
|
![]() | lớp nhạy sáng, nhũ tương ảnh | |||
---|---|---|---|---|
Lớp chất nhạy với tác dụng của ánh sáng, phủ trên một nền thủy tinh, giấy… | ||||
|
![]() | Lorenxơ | |||
---|---|---|---|---|
(Lorentz Hendric Antoan, 1853 - 1928), nhà vật lý Hà Lan, đã xây dựng thuyết êlectrôn về cấu tạo chất, tìm ra công thức biến đổi tọa độ và thời gian khi chuyển từ hệ tọa độ đứng yên sang hệ tọa độ chuyển động (phép biến đổi Lorenxơ). | ||||
|
![]() | lực | |||
---|---|---|---|---|
Đại lượng vectơ, biểu thị tương tác giữa các vật. Lực được biểu diễn bằng một vectơ có gốc là điểm đặt của lực, có hướng chỉ hướng tác dụng của lực và có độ dài (theo một tỉ xích quy ước) chỉ độ lớn (cường độ) của lực. Nếu một vật có khối lượng m, do tương tác với các vật khác mà thu được gia tốc thì ta nói rằng tương tác ấy biểu thị bằng một lực tác dụng lên vật, mà theo định luật 2 của Niutơn, ta có . Trong hệ SI, đơn vị lực là niutơn, ký hiệu N. 1 niutơn = 1 kg.1 m/s2 | ||||
|
![]() | lực cản của chất lưu | |||
---|---|---|---|---|
Một vật đối xứng tròn xoay chuyển động với vận tốc v nhỏ trong một chất lưu (chất khí hoặc chất lỏng) thì chịu một lực cản . Hệ số h tỉ lệ với kích thước của vật và độ nhớt h của chất lưu. Ví dụ đối với hình cầu bán kính R thì h = 6prh (định luật Stốc). Ở vận tốc lớn hơn thì lực cản gần như tỷ lệ với v2, với tiết diện cản S (tiết diện vuông góc với phương chuyển động và có diện tích lớn nhất, (H. 76) và với khối lượng riêng r của chất lưu: ; k là một hệ số phụ thuộc vào dạng của vật (H. 77). Dạng có k nhỏ nhất gọi là dạng khí động lực học. | ||||
|
![]() | lực hạt nhân | |||
---|---|---|---|---|
Lực tương tác giữa các nuclôn (prôtô và nơtrôn), có các đặc trưng: cường độ rất lớn, bán kính tác dụng rất nhỏ (khoảng 10-13 m); không phụ thuộc vào điện tích. Chính vì có lực này mà các prôtôn, tuy đẩy nhau vì mang điện dương, vẫn liên kết với nhau trong hạt nhân. | ||||
|
![]() | lực hướng tâm | |||
---|---|---|---|---|
Lực gây ra chuyển động tròn của một vật và hướng về tâm của đường tròn quỹ đạo. Trong trường hợp một chất điểm, lực này có cường độ bằng mv2/R, trong đó m là khối lượng, v là vận tốc dài của chất điểm, R là bán kính đường tròn. Trong trường hợp tổng quát của chuyển động cong thì tại mỗi điểm M có thể vẽ vòng tròn mật tiếp trùng với đường cong ở M, có tâm O trên pháp tuyến và bán kính OM = R. Lực tác dụng lên vật có thể phân tích thành hai thành phần, thành phần tiếp tuyến và thành phần pháp tuyến. Thành phần pháp tuyến chính là lực hướng tâm mv2/R. | ||||
|
![]() | lực kế | |||
---|---|---|---|---|
Dụng cụ để đo cường độ của lực. Có nhiều loại, phổ biến nhất là lực kế lò xo. | ||||
|
![]() | lực lạ | |||
---|---|---|---|---|
Lực không có bản chất tĩnh điện nhưng tác dụng lên hạt mang điện. Lực lạ không phải là lực thế, công của nó dọc theo mạch kín khác không. Trong các nguồn điện khác nhau lực lạ có bản chất khác nhau. Trong pin acquy, lực lạ là lực hóa học; trong các máy phát điện, lực lạ là lực từ trường tác dụng lên các êlectrôn chuyển động trong dây dẫn. | ||||
|
![]() | lực Lorenxơ | |||
---|---|---|---|---|
Lực tác dụng lên hạt mang điện tích chuyển động trong điện từ trường, có biểu thức , với q là điện tích của hạt, là cường độ điện trường, là vectơ cảm ứng từ của từ trường, là vận tốc của hạt. Ký hiệu Ù trỏ tích vectơ của và . Tích này là một vectơ vuông góc với và có giá trị vBsina (a là góc giữa và ) có chiều được xác định theo quy tắc: Đặt bàn tay trái duỗi thẳng, để cho các đường cảm ứng xuyên vuông góc vào lòng bàn tay; chiều từ cổ tay đến ngón tay trùng với chiều vectơ vận tốc của hạt, khi đó, ngón tay cái choãi vuông góc với các ngón kia chỉ chiều của lực Lorenxơ, nếu hạt mang điện dương, và chỉ chiều ngược lại nếu hạt mang điện âm (H. 78). Thành phần qE là lực Culông. Có khi thuật ngữ lực Lorenxơ chỉ dùng để trỏ thành phần q(Ù). | ||||
|
![]() | lực Lorenzt | |||
---|---|---|---|---|
Lực tác dụng lên hạt mang điện tích chuyển động trong điện từ trường, có biểu thức «math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"»«mrow»«mover»«mi»F«/mi»«mo»§#8594;«/mo»«/mover»«mo»=«/mo»«mi»q«/mi»«mfenced»«mrow»«mover»«mi»E«/mi»«mo»§#8594;«/mo»«/mover»«mo»+«/mo»«mover»«mi»v«/mi»«mo»§#8594;«/mo»«/mover»«csymbol»«mo»§#923;«/mo»«/csymbol»«mover»«mi»B«/mi»«mo»§#8594;«/mo»«/mover»«/mrow»«/mfenced»«/mrow»«/math», với q là điện tích của hạt, «math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"»«mover»«mi»E«/mi»«mo»§#8594;«/mo»«/mover»«/math» là cường độ điện trường, «math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"»«mover»«mi»B«/mi»«mo»§#8594;«/mo»«/mover»«/math»là vectơ cảm ứng từ của từ trường, «math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"»«mover»«mi»v«/mi»«mo»§#8594;«/mo»«/mover»«/math» là vận tốc của hạt. Ký hiệu «math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"»«csymbol»«mo»§#923;«/mo»«/csymbol»«/math» tích vectơ của «math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"»«mover»«mi»v«/mi»«mo»§#8594;«/mo»«/mover»«/math» và «math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"»«mover»«mi»B«/mi»«mo»§#8594;«/mo»«/mover»«/math». Tích này là một vectơ vuông góc với «math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"»«mover»«mi»v«/mi»«mo»§#8594;«/mo»«/mover»«/math» và «math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"»«mover»«mi»B«/mi»«mo»§#8594;«/mo»«/mover»«/math» có giá trị vBsin«math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"»«csymbol»«mo»§#945;«/mo»«/csymbol»«/math» («math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"»«csymbol»«mo»§#945;«/mo»«/csymbol»«/math» là góc giữa «math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"»«mover»«mi»v«/mi»«mo»§#8594;«/mo»«/mover»«/math» và «math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"»«mover»«mi»B«/mi»«mo»§#8594;«/mo»«/mover»«/math») có chiều được xác định theo quy tắc: Đặt bàn tay trái duỗi thẳng, để cho các đường cảm ứng xuyên vuông góc vào lòng bàn tay; chiều từ cổ tay đến ngón tay trùng với chiều vectơ vận tốc của hạt, khi đó, ngón tay cái choãi vuông góc với các ngón kia chỉ chiều của lực Lorenxơ, nếu hạt mang điện dương, và chỉ chiều ngược lại nếu hạt mang điện âm. Thành phần qE là lực Culông. Có khi thuật ngữ lực Lorenxơ chỉ dùng để chỉ thành phần q( «math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"»«mover»«mi»v«/mi»«mo»§#8594;«/mo»«/mover»«/math» «math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"»«csymbol»«mo»§#923;«/mo»«/csymbol»«/math» «math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"»«mover»«mi»B«/mi»«mo»§#8594;«/mo»«/mover»«/math»). | ||||
|
![]() | lực ly tâm | |||
---|---|---|---|---|
Phản lực của lực hướng tâm, có chiều từ tâm đường tròn ra ngoài. Lực hướng tâm đặt vào vật chuyển động tròn, còn lực ly tâm đặt vào liên kết của vật, ví dụ đặt vào đầu sợi dây giữ cho vật quay tròn. Không nên lẫn với lực quán tính ly tâm là lực đặt vào vật. | ||||
|
![]() | lực ma sát | |||
---|---|---|---|---|
Lực cản trở chuyển động tương đối của hai vật tiếp xúc nhau và có phương nằm trong mặt phẳng tiếp xúc. Có nhiều loại lực ma sát. Lực ma sát trượt là lực xuất hiện ở mặt tiếp xúc giữa hai vật đang trượt trên nhau, luôn ngược chiều chuyển động và có giá trị F = kN, với N là lực ép vật lên mặt tiếp xúc và vuông góc với mặt này (trong hình 79, N là thành phần của trọng lượng vuông góc với mặt phẳng nghiêng), k là hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào bản chất và tình trạng trơn hay nháp của các mặt tiếp xúc. Lực ma sát nghỉ, là lực xuất hiện khi hai vật tiếp xúc trực tiếp đứng yên tương đối với nhau, nhưng có xu hướng trượt trên nhau dưới tác dụng của ngoại lực. Lực ma sát nghỉ thực sự ngăn cản chuyển động. Ví dụ: nếu mặt phẳng nghiêng ít thì lực ma sát nghỉ giữ vật đứng yên trên mặt phẳng nghiêng. Lực ma sát nghỉ tự động điều chỉnh hướng và cường độ của nó để khử lực muốn gây chuyển động (trong hình 79, lực muốn gây chuyển động là thành phần T của trọng lượng, song song với mặt phẳng). Nhưng cường độ cực đại của lực ma sát nghỉ bằng lực ma sát trượt: f £ kN Lực ma sát lăn là lực xuất hiện khi một vật lăn trên mặt một vật khác và cản lại chuyển động của vật. Lực ma sát lăn cũng tỉ lệ với lực ép N, nhưng hệ số ma sát lăn nhỏ hơn hệ số ma sát trượt hàng chục lần. Lực cản của chất lưu rất phức tạp, có một phần do ma sát giữa bề mặt của vật rắn và chất khí hoặc chất lỏng, nhưng còn do chênh lệch áp suất giữa mặt trước và mặt sau của vật chuyển động chất lưu.
| ||||
|
![]() | lực quán tính | |||
---|---|---|---|---|
Các định luật Niutơn chỉ đúng trong các hệ quy chiếu quán tính Q. Nếu muốn áp dụng trong các hệ quy chiếu không quán tính K thì, ngoài các lực thực (thể hiện tương tác giữa các vật), cần phải đặt thêm vào các vật một đại lượng có thứ nguyên lực, gọi là lực quán tính. Nếu hệ quy chiếu K chuyển động tịnh tiến với gia tốc a so với hệ quy chiếu quán tính Q, thì phải đặt thêm vào chất điểm có khối lượng m lực quán tính F = -ma. (ngược hướng với ). Nếu hệ K quay đều với vận tốc w so với hệ Q thì phải đặt thêm vào chất điểm lực quán tính ly tâm F = m w 2 r, r là khoảng cách từ chất điểm tới trục quay. Lực quán tính không có phản lực (định luật 3 Niutơn không đúng trong hệ quy chiếu không quán tính). | ||||
|
![]() | lực thế | |||
---|---|---|---|---|
Lực mà công của nó chỉ phụ thuộc vào các vị trí đầu và cuối của đường đi chứ không phụ thuộc vào hình dạng đường đi. Công của lực thế dọc theo một đường kín thì bằng không. Lức thế gắn với thế năng U có độ biến thiên DU bằng và ngược dấu với công tương ứng của lực. Lực hấp dẫn, lực Culông là những lực thế. Ví dụ: khi vật có trọng lực P rơi từ một độ cao h xuống đất thì công của trọng lực là Ph và độ biến thiên thế năng là DU = -Ph. | ||||
|
![]() | lực xuyên tâm | |||
---|---|---|---|---|
Lực có phương đi qua một điểm cố định, gọi là tâm của lực. Trọng lực (lực hấp dẫn) là một thí dụ về lực xuyên tâm. Dưới tác dụng của lực xuyên tâm, chất điểm (hoặc trọng tâm của vật) dịch chuyển theo một đường cong thẳng, bán kính nối chất điểm với tâm lực vạch ra những diện tích bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau (X. Định luật Kêple). | ||||
|
![]() | lực đàn hồi | |||
---|---|---|---|---|
Lực xuất hiện khi các vật tiếp xúc với nhau và bị biến dạng. Nếu biến dạng. Nếu biến dạng vì kéo hoặc nén và x là độ biến dạng thì trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi sinh ra tỉ lệ với x và ngược chiều: (định luật Húc). Hệ số tỉ lệ k gọi là độ cứng (hoặc hệ số đàn hồi) của vật. | ||||
|
![]() | lưới (của đèn điện tử). | |||
---|---|---|---|---|
Điện cực đặt giữa anốt và catốt, thường có dạng lưới. Đèn điện tử có thể có một hoặc nhiều lưới với những chức năng khác nhau. | ||||
|
![]() | lưỡng chất phẳng | |||
---|---|---|---|---|
Tập hợp hai môi trường trong suốt có chiết suất khác nhau n1, n2 ngăn cách nhau bởi một mặt phẳng (H. 80). Vật S1 nằm trong môi trường có chiết suất n1, cách mặt phẳng khoảng d1, có ảnh S2 ở khoảng cách: . Vật và ảnh có bản chất khác nhau (vật thật cho ảnh ảo, vật ảo cho ảnh thật). | ||||
|
![]() | lưỡng cực điện | |||
---|---|---|---|---|
Hệ gồm hai điện tích bằng nhau nhưng trái dấu +q và –q đặt cách nhau một khoảng nhỏ l. Vectơ hướng từ điện tích âm đến điện tích dương gọi là mômen lưỡng cực. Khi chịu tác dụng của điện trường đều , lưỡng cực sẽ quay sao cho hai vectơ và song song với nhau. Khi chịu tác dụng của điện trường không đều, lưỡng cực còn chịu một lực hướng về phía điện trường mạnh. Lưỡng cực điện là mô hình về điện của nhiều hệ thống vi mô cũng như vĩ mô. Một số phân tử có thể xem là lưỡng cực điện. | ||||
|
![]() | lưỡng lăng kính Frexnen | |||
---|---|---|---|---|
Dụng cụ để tạo ra sự giao thoa ánh sáng, gồm hai lăng kính có góc ở đỉnh (góc chiết quang) nhỏ và có chung đáy. Chùm sáng từ nguồn S, là một khe hẹp, qua lưỡng lăng kính thì tựa như phát đi từ hai nguồn ảo S1 và S2. Hai nguồn này là kết hợp nên phần chung nhau của hai chùm sáng là trường giao thoa (H. 81), tạo nên hình ảnh giao thoa. | ||||
|
![]() | lưỡng tính sóng hạt | |||
---|---|---|---|---|
Tính chất hai mặt tựa như đối lập nhau của đối tượng vi mô, vừa là sóng, vừa là hạt. Lưỡng tính này được phát hiện đầu tiên với ánh sáng: Ánh sáng vừa là sóng điện từ, vừa là hạt phôtôn. Sau đó Đơ Brơi (de Broglie, nhà vật lý Pháp, 1892 - 1987) mở rộng cho các đối tượng lâu nay vẫn coi là hạt, như êlectrôn, prôtôn,… Một hạt có năng lượng E và động lượng p gắn với một sóng gọi là bước sóng Đơ Brơi l = h/p và tần số f = E/h trong đó h là hằng số Plăng. Cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí hoàn toàn về bản chất của sóng Đơ Brơi. | ||||
|
![]() | lượng tử | |||
---|---|---|---|---|
Theo thuyết lượng tử, các nguyên tử hoặc phân tử chỉ phát ra hoặc hấp thụ năng lượng E từng lượng gián đoạn, gọi là lượng tử năng lượng, E là bội số nguyên của một đại lượng gọi là hằng số Plăng h (còn gọi là lượng tử tác dụng): E = fh, f là tần số của bức xạ. | ||||
|
![]() | lượng tử hóa | |||
---|---|---|---|---|
Trong Cơ học lượng tử nhiều đại lượng vật lý chỉ có những giá trị rời rạc nhất định, người ta nói rằng chúng bị lượng tử hóa. Những giá trị đó thường có dạng M = nMo hoặc n2Mo trong đó n là một số nguyên hoặc bán nguyên gọi là lượng tử số. Ví dụ: Bán kính quỹ đạo của êlectrôn trong thuyết Bo là , ro được gọi là bán kính Bo, n = 1, 2, 3… Năng lượng của nguyên tử hiđro là . | ||||
|
![]() | lưu ảnh trên võng mạc | |||
---|---|---|---|---|
Hiện tượng mắt vẫn giữ lại cảm giác về ánh sáng khoảng 4 – 5 phần trăm giây sau khi ánh sáng đã tắt (ngừng tác dụng lên võng mạc). Hiện tượng này là cơ sở kỹ thuật chiếu bóng. | ||||
|
![]() | lưu lượng | |||
---|---|---|---|---|
Lượng chất lỏng hay khí chảy qua một tiết diện ngang của ống trong một đơn vị thời gian. Lưu lượng có thể đo bằng kg/s, nếu tính theo khối lượng, hoặc m3/s, nếu tính theo thể tích chất lỏng. Nếu tính theo thể tích thì lưu lượng đo bằng Q = vS, v là vận tốc chất lưu tại tiết diện đang xét và S là diện tích của tiết diện ấy. Nếu chất lỏng không chịu nén chảy theo một ống, thì Q là không đổi ở mọi tiết diện. | ||||
|
![]() | mã lực | |||
---|---|---|---|---|
C.n. Ngựa, sức ngựa. Đơn vị thực dụng cũ để đo công suất. Trước đây rất thông dụng, nay ít dùng. Một mã lực Pháp (ký hiệu là CV) xấp xỉ bằng 736 oát, còn một mã lực Anh (ký hiệu là HP) xấp xỉ bằng 746 oát. | ||||
|
![]() | mạ điện | |||
---|---|---|---|---|
Phủ lên mặt kim loại một hợp kim loại khác bằng phương pháp điện phân nhằm chống gỉ, chống ăn mòn, hay để trang trí. | ||||
|
![]() | mạch chỉnh lưu, bộ chỉnh lưu. | |||
---|---|---|---|---|
Mạch điện chuyển (đổi) dòng (điện) xoay chiều thành dòng một chiều qua tải, trong đó dòng một chiều qua tải tồn tại trong cả khu kỳ (mạch chỉnh lưu cả chu kỳ) hoặc chỉ trong nửa chu kỳ (mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ) của dòng xoay chiều. Thường dùng mạch chỉnh lưu dùng điốt bán dẫn (xem hình 82: sơ đồ bên phải là mạch chỉnh lưu cả chu kỳ, bên trái là mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ). | ||||
|
![]() | mạch chọn sóng | |||
---|---|---|---|---|
Mạch dao động trong đó có tụ điện với điện dung biến thiên và cuộn tự cảm dùng để lựa chọn sóng điện từ đi vào máy thu vô tuyến. | ||||
|
![]() | mạch dao động | |||
---|---|---|---|---|
Mạch điện gồm cuộn (tự) cảm và tụ điện (mắc nối tiếp hay mắc song song) trong đó xảy ra quá trình biến thiên điều hòa của điện trường và từ trường (dao động điện từ), của dòng điện và hiệu điện thế (H. 83). Chu kỳ dao động riêng T của mạch được xác định bởi công thức Tômxơn: trong đó L là độ tự cảm (hệ số tự cảm) của cuộn dây; C là điện dung của tụ điện. Khi tần số dao động riêng của mạch xấp xỉ bằng tần số của tín hiệu tác dụng vào mạch thì xảy ra hiện tượng cọng hưởng: biên độ dao động trở nên cực đại. | ||||
|
![]() | mạch khuếch đại | |||
---|---|---|---|---|
Mạch điện trong đó có các linh kiện khuếch đại (đèn điện tử, đèn bán dẫn…) làm nhiệm vụ khuếch đại các tín hiệu (dao động điện). Trong máy thu hay máy phát vô tuyến thường có mạch khuếch đại cao tần, mạch khuếch đại trung tần và mạch khuếch đại hạ tần (hay âm tần). | ||||
|
![]() | mạch lọc, bộ lọc | |||
---|---|---|---|---|
Mạch điện chỉ cho những dòng điện có tần số nằm trong một giới hạn nào đó đi qua, những dòng điện có tần số nằm ngoài giới hạn thì bị suy giảm rõ rệt. | ||||
|
![]() | mạch tách sóng | |||
---|---|---|---|---|
Bộ phận của máy thu vô tuyến trong đó có các linh kiện chỉnh lưu (điện tử, bán dẫn) làm nhiệm vụ tách các dao động âm tần ra khỏi những dao động cao tần biến điệu. | ||||
|
![]() | mạch tích hợp bán dẫn | |||
---|---|---|---|---|
Bằng kỹ thuật đặc biệt (gọi là kỹ thuật plana) trên một đế bằng chất bán dẫn, thường là silic, người ta chế tạo được các điôt, tranzito, điện trở, tụ điện. Mạch chế tạo bằng cách nối các phần tử này lại với nhau để thực hiện một chức năng xác định gọi là mạch tích hợp bán dẫn. | ||||
|
![]() | mạch điện | |||
---|---|---|---|---|
Một hệ gồm nguồn điện (một chiều hay xoay chiều), thiết bị tiêu thụ điện, dây dẫn và các phần tử khác để cho dòng điện chạy qua. Mạch điện có thể chia thành nhiều đoạn mạch khác nhau tùy theo chức năng của thiết bị điện trong đoạn mạch đó. Theo cấu hình của mạch điện người ta chia ra những loại mạch mắc nối tiếp, mắc song song và mắc hỗn hợp. | ||||
|
![]() | Mắcxoen | |||
---|---|---|---|---|
(Maxwell James Clerk, 1831 - 1879), nhà vật lý Anh, đã xây dựng lý thuyết về các hiện tượng điện từ, đưa ra khái niệm về trường điện từ, sóng điện từ; xây dựng lý thuyết điện từ ánh sáng; tìm ra sự phân bố các phân tử khí theo vận tốc; là một trong các người sáng lập ra vật lý thống kê cổ điển. | ||||
|
![]() | made | |||
---|---|---|---|---|
Bộ khuếch đại (hay máy phát lượng tử) hoạt động ở dải sóng vô tuyến siêu sao. Thuật ngữ “Maser” là viết tắt từ cụm từ tiếng Anh (Microwave Amplification by Stimulated Emission Radiation), có nghĩa là “khuếch đại sóng siêu cao tần do bức xạ cưỡng bức”. Cùng nguyên tắc cấu tạo và hoạt động như lade. | ||||
|
![]() | màn chắn tĩnh điện | |||
---|---|---|---|---|
Một vật dẫn rỗng có tác dụng chắn không cho điện trường ngoài ảnh hưởng đến các vật nằm trong khoang rỗng của nó. Tuy nhiên màn không chắn được ảnh hưởng của điện trường của các điện tích ở bên trong nó đối với không gian bên ngoài. Lồng Farađây là một kiểm màn chắn tĩnh điện. | ||||
|
![]() | màn huỳnh quang | |||
---|---|---|---|---|
Màn ảnh của ống tia điện tử, đèn hình; trên mặt có phủ chất huỳnh quang, nhờ chất này màn sẽ phát sáng tại các vị trí bị chùm êlectrôn đập vào. Chất huỳnh quang thường là phốt pho có phụ thêm một lượng rất nhỏ (0,01% - 1%) hoạt chất như Mn, Cu, Bi, Ag. Đúng ra nên gọi là màn lân quang | ||||
|
![]() | mạng tinh thể | |||
---|---|---|---|---|
Tổ hợp (hệ) các hạt (nguyên tử, ion, phân tử) sắp xếp có trật tự và có tính lặp lại tuần hoàn theo cả ba chiều trong không gian. Nếu bỏ qua dao động nhiệt thì các hạt được coi nhà nằm ở những vị trí xác định gọi là nút mạng. Các nút mạng nằm trên một mặt phẳng tạo nên một mặt mạng. Tập hợp các mặt mạng này chia cắt không gian bên trong tinh thể thành các hình hộp đồng nhất, đó là những ô mạng | ||||
|
![]() | manhêtô | |||
---|---|---|---|---|
Danh từ để chỉ những máy phát điện một chiều loại nhỏ, trong đó có một nam châm vĩnh cửu tạo ra từ thông. | ||||
|
![]() | mao dẫn | |||
---|---|---|---|---|
Hiện tượng dân lên hay tụt xuống của mức chất lỏng ở bên trong các ống có bán kính rất nhỏ (gọi là ống mao dẫn), trong các vách hẹp, khe hẹp và các vật xốp, so với mức chất lỏng ở các ống rộng. Nguyên nhân hiện tượng là do lực tương tác phân tử (giữa các phân tử chất lỏng với nhau, giữa phân tử chất lỏng với phân tử chất rắn) khiến mặt ngoài chất lỏng bị cong, gây ra áp suất phụ làm di chuyển chất lỏng. Nếu chất lỏng làm ướt thành ống hoặc vách ngăn thì chất lỏng dâng lên, nếu chất lỏng không làm ướt thành ống hoặc vách ngăn, thì nó tụt xuống. Độ cao dâng lên (hoặc tụt xuống) (H. 85) tính theo công thức: trong đó s là hệ số căng mặt ngoài (suất căng mặt ngoài), r là khối lượng riêng chất lỏng, g là gia tốc trọng trường và r là bán kính ống mao dẫn. Một cách tổng quát người ta thường gọi những hiện tượng do ảnh hưởng của lực tương tác phân tử lên sự cân bằng và chuyển động của mặt thoáng chất lỏng (hoặc các mắt ranh giới giữa chất lỏng và một chất khác) là hiện tượng mao dẫn. | ||||
|
![]() | màu sắc | |||
---|---|---|---|---|
Đặc điểm khách quan của vật quyết định bởi thành phần quang phổ và cường độ của ánh sáng mà vật bức xạ hay phản xạ, gây cho ta một cảm giác nhìn nhất định. Nếu một vật bị rọi bằng ánh sáng trắng mà hấp thụ tất cả các bức xạ, trừ bức xạ có bước sóng khoảng 650 nm, chẳng hạn, thì vật có màu đỏ. Màu sắc bản mỏng. Màu sắc xuất hiện trên các bản mỏng, chẳng hạn váng dầu loang trên mặt nước, màng bong bóng xà phòng, cánh của một số côn trùng,… được chiếu sáng bằng ánh sáng trắng. Màu sắc bản mỏng xuất hiện do sự giao thoa của hai chùm ánh sáng phản xạ ở hai mặt của bản, kết quả là chùm sáng phản xạ không chứa đủ mọi bức xạ như trong chùm sáng tới. Nếu trong chùm sáng phản xạ chỉ có hai, ba bức xạ đơn sắc được phản xạ với cường độ cực đại, thì hai, ba bức xạ ấy hợp lại không đủ gây ra cảm giác về màu trắng, mà cho ta một cảm giác về một màu nào đó. Do đó, khi đặt mắt để đón các chùm sáng phản xạ và điều tiết mắt để nhìn vào bản mỏng ta trông thấy bản mỏng có màu sắc. Màu sắc của bản mỏng phụ thuộc vào thành phần của chùm sáng tới và vào độ dày của bản. Nếu độ dày của bản không đổi (bản hai mặt song song) thì bản có một màu hoàn toàn xác định. Còn nếu độ dày của bản không đồng đều thì những điểm khác nhau nhuộm màu khác nhau và trên bản có thể xuất hiện những vân màu sắc khác nhau. Màu sắc bản mỏng còn phụ thuộc phương quan sát. | ||||
|
![]() | máy ảnh | |||
---|---|---|---|---|
Một thiết bị cơ – quang (và đôi khi cả điện tử) nhằm thu được hoặc có định được hình ảnh các vật thể trên một bề mặt nhạy sáng (phim ảnh). Những bộ phận cơ bản của máy ảnh là: ống kính, một quang hệ phức tạp để tạo ra hình ảnh của vật cần chụp trên mặt phim bắt sáng: cửa sập là một hệ thống cơ khí hoặc điện tử quyết định thời gian cho ánh sáng tác dụng lên phim; buồng tối chính là hộp máy, che kín ánh sáng, thường làm bằng kim loại. Phim ảnh đặt trong buồng tối (hộp máy) ở vị trí ảnh thật của vật thu được qua ống kính. | ||||
|
![]() | máy biến thế | |||
---|---|---|---|---|
Thiết bị dùng để biến điện năng ở một hiệu điện thế xoay chiều này thành điện năng ở một hiệu điện thế xoay chiều khác mà không làm thay đổi tần số. Dạng đơn giản nhất của máy biến thế là hai cuộn dây dẫn đã được bọc chất cách điện quấn vào hai cạnh đối diện của một khung (lõi) bằng thép hay sắt pha silic (tôn silic) làm bằng nhiều lá mỏng ghép lại với nhau (H. 86). Nếu mắc cuộn thứ nhất (cuộn sơ cấp, có n1 vòng) vào mạng điện xoay chiều có hiệu điện thế hiệu dụng U1 thì dòng điện xoay chiều trong cuộn đó sẽ làm cho sắt nhiễm từ và gây ra trong khung một từ thông biến thiên điều hòa từ thông này đi qua cuộn dây kia (cuộn thứ cấp, có n2 vòng) làm xuất hiện ở đó một hiệu điện thế cảm ứng xoay chiều với giá trị hiệu dụng U2 (lúc không tải). Nếu bỏ qua các mất mát năng lượng trong lõi biến thế thì hiệu điện thế hiệu dụng ở hai cuộn dây tỉ lệ với số vòng trong mỗi cuộn: , và cường độ hiệu dụng trong hai cuộn dây tỷ lệ nghịch với số vòng trong mỗi cuộn: . Hằng số k được gọi là hằng số biến đổi của máy biến thế (gọi tắt là hệ số biến thế). Máy biến thế có thể là máy tăng thế (k < 1) hay máy hạ thế (k > 1). Máy biến thế tự ngẫu. Máy biến thế trong đó cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp có phần chung, cuộn dây có hiệu điện thế thấp là một phần của cuộn dây có hiệu điện thế cao. Hệ số biến thế vẫn là: | ||||
|
![]() | máy gia tốc | |||
---|---|---|---|---|
Thiết bị để tạo các chùm hạt tích điện (êlectrôn, prôtôn, iôn…) được gia tốc nhờ điện trường tới những năng lượng lớn và hướng đến đập vào bia, gây ra những phản ứng hạt nhân cần nghiên cứu, hoặc sinh ra những tia bêta, tia gamma dùng trong công nghiệp, y tế… Có nhiều loại: máy gia tốc tĩnh điện, máy gia tốc thẳng, máy gia tốc tuần hoàn… Máy gia tốc tĩnh điện. Máy gia tốc trong đó điện trường để tăng tốc các hạt là một trường tĩnh điện, do một hiệu điện thế lớn (vài triệu vôn) sinh ra. Trong máy gia tốc Van de Gráp (Van – der – Graaf) hiệu điện thế này thu được bằng cách tích điện dần vào một hình cầu kim loại. Máy gia tốc tĩnh điện không cho năng lượng cao (không quá 8 MeV) nhưng rất tiện lợi cho thí nghiệm vì chùm hạt được gia tốc có năng lượng đồng đều và dễ điều khiển. Máy gia tốc tuần hoàn. Máy gia tốc trong đó hạt tích điện chuyển động tròn hoặc xoắn ốc đến hàng triệu vòng và được gia tốc nhiều lần. Phần lớn các máy gia tốc tuần hoàn dùng nguyên tắc cộng hưởng để gia tốc hạt (tức là sự bằng nhau giữa chu kỳ quay của hạt và chu kỳ của điện trường gia tốc). Trong máy gia tốc bêtatrôn, từ trường xoay chiều sinh ra điện trường xoáy làm gia tốc các êlectrôn. | ||||
|
![]() | Máy gia tốc hạt | ||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Máy gia tốc hạt Xiclotron là máy gia tốc hạt điện tích đầu tiên của vật lí hạt nhân(1931). Nó gồm hai hộp rỗng có dạng trụ hình nửa tròn goin là các D đặt cách nhau một khoảng rất nhỏ (khe) trong buồng đã rút hết không khí. (xem hình vẽ trong SGK Lí 12). Các D được nối với hai cực của nguồn điện sao cho giữa hai D có một hiệu điện thế với độ lớn U xác định nhưng dấu lại thay đổi một cách tuần hoàn theo thời gian với tần số f nào đó. Một nam châm điện mạnh tạo ra một từ trường đều, có véc tơ cảm ứng từ B vuông góc với mặt các D. Giữa hai khe của máy có một nguồn phát hạt khối lượng với vận tốc đầu vuông góc với khe, lúc ấy người ta điều chỉnh nguồn điện để cho bên phải mang điện tích âm, bên trái mang điện tích dương. Sau đó hạt chuyển động với vận tốc tăng dần cho đến khi đủ lớn thì nó được lái ra ngoài cho đập vào các bia để thực hiện các phản ứng hạt nhân. Máy gia tốc hạt là một ống hình trụ cực lớn, trong đó các hạt nhỏ hơn nguyên tử được gia tăng tốc độ. Từ trường bên trong ống sẽ liên tục tắt bật cực nhanh để quay các hạt cho đến khi chúng đạt đến siêu vận tốc. Các hạt khi quay trong ống sẽ đạt vận tốc tối đa trên 288.000 km/s và như thế là gần với tốc độ của Ánh sáng. Hơn thế nữa nếu tăng tốc hai hạt từ hai hướng đối lập nhau trong ống và cho chúng va đập vào nhau, các nhà khoa học có thể xé nhỏ thành phần của chúng ra là có được thành phần cơ bản nhất của tự nhiên điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta có thể tạo ra 1 loại hạt mới, siêu cơ bản. Điều đó sẽ mở ra rất nhiều cánh cửa cho việc đi sâu, tìm hiểu về Vũ trụ cũng như chứng thực các thuyết đã được đặt ra về hạt và phản hạt, về các hạt siêu cơ bản đã tạo nên Electron, Nơtron, Proton, Positron. Máy gia tốc hạt (máy gia tốc hạt nhân, máy gia tốc hạt cơ bản) là các thiết bị sử dụng các năng lượng bên ngoài truyền cho các hạt nhằm tăng vận tốc và do đó, năng lượng của hạt chuyển động. Lịch sửMáy gia tốc hạt đầu tiên dạng Cyclotron đặt tại Đại học California tại Berkeley năm 1929 bởi Ernest Lawrence Phân loạiTrong các máy gia tốc thẳng, các hạt điện tích được tăng tốc nhờ lực điện mạnh. Chẳng hạn trong máy gia tốc có chiều dài 4 km của phòng thí nghiệm Stan-fot, các electron được gia tốc đén năng lượng đạt giá trị 50 GeV. Trong các máy gia tốc tròn, hạt điện tích chuyển động theo các quỹ đạo tròn dưới một từ trường đều có hướng vuông góc vói vận tốc hạt. Đòng thời nằm trong một hộp hình tròn gồm hai nửa hộp rỗng hình chữ D nối vào một hiệu điện thế xoay chiều.Tất cả đều nằm trong chân không.Khi đó,điện trường xoay chiều giữa hai hình D có tác dụng tăng tốc cho hat trong quá trình chuyển động : Vận tốc hạt ngày càng tăng lên cùng với bán kính quỹ đạo. Khi động năng của hạt tăng lên đén giá trị đủ lớn thì người ta cho chùm bắn vào một tấm "bia" để tạo ra cac phản ứng hạt nhân.
Tạo ra vật chất lạ ở quy mô lớn
Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã tạo ra một lượng lớn hạt vật chất khác hẳn các loại hạt thường gặp. Loại hạt này chứa hai quark lạ, hình thành từ các mảnh vỡ hạt nhân, khi chúng bị bắn phá trong máy gia tốc tại Phòng thí nghiệp Quốc gia Brookhaven (Mỹ). 50 nhà vật lý từ Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Đức đã phối hợp thực hiện thí nghiệm trên. Từ những năm 1960, các nhà vật lý đã tìm mọi cách săn lùng các hạt này, nhưng họ chỉ tách được một số lượng rất nhỏ, và các hạt lạ được tạo ra thường không bền vững. Do vậy, việc nghiên cứu chúng rất khó khăn. Lần này, với sự giúp đỡ của một máy gia tốc cực lớn, những hạt nhân nguyên tử bị bắn phá khi đang chuyển động với tốc độ rất cao. Trong 100 triệu nguyên tử bị phá vỡ, có khoảng 30-40 hạt lạ xuất hiện. Đối với các nhà vật lý hạt nhân thì đây là con số lớn hơn cả mong đợi. Cấu trúc nguyên tử Nguyên tử gồm có nhân và các điện tử. Nhân chứa proton và neutron. Mỗi proton và neutron lại được cấu thành từ hai hạt quark: quark u (up) và quark d (down). Đến nay, giới vật lý đều cho rằng, quark là hạt nhỏ nhất, không thể phân chia được nữa. Tuy nhiên, từ giữa thế kỷ trước, các nhà khoa học đã giả thuyết rằng, ngoài các loại vật chất thường chứa 2 quark trên, vũ trụ còn có những vật chất lạ, được hình thành bởi các nguyên tử chứa 3 loại hạt quark: u, d, và s (s = strange: lạ). Lần này, với việc tạo ra các hạt lạ ở số lượng lớn, các nhà khoa học đã chứng minh được giả thuyết trên một cách chắc chắn. Họ hy vọng, có thể nghiên cứu các hạt này, để làm rõ tác động qua lại giữa các hạt trong nhân, đặc biệt là các "hạt lạ". Đồng thời, nghiên cứu sẽ góp phần giải thích vũ trụ thời mới hình thành, ví dụ sự bùng nổ của các sao neutron, bởi vì trong các sao này có thể còn rất nhiều những hạt lạ. Có thể vô hiệu hóa bom nguyên tử bằng chùm neutrino
Về mặt lý thuyết, một máy phát neutrino siêu mạnh có thể làm vô hiệu hoá trong nháy mắt các loại vũ khí hạt nhân ở bất kỳ đâu trên thế giới, một nhóm khoa học Nhật Bản vừa tuyên bố. Tuy nhiên, thiết bị này phải mạnh gấp hàng trăm lần bất cứ máy gia tốc hạt nào hiện nay, và có đường kính tối thiểu 1.000 km. Nếu tạo ra được một chiếc máy như vậy, một quốc gia nào đó có thể phá huỷ kho vũ khí hạt nhân của kẻ thù chỉ bằng cách bắn một chùm neutrino xuyên qua lòng đất. Ý tưởng này là của Hiroyuki Hagura và Toshiya Sanami, thuộc Tổ chức nghiên cứu máy gia tốc năng lượng cao KEK của Nhật, và Hirotaka Sugawara tại Đại học Hawaii (Mỹ). Neutrino là loại hạt cơ bản rất khó nắm bắt và được xem là "ma quái" nhất trong vật lý hạt. Chúng không mang điện tích, gần như không có khối lượng, được sinh ra trong các ngôi sao và rơi xuống trái đất với mật độ hàng nghìn hạt mỗi ngày. Khi tương tác với vật chất thông thường, neutrino sẽ bắn phá hạt nhân nguyên tử của vật chất đó. Các nhà nghiên cứu cho biết, nếu dùng một chùm neutrino năng lượng cao chiếu vào các nguyên tử urani hoặc pluton, chúng sẽ làm phân tán các nơtron trong nguyên tử, phá vỡ thế ổn định của quả bom, gây ra phản ứng phân rã dây chuyền. Kết quả là quả bom bị tan chảy, bốc hơi, hoặc có thể nổ tung. Tuy nhiên, để có thể hoạt động hiệu quả, chiếc máy gia tốc siêu mạnh này cần có đường kính hơn 1.000 km, và năng lượng 50 gigaWatt để vận hành (tương đương với điện năng tiêu tốn trên toàn nước Anh trong một giờ), với chi phí chế tạo khoảng 100 tỷ USD. Weber cho biết giai đoạn đầu tiên của việc chế tạo có thể hoàn thành trong 10-20 năm. Tuy nhiên, vấn đề lớn đặt ra ở đây là chùm neutrino được tạo ra chỉ rộng vài mét. Nó đồng nghĩa với việc mục tiêu tấn công phải được định vị rất chính xác. Ngoài ra, chùm tia này cũng sẽ sinh ra một bức xạ alpha và nơtron gây nguy hiểm cho bất cứ sinh vật sống nào trên đường đi của nó. Máy gia tốc sử dụng plasma
Các nhà vật lý đã tìm ra một phương pháp mới để gia tốc các hạt: Cho các hạt “cưỡi” lên một con sóng plasma. Phương pháp này rút gọn kích thước của các máy gia tốc và sẽ mở ra nhiều ứng dụng phong phú trong vật lý.
Các nhà vật lý sử dụng máy gia tốc để làm sáng tỏ nhiều vấn đề cơ bản trong cấu trúc của vũ trụ. Trong các máy gia tốc khổng lồ, các hạt được gia tốc đến gần tốc độ ánh sáng và va chạm nhau trong những điều kiện tương tự của vụ nổ bigbang. Khi nghiên cứu những mảnh vỡ sau quá trình va chạm, các nhà vật lý hy vọng hiểu được các lực tương tác và các hạt cơ bản cấu thành, từ đó có cơ sở để xây dựng một lý thuyết thống nhất. Máy gia tốc lớn nhất hiện nay đang trong quá trình xây dựng tại CERN (Trung tâm Nghiên cứu châu Âu) nằm ở biên giới Pháp - Thụy Sỹ là máy LHC (Large Hadron Collider - máy va chạm hadron lớn) có đường kính 8,6 km. Máy LHC sẽ được hoàn thành vào năm 2007, cho phép thực hiện sự va chạm của hai dòng proton có năng lượng 7 nghìn tỷ eV. Các thí nghiệm này sẽ cho chúng ta biết về nguồn gốc khối lượng của các hạt, về vật chất - phản vật chất, về trạng thái quark - gluon plasma. Máy gia tốc này vẫn được xây dựng dựa trên nguyên lý gia tốc các hạt có từ nhiều thập kỷ nay. Trong những năm gần đây, các nhà vật lý đã tìm ra một phương pháp mới [1] để gia tốc các hạt bằng cách sử dụng plasma (plasma là trạng thái thứ tư của vật chất, sau các trạng thái rắn, lỏng và khí). Phương pháp này có khả năng gia tốc các hạt đến năng lượng 100 tỷ eV= 105 MeV và rút gọnkích thước các máy gia tốc để dùng trong các lĩnh vực như nghiên cứu vật liệu, sinh học cấu trúc, y học hạt nhân, tổng hợp hạt nhân, chiếu xạ thực phẩm, chuyển hóa chất thải hạt nhân, điều trị ung thư. Nguyên lý làm việc của máy gia tốc sử dụng plasma Một khối plasma là trung tính về điện vì chứa một lượng điện tích âm (electron) bằng đúng số điện tích (ion) dương. Nếu ta cho một tia laser hoặc một chùm hạt đi qua khối plasma thì sẽ phát sinh một sự nhiễu loạn trong plasma: Thực vậy tia laser hoặc chùm hạt sẽ đẩy các electron vốn là những hạt nhẹ ra phía ngoài, còn các ion là những hạt nặng hơn sẽ nằm lại phía trong, như thế tạo ra một khoảng plasma trong đó xuất hiện những vùng ở đấy tập trung nhiều hạt mang điện tích âm và những vùng nhiều hạt mang điện tích dương và vì thế phát sinh một trường gia tốc giữa các vùng đó. Nếu tia laser hoặc chùm hạt có một hướng nhất định, ví dụ từ trái sang phải, thì các electron nằm ở phía trái có thể bị gia tốc mạnh sang phía phải bởi trường gia tốc phát sinh (xem hình 1). Để hiểu một cách đơn giản nguyên lý làm việc của máy gia tốc sử dụng plasma, ta xét hiện tượng sau: Laser truyền trong plasma, giống như một con tàu biển rẽ nước, tạo nên những sóng trên đường đi. Những người trượt sóng (surfer), ở đây là các electron, sẽ lợi dụng những sóng đó để tăng tốc độ của mình. Như thế chúng ta đã tạo nên một sóng mạnh sau xung laser, và chúng ta đã sử dụng sóng đó để gia tốc các electron. Một khối plasma chứa 1018 electron trên 1 cm3 có thể làm phát sinh một cường độ điện trường 100 tỷ volt/m. Cường độ này lớn hơn 1.000 lần gradient gia tốc trong các máy gia tốc hiện hành. Cấu trúc của một máy gia tốc sử dụng plasma
Một máy gia tốc sử dụng plasma có kích thước rất nhỏ nên có thể lắp đặt trong một phòng thí nghiệm. Máy gia tốc gồm các bộ phận: Tia laser cường độ cao, tia khí helium, thiết bị chuẩn trực (collimator) để tạo một chùm electron song song, một nam châm điện tạo từ trường, bản ghi hình nhạy với electron (xem hình 2). Tia laser cường độ cao bắn vào tia khí helium tạo nên plasma, trường gia tốc phát sinh sẽ gia tốc electron. Các electron được gia tốc này sẽ đi theo lộ trình: Thiết bị chuẩn trực, rồi qua một từ trường để hướng các electron về một bản ghi hình và cuối cùng cho ta một phổ năng lượng electron. Nếu chúng ta sử dụng thêm một thiết bị bắn electron ngoài vào vùng xung lái (xem hình 1) thì chúng cũng sẽ được gia tốc cùng với các electron có sẵn trong plasma. Năm 2002, Victor Malka cùng cộng sự tại Phòng thí nghiệm LOA (Laboratoire d’Optique Appliquée, một phòng thí nghiệm hợp tác giữa CNRS với Đại học Quốc gia các công nghệ hiện đại và Đại học Bách khoa của Pháp) đã tìm phương pháp thu được chùm109 electron gần đơn năng dưới dạng một xung có độ dài khoảng 10 femto-giây (10-14 giây), đây là một xung ngắn nhất mà một máy gia tốc có thể tạo nên được. Các nhà vật lý chứng minh rằng, với nguyên lý “cưỡi” trên sóng plasma có thể gia tốc các electron đến năng lượng 4 GeV (4.109 eV) trên một quãng đường 10 cm! | |||||||||||||||||
|
![]() | máy hoạt nghiệm | |||
---|---|---|---|---|
Dụng cụ để quan trắc các chuyển động tuần hoàn nhanh dựa trên hiệu ứng hoạt nghiệm. Thường dùng để đo tần số dòng điện xoay chiều, tần số cộng hưởng, đo số vòng quay của các máy, nghiên cứu sự rung động của các chi tiết máy. | ||||
|
![]() | máy hơi nước | |||
---|---|---|---|---|
Động cơ nhiệt (đốt ngoài) được phát minh đầu tiên, trong đó hơi nước từ nồi súpde đi vào xilanh và đẩy pittông chuyển động; nhờ có hệ thống biên và tay quay chuyển động thẳng của pittông biến thành chuyển động quay của trục và vô lăng của máy. Oat (Watt 1736 – 1819 người Anh) đã chế ra chiếc máy hơi nước đầu tiên được dùng rộng rãi trong công nghiệp. | ||||
|
![]() | máy làm lạnh | |||
---|---|---|---|---|
Thiết bị dùng để lấy nhiệt khỏi vật cần làm lạnh, hạ nhiệt độ vùng cần làm lạnh xuống thấp hơn nhiệt độ môi trường xung quanh. Thông thường máy làm lạnh tạo ra nhiệt độ từ -10oC đến -150oC. Có nhiều kiểu máy lạnh: nén hơi, hấp thụ, phun hơi và dãn nở không khí. | ||||
|
![]() | máy ly tâm | |||
---|---|---|---|---|
Tên chung để chỉ các dụng cụ, cơ cấu chế tạo dựa trên hiệu ứng li tâm là hiện tượng các vật chuyển động cong, do quán tính của chúng, luôn có xu hướng văng ra xa tâm (li tâm). Trong số các máy ly tâm thường dùng có máy tiết chế Oát, máy bơm ly tâm, máy phân ly, máy quay rảy ly tâm. Máy tiết chết Oát là dụng cụ dùng để giữ cho số vòng quay của trục quay (một chiếc máy) không thay đổi, thường dùng trong các máy hơi nước, tua bin hơi và động cơ chạy bằng hơi nước. Máy phân ly là thiết bị quay rất nhanh dùng để tách riêng các chất khác nhau (như các chất lỏng khác nhau trong một hỗn hợp, chất rắn với chất lỏng, chất rắn với chất rắn…) dựa trên sự khác nhau đôi chút về khối lượng riêng giữa chúng, kết quả của sự quay là: chất nào có khối lượng riêng càng nhỏ thì càng ở xa trục quay hơn. Nguyên tắc trên đây cũng áp dụng để làm máy quay rảy li tâm, trong đó lực kết hợp giữa những hạt nước với vật rắn không đủ giữ cho nước chuyển động tròn và nước sẽ tách khỏi vật rắn và bắn ra ngoài. Nhờ những máy ly tâm lớn trong đó gia tốc ly tâm vượt quá gia tốc trọng lực nhiều lần, người ta có thể tạo ra trạng thái siêu trọng lượng cần thiết cho việc luyện tập của các nhà du hành vũ trụ trong điều kiện trên Trái Đất. | ||||
|
![]() | máy nén thủy lực | |||
---|---|---|---|---|
Thiết bị dùng để tạo ra những sức nén lớn dựa trên nguyên lý Paxcan, gồm hai xilanh chứa đầy chất lỏng (dầu), đáy thông nhau, một xilanh có tiết diện lớn gấp hàng trăm lần xilanh kia. Trong hai xilanh có hai pittông chuyển động ngược chiều nhau. Khi tác dụng lên pittông nhỏ một lực f thì pittông lớn bị đẩy lên với một lực F lớn gấp hàng trăm lần f. Thường dùng để ép nước quả, ép giấy, ép gỗ… | ||||
|
![]() | máy ổn áp | |||
---|---|---|---|---|
Thiết bị dùng để giữ cho hiệu điện thế (điện áp) ở lối vào của các thiết bị thu điện năng luôn luôn có trị số không đổi, mặc dù điện áp ở mạch ngoài hoặc phụ tải của thiết bị có thể thay đổi. Để ổn định điện áp xoay chiều người ta dùng máy ổn áp sắt từ trong đó sự thay đổi điện áp được bù trừ bằng sự bão hòa từ trong các lõi sắt từ của các máy biến thế. Máy ổn áp bán dẫn hoặc điện tử gọn nhẹ hơn và có thể dùng cho điện xoay chiều hoặc một chiều. | ||||
|
![]() | máy điện | |||
---|---|---|---|---|
Tên chung của các máy phát điện và động cơ điện. Máy điện một chiều. Gồm các loại: máy phát điện một chiều, động cơ điện một chiều. Máy phát điện và động cơ điện một chiều thường chỉ là một máy dùng ở hai chế độ khác nhau (do tính thuận nghịch của máy). Để tạo ra từ trường người ta có thể dùng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện. Máy điện một chiều cho phép điều chỉnh tần số quay dễ dàng và thuận lợi. Máy điện xoay chiều. Gồm các loại máy phát điện xoay chiều, động cơ điện xoay chiều và máy biến đổi điện xoay chiều (biến đổi hiệu điện thế hoặc tần số). Người ta còn phân loại máy theo cấu tạo, đồng bộ hoặc không đồng bộ, có cổ góp hoặc không có cổ góp. Máy có thể dùng với (hoặc sản ra) dòng điện một pha hay ba pha. | ||||
|
![]() | máy điều nhiệt | |||
---|---|---|---|---|
Thiết bị để tự động duy trì nhiệt độ ở một giá trị đã cho, hoặc tạo ra sự thay đổi nhiệt độ theo một quy luật đã cho. | ||||
|
![]() | máy đo gió | |||
---|---|---|---|---|
Dụng cụ dùng để đo tốc độ gió hoặc tốc độ một dòng khí. | ||||
|
![]() | Nam châm | |||
---|---|---|---|---|
Vật có từ tính mà biểu hiện dể thấy nhất là hút được sắt. Nam châm có trong tự nhiên dưới dạng sắt ôxit Fe3O4. Nhưng người ta thường dùng nam châm nhân tạo dưới dạng nam châm vĩnh cữu hoặc nam châm điện. Bất kì nam châm nào (kim nam châm, thanh nam châm) cũng có 2 cực: cực Bắc (kí hiệu N, hướng về phía Bắc địa lí, thường phân biệt bằng nét vẽ có gạch song song), và cực Nam (kí hiệu S, hướng về phía Nam địa lí khi treo nam châm nằm ngang) (H.93) | ||||
|
![]() | nam châm 1 | |||
---|---|---|---|---|
Nam châm I.Tổng quát : Lịch sử: Vào một lúc nào đó trước năm 800 TCN, người Hy Lạp tìm thấy một loại đá lạ lung màu đen. Có lẽ Thales người thành Mietus, về sau đã viết về việc hút kim loại của loại đá lạ này, nhưng xem chừng người Hy Lạp chưa khám phá ra khả năng quay về phương bắc của nó. Người Trung Hoa đã khám phá ra điều này khoảng 300 năm sau. Vùng đất mà người ta tìm thấy loại đá này lần đầu là Magnesi nên người ta lấy nó mà đặt tên cho loại đá này ( Magnetite), và cho bất cứ cái gì có đặc tính giống như nó (Magnet-nam châm). Khái niệm Nam châm là một nguồn từ có hai cực: Bắc và Nam, và một từ trường tạo từ các đường từ đi từ cực Bắc (N) đến cực Nam (S). nam châm chữ U
Sự tương tác của các cực từ cũng giống như tương tác giữa các điện tử: các cực cùng loại đẩy nhau và các cực khác loại hút nhau. Tuy nhiên, có một sự khác nhau cơ bản giữa cực từ và điện tử là các cực từ bao giờ cũng xuất hiện thành từng cặp có cùng cường độ và khác loại. Nếu bẻ gãy một đầu cực của nó thì phần còn lại vẫn là một thanh nam châm với đầy đủ hai cực => Ta không thể tách cực Bắc và cực Nam của một thanh nam châm ra khỏi nhau cho dù thanh nam châm đã trở nên vô cùng nhỏ. Trong cuộc sống hằng ngày, có thể nhận ra nam châm là các vật có khả năng hút và đẩy vật bằng sắt hay thép non. Trong từ học, nam châm là một vật có khả năng sinh một lực dùng để hút hay đẩy một từ vật hay một vật có độ cảm từ cao khi nằm gần nam châm. Lực phát sinh từ nam châm gọi là từ lực. II. Các loại nam châm 1) Nam châm điện : sơ đồ 1 nam châm điện đầu tiên • Nguồn gốc : Nam châm điện lần đầu tiên được phát minh bởi nhà điện học người Anh William Sturgeon (1783-1850) vào năm 1825. Nam châm điện của Sturgeon là một lõi sắt non hình móng ngựa có một số vòng dây điện cuốn quanh. Khi cho dòng điện sinh ra bởi một pin nhỏ chạy qua, lõi sắt bị từ hóa và cảm ứng từ sinh ra đủ mạnh để hút lên được một hộp sắt nặng 7 ounce. Khi ngắt dòng điện, từ trường của lõi cũng biến mất • Khái niệm : Nam châm điện là một dụng cụ tạo từ trường hay một nguồn sản sinh từ trường hoạt động nhờ từ trường sinh ra bởi cuộn dây có dòng điện lớn chạy qua. Cảm ứng từ của nam châm điện được dẫn và tạo thành lớn nhờ việc sử dụng một lõi dẫn từ làm bằng vật liệu từ mềm có độ từ thẩm lớn và cảm ứng từ bão hòa cao. Khác với nam châm vĩnh cửu có cảm ứng từ cố định, nam châm điện có cảm ứng từ có thể thay đổi được nhờ việc điều khiển dòng điện chạy qua cuộn dây. ► Các loại nam châm điện : Cuộn dây: Một dây dẩn điện với vài vòng quấn Vòng dây : Một dòng tròn dẩn điện với vài nhiều vòng quấn ► Cấu tạo : Nam châm điện gồm hai phần là cuộn dây tạo từ trường và lõi dẫn (khuếch đại) từ. • Khái niệm : Nam châm vĩnh cửu là các vật được cấu tạo từ các vật liệu từ cứng có khả năng giữ từ tính không bị mất • Phân loại theo vật liệu :
Là loại nam châm vĩnh cửu đầu tiên của loài người được sử dụng dưới dạng các "đá nam châm", được sử dụng từ thời cổ đại, có ngay trong tự nhiên nhưng khi khoa học kỹ thuật phát triển loại này không còn được sử dụng do từ tính rất kém.
Là loại nam vĩnh cửu được sử dụng từ thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 20 với khả năng cho từ dư tới hơn 1 T, nhưng lực kháng từ rất thấp nên từ tính cũng dễ bị mất. Lại nam châm này hầu như không còn được sử dụng hiện nay.
Là loại nam châm được chế tạo từ vật liệu từ cứng là hợp kim của nhôm, niken, côban và một số các phụ gia khác như đồng, titan..., là loại nam châm cho từ dư cao (tới 1,2-1,5 T) nhưng có lực kháng từ chỉ xung quanh 1 kOe, đồng thời giá thành cũng khá cao nên hiện nay tỉ lệ sử dụng ngày càng giảm dần (chỉ còn không đầy 10% thị phần sử dụng).
Là loại nam châm vĩnh cửu được chế tạo từ các ferit từ cứng (ví dụ ferit Ba, Sr..) là các vật liệu dạng gốm. Nam châm ferit có ưu điểm là rất dễ chế tạo, gia công, giá thành rẻ và độ bền cao. Tuy nhiên, vì đây là nhóm các vật liệu feri từ đồng thời có hàm lượng ôxy cao nên có từ độ khá thấp, có lực kháng từ từ 3 đến 6 kOe, có khả năng cho tích năng lượng từ cực đại lớn nhất không quá 6 MGOe. Loại nam châm này hiện nay chiếm tới hơn 50% thị phần sử dụng nam châm vĩnh cửu do những ưu điểm về giá thành cực rẻ, khả năng chế tạo, gia công và độ bền.
Là loại nam châm vĩnh cửu được tạo ra từ các vật liệu từ cứng là các hợp kim hoặc hợp chất của các kim loại đất hiếm và kim loại chuyển tiếp.
☼ Nam châm nhiệt độ cao SmCo:
Là hệ các nam châm vĩnh cửu được chế tạo từ hợp chất ban đầu là SmCo5 được phát minh năm 1966 bởi tiến sĩ Karl J. Strnat của U.S. Air Force Materials Laboratory (Mỹ) có tích năng lượng từ cực đại 18 MGOe, sau đó Karl J. Strnat lại phát minh ra hợp chất Sm2Co17 có tích năng lượng từ tới 30 MGOe vào năm 1972. Hệ nam châm SmCo có nhiệt độ Curie rất cao (có thể đạt tới 1100oC) và có lực kháng từ cực lớn (tới vài chục kOe) nhờ cấu trúc dạng lá đặc biệt. Nhờ có nhiệt độ Curie cao và lực kháng từ lớn nên được sử dụng trong các ứng dụng nhiệt độ cao (ví dụ trong động cơ phản lực...).
☼ Nam châm NdFeB: Là hệ các nam châm dựa trên hợp chất R2Fe14B (R là ký hiệu chỉ các nguyên tố đất hiếm ví dụ như Nd, Pr...) có cấu trúc tinh thể kiểu tứ giác với lực kháng từ lớn (hơn 10 kOe) và từ độ bão hòa rất cao (tới 1,56 T) nên là loại nam châm vĩnh cửu mạnh nhất hiện nay với khả năng cho tích năng lượng từ tới 64 MGOe (tính toán theo lý thuyết) và hiện nay đã xuất hiện loại nam châm Nd2Fe14B có tích năng lượng từ 57 MGOe. Tuy nhiên, loại nam châm này lại không thể sử dụng ở nhiệt độ cao do có nhiệt độ Curie chỉ 312oC. Nam châm Nd2Fe14B lần đầu tiên được phát minh năm 1983 bởi R. Sagawa (Nhật Bản). Điểm yếu chung của các nam châm đất hiếm là có giá thành cao (do chứa nhiều các nguyên tố đất hiếm đắt tiền), có độ bền kém (do các nguyên tố đất hiếm có tính ôxy hóa rất cao). Vì những điểm yếu này mà nam châm đất hiếm tuy là loại mạnh nhất nhưng vẫn không phải là loại được sử dụng nhiều nhất (đứng sau nam châm ferit). ☼ Nam châm tổ hợp nano: Là loại nam châm mới ra đời từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, là loại nam châm có cấu trúc tổ hợp của 2 pha từ cứng và từ mềm ở kích thước nanomet. Các pha từ cứng (chiếm tỉ phần thấp) cung cấp lực kháng từ lớn, pha từ mềm cung cấp từ độ lớn. Tính chất tổ hợp này có được là nhờ liên kết trao đổi đàn hồi giữa các hạt pha từ cứng và từ mềm ở kích thước nanomet. Loại nam châm này được tính toán có khả năng cho tích năng lượng từ khổng lồ hơn 3 lần so với nam châm mạnh nhất hiện nay là NdFeB nhưng thực nghiệm mới chỉ đạt được rất nhỏ so với lý thuyết và các sản phẩm thực nghiệm mới trong giai đoạn sản xuất thử nghiệm. • Phân loại theo phương pháp chế tạo: ☼ Nam châm đẳng hướng (Isotropic magnets): Là nam châm vĩnh cửu được chế tạo bằng cách ép đẳng tĩnh mà không sử dụng các phương pháp định hướng ban đầu (từ trường...). ☼ Nam châm dị hướng (Anisotropic magnets): Là nam châm được định hướng trong quá trình ép đẳng tĩnh bằng từ trường. Khi đó, các hạt đơn đômen trong vật liệu sẽ bị định hướng theo chiều từ trường, tạo nên khả năng dễ dàng từ hóa theo phương định hướng. ☼ Nam châm kết dính: Là các nam châm được chế tạo bằng cách nghiền thành bột mịn, sau đó trộn với keo kết dính (ví dụ epoxy) và ép trong từ trường định hướng. Các keo vừa có tác dụng kết dính, lại vừa có tác dụng đông cứng sự định hướng của các hạt. ☼ Nam châm thiêu kết: Là nam châm được chế tạo bằng cách thiêu kết các bột kim loại được nghiền mịn và ép khuôn. Việc thiêu kết nhằm tạo ra hợp chất có thành phần hợp phức xác định với tính chất từ của hợp chất đó. ___________________ ‼ Tại sao nam châm chỉ hút sắt mà ko hút nhôm, đồng, gang, thép...:
Đa số vật chất đều do các phân tử cấu tạo thành, phân tử do các nguyên tử tạo nên, nguyên tử lại do các nhân nguyên tử và các hạt điện cấu tạo thành. Các hạt điện liên tục vận động trong nguyên tử và xoay chuyển xung quanh hạt nhân nguyên tử, hai loại vận động này sẽ sinh ra từ tính. Nhưng, trong đa số các vật chất, phương thức vận động của các hạt điện là hoàn toàn khác nhau và rất hỗn loạn, điều này làm cho hiệu ứng từ bên trong các vật chất tự triệt tiêu lẫn nhau. Vì vậy, trong trường hợp bình thường, các vật chất đều không có từ tính.
Cực nam - cực bắc
Cũng như Trái Đất, nam châm cũng có 2 cực là cực bắc và cực nam, tuy nhiên lại không trùng với 2 cực địa lý. Từ cực Bắc có toạ độ 700 Vĩ Bắc Và 960 Kinh Tây, trên lãnh thổ Canada, cách cực Bắc địa lý 800 km. Từ cực Nam có toạ độ 730 Vĩ Nam và 1560 Kinh Đông ở vùng Nam cực, cách cực Nam địa lý 1000 km Sự tái tạo lại cực của nam châm: ở phần trên, ta đã biết nam châm được cấu tạo từ các hạt mang từ tính, mỗi hạt đó đều có 2 cực, được sắp xếp xen kẽ nhau. Cực nam của mỗi hạt quay về 1 phía tạo nên cực nam của nam châm. Cực bắc của mỗi hạt quay về 1 phía tạo nên cực bắc của nam châm.
Màu đỏ là cực bắc Màu xanh là cực nam
Do sự sắp xếp đó, nên khi bẻ thanh nam châm, nên cái phần bị bẻ gãy lại tiếp tục chia cực bắc và nam
| ||||
|
![]() | nam châm hình chữ U | |||
---|---|---|---|---|
Nhóm thực hiện: Thân Trọng Tường Ngọc Trương Hoàng Bích Châu Lớp 11A3-trường Lê Hồng Phong
Nam châm chữ U
Trong cuộc sống hằng ngày, có thể nhận ra nam châm là các vật có khả năng hút và đẩy vật bằng sắt hay thép non. Trong từ học, nam châm là một vật có khả năng sinh một lực dùng để hút hay đẩy một từ vật hay một vật có độ cảm từ cao khi nằm gần nam châm. Lực phát sinh từ nam châm gọi là từ lực
Cấu tạo của nam châm chữ U Nam châm chữ u là một nguồn từ có hai cực, được uốn cong thành hình chữ U, một cạnh là cực bắc, một cạnh là cực nam. Thành phần của nó bao gồm iron, nickel, cobalt,... Nam châm gồm rất nhiều vùng từ tính nhỏ gọi là miền. Nam châm hình chữ U có miền lớn, vì thông thường chúng là những mẩu sắt cứng với miền được bao bọc bởi các tạp chất carbua sắt.
Đặc điểm của nam châm chữ U Nam châm chữ U thường được chế tạo nhằm tập trung các đường sức từ so với nam châm đạng thanh dài thông thường (việc này cũng đồng nghĩa với việc làm tăng lực từ ở giữa 2 cực của nam châm). Bằng cách hướng 2 đầu của thanh nam châm thường về cùng một phía (như hình chữ U hay hình móng ngựa), hai cực của nam châm sẽ gần nhau hơn và gần như song song với nhau, điều này dẫn đến việc các đường sức từ sẽ tập trung ở vùng giữa 2 cực này (và có thể xem như chúng song song với nhau), vì vậy mà lực tù được tăng cường đáng kể. Nếu nam châm chữ U được giữ đúng cách, nó có thể duy trì lực từ trong khỏang 20 năm. Nhưng nếu bạn có thiết bị tái tạo từ tíng cho nam châm, thì bạn sẽ giữ được từ tính của nam châm mãi mãi. Thông tin thêm: nếu đặt một thanh nam châm thẳng vào hai đầu thanh nam châm chữ U hay nếu uốn một thanh nam châm lại thành vòng tròn như chiếc nhẫn, thì những đường sức từ thậm chí có thề hướng lên trên (vào không khí). Nam châm chữ U được ứng dụng trong chế tạo đàn ghita, ngành đường sắt…
Từ trường trong nam châm chữ U Nam châm chữ u có điểm đặc biệt khác với các loại nam châm khác là từ trường của nó. Do cấu tạo đặc biệt đã nêu, các đường sức từ ở giữa hai cực của nam châm hình chữ U là các đường gần như song song với nhau và cách nhau khá đều. Từ đó, ta có thể coi từ trường trong khỏang giữa hai cực của nam châm hình chữ U là từ trường đều.
Nam châm kiểu mới Các nam châm kiểu mới sử dụng những chất liệu như alnico (hợp chất gồm nhôm - nickel - cobalt) và cobalt samarium có cấu trúc nội tại ngăn chặn sự thoái hóa của các mạch từ. Đặc biệt là lọai nam châm thế hệ mới có lực từ mạnh và từ tính duy trì rất lâu, vì vậy nó bền hơn nam châm chữ U. | ||||
|
![]() | nam châm vĩnh cữu | |||
---|---|---|---|---|
Nam châm vẫn còn giữ được từ tính, sau khi từ trường từ hóa nó triệt tiêu. Nam châm vĩnh cữu thường được làm bằng những chất có độ từ dư lớn, như các loại ferit… được từ hóa bằng cách đặt trong từ trường của một cuộn dây có dòng điện một chiều đi qua. Thường dùng để tạo ra một từ trường mạnh, không thay đổi, chẳng hạn để chế tạo điện kế khung quay, loa, kim la bàn. | ||||
|
![]() | nam châm điện | |||
---|---|---|---|---|
Thiết bị dùng dòng điện để tạo từ trường. Khi dòng điện chạy qua cuộn dây bao quanh lõi sắt son, từ trường được tạo ra tập trung trong lõi đó và vùng không gian gần các cực của nó. Lõi sắt non thường có độ từ dư lớn (để tạo ra từ trường mạnh) và độ từ dư thật nhỏ (để sau khi ngắt dòng điện thì từ trường cũng triệt tiêu luôn). Nam châm điện thường dùng trong các máy điện, các thiết bị hút vật nặng (cần cầu).v.v… | ||||
|
![]() | Năng lượng cơ của nhiệt | |||
---|---|---|---|---|
Nếu biến đổi hoàn toàn 1 đơn vị nhiệt lượng là calo, thành công cơ học thì thu được 4,18 jun. Đẳng thức 1 calo=4,18 J gọi là đương lượng cơ của nhiệt. | ||||
|
![]() | năng lượng từ trường | |||
---|---|---|---|---|
Năng lượng định xứ
trong vùng không gian có từ trường. Mật độ năng lượng từ trường trong môi
trường đẳng hướng phi sắt tử là «math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"»«mfrac»«msup»«mi»B«/mi»«mn»2«/mn»«/msup»«mrow»«mn»2«/mn»«csymbol»«mo»§#956;«/mo»«/csymbol»«msub»«csymbol»«mo»§#956;«/mo»«/csymbol»«mn»0«/mn»«/msub»«/mrow»«/mfrac»«/math»
Trong đó là cảm ứng từ, «math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"»«msub»«csymbol»«mo»§#956;«/mo»«/csymbol»«mn»0«/mn»«/msub»«/math»là hằng số từ và «math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"»«csymbol»«mo»§#956;«/mo»«/csymbol»«/math»là độ từ thẩm của môi trường. | ||||
|
![]() | Oersted | |||
---|---|---|---|---|
Nhóm thực hiện: Thân Trọng Tường Ngọc Trương Hoàng Bích Châu Lớp 11A3-Trừơng Lê Hồng Phong
Hans Christian Oersted
Cuộc đời
Ông sinh ngày 14.08.1777, tại một tỉnh nhỏ ở Langeland, Đan Mạch, là con trai của Soren Christian Oersted, một người bào chế thuốc. Khi còn là một cậu bé, bố mẹ ông đã gởi ông và người em trai cho một cặp vợ chồng người Đức chăm sóc, vì quá bận rộn với công việc hằng ngày, nên họ không có đủ thời gian để chăm sóc các con mình chu đáo. Trong thời gian ở Đức, hai anh em ông đã được học tiếng Đức và phần căn bản của tiếng Latin và tiếng Pháp.Ngoài ra cả hai cũng được học thêm về toán học. Năm lên 11 tuổi, ông quay trở về làm việc tại hiệu thuốc của cha mình. Trong khoảng thời gian này, ông bắt đầu tiếp thụ được một số kiến thức cơ bản về hóa học. Cả hai anh em ông chưa từng học qua trường lớp nào, nhưng năm 1794, cả hai cùng đậu hạng ưu trong kỳ thi tuyển vào trường đại học Copenhagen. Và rồi từ đây, ông bắt đầu theo đuổi ngành khoa học tự nhiên, đây chính là khởi đầu cho niềm đam mê khoa học của ông. Tại trường đại học, ông bắt đầu nghiên cứu về dược, thiên văn học, hóa học và toán. Năm 1797, ông tốt nghiệp hạng tối ưu ngành dược tại đây. Năm 22 tuổi, Oersted bảo vệ luận án tiến sĩ triết học và năm sau, đỗ luôn bằng bác sĩ y khoa. Năm 1801, ông đi châu Âu, làm việc ở các phòng thí nghiệm khoa học. Hai năm sau, ông cho ấn hành cuốn Vật liệu cho nền hóa học thế kỷ XIX. Năm 1804, ông được mời làm trợ giáo thuộc tổ bộ môn dược trường Đại học Tổng hợp Copenhague, rồi năm 1806 trở thành giáo sư vật lý tại đây. Năm 1829, với những đóng góp lớn lao của mình, ông được cử giữ chức giám đốc trường Bách khoa tại Copenhague.Ông còn được bầu làm viện sĩ danh dự của nhiều Viện Hàn lâm Khoa học trên thế giới như là viện sĩ nước ngoài Viện Hàn lâm Khoa học Pháp năm 1842 v.v… Ông qua đời ngày 09.03.1851 (hưởng thọ 74 tuổi) tại Copenhagen, Đan Mạch. Những cống hiến của Oersted cho khoa học
Ngày 15-2-1820, Oersted ngẫu nhiên khám phá ra hiện tượng tương tác giữa dòng điện và nam châm: dòng điện làm lệch kim nam châm. Từ đây đã khai sinh ra một lĩnh vực nghiên cứu vật lý mới là điện từ học. Ngày 21-7-1820, ông cho công bố báo cáo khoa học Những thí nghiệm đề cập đến tác dụng của sự xung đột điện lên kim nam châm và lập tức gây xôn xao và thu hút sự chú ý của các nhà bác học khắp nơi trên thế giới, cũng như tạo ra một đề tài mới cho các nhà khoa học khác tìm tòi và nghiên cứu. Sau đó, Oersted lại đi châu Âu một lần nữa để nghiên cứu thêm. Năm 1823, ông dừng lại tại Paris và cộng tác với nhà bác học Pháp J.B. Fourier để làm pin nhiệt điện. Vào năm 1825, ông đã có đóng góp đáng kể cho ngành hóa học với việc lần đầu tiên chế tạo ra nhôm kim loại. Ngoài ra, Oersted còn khám phá ra phương pháp phân tích ôxyt nhôm, điều chế chất clorua nhôm, góp phần nghiên cứu về tính nghịch từ (diamagnetism) do Faraday đang khám phá. Ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu về khoa học như Cơ học của sự truyền các lực điện và từ, Nhận xét về lịch sử hóa học (1807), Nghiên cứu về tính đồng nhất của các lực hóa học và điện học, Khái quát về định luật hóa học thiên nhiên, Những nguyên lý hóa học mới v.v…
Những ảnh hưởng của thí nghiệm Oersted đến ngành Vật Lý
Bài toán về sự liên lạc giữa điện lực và từ lực được nhiều nhà khoa học chú ý và chỉ trong vài tháng, nhiều khám phá khác đã nối nhau xuất hiện. Francois Jean Arago, nhân viên của Hàn Lâm Viện Pháp Quốc, được biết tới khám phá của Oersted trong khi đang du lịch tại ngoại quốc. Khi trở về Paris, Arago liền mô tả lại thí nghiệm này cho các bạn đồng viện vào ngày 11/9/1820. Sau đó, Arago tìm ra cảm ứng điện từ và chứng minh rằng một cuộn dây điện có giòng điện chạy qua có tính chất như một thanh nam châm. Thí nghiệm của Oersted còn được André Marie Ampère (1775/1836) làm lại nhiều lần và Ampère thấy rằng hai sợi dây điện song song có giòng điện chạy qua sẽ hút nhau nếu giòng điện cùng chiều và sẽ đẩy nhau nếu giòng điện khác chiều. Khám phá về từ trường của Oersted đã cung cấp cho các nhà khoa học một phương tiện dùng vào việc tìm kiếm giòng điện do cảm ứng từ. Dụng cụ dùng tính chất này được gọi là điện kế. Tại nước Anh, Michael Faraday, phụ tá phòng thí nghiệm cho Humphrey Davy, nghe được câu chuyện giữa Davy và Wollaston về khám phá của Oersted, và Wollaston cho rằng có thể làm cho một dây điện có giòng điện chạy qua quay quanh trục của nó. Thí nghiệm của Wollaston gặp thất bại nhưng ý tưởng này đã khiến cho Faraday thành công trong việc tìm thấy hiện tượng từ cảm.Sau đó, Faraday chế tạo ra được chiếc đynamô đầu tiên. Ngoài ra Faraday còn đọc hai định luật lừng danh về điện giải. | ||||
|
![]() | Quang học | |||
---|---|---|---|---|
Hiện tượng đặc trưng cho quá trình sống. Đó là sự tổng hợp các dao động của hai nguồn thể hiện trong một khoảng không gian xác định (gọi là trường giao thoa) thành những điểm có dao động cực đại (gọi là cự đại giao thoa), và những điểm có dao động cực tiểu, có thể bằng không (cực tiểu giao thoa). Quỹ tích cực đại và cực tiểu giao thoa này gọi là vân giao thoa. Có vân cực đại và vân cực tiểu, xen kẽ nhau. Điều kiện để có giao thoa là hai nguồn dao động phải là kết hợp, nghĩa là có cùng tần số, có độ lệch pha và tỉ số các biên độ dao động không đổi. Điều kiện để có cực đại của dao động là hai sóng gặp nhau có cùng pha, hoặc hiệu số hai đường đi bằng một số nguyên lần bước sóng l. Điều kiện để có cực tiểu của dao động là hai sống gặp nhau, hoặc hiệu số đường đi bằng một số lẻ lần l/2 (l là bước sóng). | ||||
|
![]() | quy tắc bàn tay trái | |||
---|---|---|---|---|
Quy tắc xác định chiều của lực từ do từ trường tác dụng vào đoạn dây có dòng điện chạy qua. Theo quy tắc này, nếu để cho các đường cảm ứng từ (đường sức) của từ trường hướng vào lòng bàn tay trái, chiều từ cổ tay tới ngón tay giữa là chiều dòng điện, thì chiều của ngón tay cái choãi ra 90o là chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện. | ||||
|
![]() | quy tắc nắm tay phải | |||
---|---|---|---|---|
Quy tắc xác định chiều của từ trường của dòng điện thẳng (tương đương với quy tắc đinh ốc thuận, quy tắc vặn nút chai hoặc quy tắc Ampe). Tay phải nắm dây điện cho ngón cái trỏ chiều dòng điện. Chiều từ bàn tay đến các đầu ngón tay sẽ là chiều của từ trường của dòng điện. | ||||
|
![]() | quy tắc đinh ốc thuận, quy tắc vặn nút chai | |||
---|---|---|---|---|
Quy tắc xác định chiều của từ trường do dòng điện gây ra. Theo quy tắc này, chiều của từ trường của dòng điện thẳng là chiều phải xoay đinh ốc thuận (quay cái cán của cái vặn nút chai) để nó tiến theo chiều của dòng điện. Đối với dòng điện tròn (hoặc ống dây điện) chiều của từ trường tại tâm đường tròn (và trên trục đường tròn) là chiều tiến của một cái đinh ốc thuận hay xoay (cái vặn nút chai có cán đang quay) theo chiều dòng điện. | ||||
|
![]() | Tàu Yamato | |||
---|---|---|---|---|
Sự ra đời của tàu Yamato 1 Yamato 1, là con thuyền được xây dựng vào đầu những năm 1990 của Mitsubishi. Nó dùng nguyên tắc từ thủy động lực học để di chuyển, sử dụng chất lỏng heli lạnh siêu dẫn,. thuyền yamato 1 là mẫu đầu tiên vận hành theo loại này. Nó đã được hoàn thành tại Nhật Bản vào năm 1991, bởi Ship& Ocean Foundation( sau này được biết đến với tên Ocean Policy Reseach Foundation)(viện nghiên cứu chính sách biển). Con tàu đàu tiên thành công được đưa tới cảng Kobe vào tháng 6/1992. Vào năm 1992, Hãng Misubishi đã tiến hành chạy thử con tàu Yamato1_ con tàu đầu tiên công khai trên thế giới vận hànhbằng hệ thống đẩy từ thủy động _MHD( magneto-hydrodynamic). Yamato 1 di chuyển bởi 2 MHD thruster không cần 1 thiết bị di chuyển nào. MHD hoạt động bằng cách áp dụng một từ trường lên chất lỏng dẫn điện. Chất lỏng được dùng trong MHD thruster của tàu Yamato 1 là nước biển MHD giúp: - loại bỏ những tiếng ồn , chống rung , chạy êm , - thoát khỏi khiếm khuyết những tàu thông thường với phần chân vịt( tạo sức đầy ) bị hạn chế tốc độ di chuyển , làm hao mòn hệ thống máy khi sử dụng với thời gian dài, gây ra những âm thanhmà những thiết bị định vị tàu ngầm có thể phát hiệ n
Khoa học đã khám phá ra nguyên lí đàng sau MHD khoảng 150 năm về trước . Nhưng sự hoài nghi về tính khả thi của MHD đã làm kéo dài thới gian thử nghiệm đến gần thập niên 1960, với sự phát triển của vật liệu siêu dẫn, taọ điều kiện cho sự chế tạo tàu yamato-1 Nguyên lí hoạt động Nó có hai tấm kim loại đặt dọc theo thân tàu và chìm vào nước biển, hai tấm kim loại này được nối vào một nguồn điện , do đó có dòng điện chạy từ tấm này sang tấm kia. Năng lượng mà tàu Yamato sử dụng được hình thành bởi sự dẫn truyền 1 dòng điện qua từ trường mạnh nằm ngập sâu dưới nước biển.Từ trường có phương thẳng đứng để lực từ tác dụng lên dòng điện cũng như là dòng nước biển.Lực từkích thích các hạt phân tử, nguyên tử Clo và Natrong nước biển và sự va chạm của chúng tạo ra lực đầy ( phản lực ) giúp con tàu tiến về phía trước Nam châm làm bằng vật liệu siêu dẫn được chế tạo bao quanh hai bộ phận tạo lực đầy của tàu .Giúp duy trì chúng với nhiệt độ ởmức thấplà một khoang chức chất lỏng Helium trong môi trường chân không.2 cực nguồn điện được gắn vào mỗi đầu máynằm ngập dưới nước biển. Từ trường kết hợp với dòng điện chạy qua nó kích thích các hạt trong nước biển tạo ra lực đẩy , giúp không cần tiêu tốn năng lượng dầu như những loại tàu khác
Trong những năm 1990, Mitsubishi xây dựng 1 số tàu kiểu mẫu được đẩy bằng hệ thống MHD. Các con tàu này chỉ có thể đạt vận tốc tối đa 15km/h, mặc dù đó là cao hơn dự đoán Bài tổng hợp : Phạm Mai Đông Nghi _ Nguyễn Thị Hồng Trân - Lớp 11A3- trường Lê Hồng Phong Nguồn en.wikipedia.org | ||||
|
![]() | tàu Yamato 1 | |||
---|---|---|---|---|
Tàu biển Yamato,
con tàu thí nghiệm dùng lực từ
Nguồn gốc:Yamato-1 là một tàu biển được chế tạo vào đầu những năm 1990.Tập đoàn Mitubishi(Nhật Bản) thông qua các công ty hỗ trợ khác như Mitubishi Heavy Industry,Ltd ở Wadasaki-cho Hyogo-ku,Kobe,đã sản xuất ra con tàu biển Yamato-1 (Yamato 1 is a boat built in the early 1990s by Japanese conglomerate "The Mitsubishi Group" through their subsidiary company Mitsubishi Heavy Industries, Ltd at Wadasaki-cho Hyogo-ku, Kobe). Con tàu này sử dụng nguyên lí Từ-Thủy động học để vận hành.Nó chạy bằng dòng chất lỏng có tính siêu dẫn(heli khô) và có thể đạt đến vận tốc 15 km/h(8knots). (It uses a magnetohydrodynamic drive, driven by a liquid helium-cooled superconductor, and can travel at 15 km/h (8 knots)).
Một số hình ảnh của tàu biển Yamato Yamato-1 là bản nguyên mẫu lần đầu tiên được thử nghiệm của con tàu này.Nó được hoàn thành vào năm 1991 tại Nhật Bản bời tổ chức Ship & Ocean Foundation(sau này còn được biết với tên gọi Ocean Policy Reseach Foundation).Con tàu được chạy thử nghiệm thành công lần đầu tiên tại cảng Kobe vào tháng sáu năm 1992. (The Yamato 1 was the first working prototype of its kind. It was completed in Japan in 1991, by the Ship & Ocean Foundation (later known as the Ocean Policy Research Foundation). The ship was first successfully propelled in Kobe harbour in June 1992.)
Cảng Kobe Yamato-1 được đẩy bằng phản lực tạo ra bởi lực từ,theo nguyên lí từ thủy động học.Từ thủy động học bao gồm từ trường,chất lỏng và dòng điện.Từ thủy động hoc dựa trên nguyên lí căn bản của điện từ học.Khi từ trường và dòng điện giao nhau trong lòng chất lỏng,xuất hiện lực từ tác dụng lên dòng điện và cũng tác dụng lên chất lỏng,đẩy chất lỏng chuyển động theo phương vuông góc với cả đường sức từ lẫn dòng điện. (Magnetohydrodynamics involves magnetic fields (magneto) and fluids (hydro) that conduct electricity and interact (dynamics).1 MHD technology is based on a fundamental law of electromagnetism: When a magnetic field and an electric current intersect in a liquid, their repulsive intersection propels the liquid in a direction perpendicular to both the field and the current.2)
Cơ chế hoạt động của tàu: Trong con tàu có hai tấm kim loại đặt dọc theo thân tàu và chìm trong nước biển .Hai tấm kim loại này được nối vào một nguồn điện.Do đó có dòng điện chạy từ tấm này sang tấm kia.Dòng điện này chạy trong từ trường rất mạnh của những nam châm điện rất mạnh đặt bên trong tàu.Từ trường có phương thẳng đứng để cho lực từ tác dụng lên dòng điện ,cũng là tác dụng lên nước biển,tạo ra dòng nước biển chạy dọc theo thân tàu ra phía sau.Do đó,phản lực đẩy tàu chuyển động lên phía trước. Nhóm: Lê Kim Phụng+Nguyễn Ngọc Xuân lớp 11A5-trường Lê Hồng Phong | ||||
|
![]() | tự cảm | |||
---|---|---|---|---|
Trường hợp đặc biệt của hiện tượng cảm ứng điện từ, là sự phát sinh suất điện động tự cảm trong mạch do sự biến thiên của chính dòng điện đang chạy trong mạch gây ra. Suất điện động tự cảm Etc tỉ lệ với tốc độ biến thiên của dòng điện I theo thời gian t: «math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"»«mrow»«msub»«mi»E«/mi»«mi»tc«/mi»«/msub»«mo»=«/mo»«mi»L«/mi»«mfrac»«mi»dI«/mi»«mi»dt«/mi»«/mfrac»«/mrow»«/math», trong đó L là hệ số tự cảm của mạch. Hiện tượng tự cảm chống lại sự biến thiên của dòng điện trong mạch, gây ra cảm kháng và sự lệch pha giữa dòng điện và hiệu điện thế trong mạch điện xoay chiều. | ||||
|
![]() | từ phổ | |||
---|---|---|---|---|
Hình ảnh về các đường cảm ứng từ (đường sức) của từ trường. Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ trên tấm bìa. Khi đó các mạt sắt trở thành nam châm nhỏ và được sắp xếp dọc theo đường cảm ứng từ. | ||||
|
![]() | từ thông | |||
---|---|---|---|---|
Từ thông F qua diện tích nhỏ DS là đại lượng vật lý có trị số bằng tích của DS với hình chiếu của vectơ cảm ứng từ «math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"»«mover»«mi»B«/mi»«mo»§#8594;«/mo»«/mover»«/math» lên pháp tuyến «math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"»«mover»«mi»n«/mi»«mo»§#8594;«/mo»«/mover»«/math» của DS: «math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"»«mrow»«csymbol»«mo»§#934;«/mo»«/csymbol»«mo»=«/mo»«mi»B«/mi»«mo».«/mo»«csymbol»«mo»§#916;«/mo»«/csymbol»«mi»S«/mi»«mo».«/mo»«mi»cos«/mi»«csymbol»«mo»§#945;«/mo»«/csymbol»«/mrow»«/math» (a là góc hợp bởi «math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"»«mover»«mi»B«/mi»«mo»§#8594;«/mo»«/mover»«/math» và «math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"»«mover»«mi»n«/mi»«mo»§#8594;«/mo»«/mover»«/math») (H. 108): đơn vị là vêbe (ký hiệu là Wb) trong hệ SI. | ||||
|
![]() | từ tính | |||
---|---|---|---|---|
Đặc tính của các vật liệu từ (chất sắt từ chẳng hạn) có khả năng hút mạt sắt hay làm quay kim la bàn. | ||||
|
![]() | từ trễ | |||
---|---|---|---|---|
Tính chất đặc trưng của chất sắt từ thể hiện ở chỗ từ tính của chất sắt từ không những phụ thuộc vào cường độ của từ trường từ hóa mà còn phụ thuộc rất nhiều vào qua trình nhiễm từ trước đó của vật liệu. | ||||
|
![]() | từ trường | |||
---|---|---|---|---|
Một dạng riêng của điện từ trường. Từ trường là môi trường vật chất đặc biệt tồn tại quanh các dòng điện tích chuyển động và thể hiện bằng tác dụng từ lực. Từ trường xuất hiện cả khi có sự thay đổi của điện trường theo thời gian. Từ trường được đặc trưng bằng vectơ cảm ứng từ «math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"»«mover»«mi»B«/mi»«mo»§#8594;«/mo»«/mover»«/math» hoặc cường độ từ trường «math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"»«mover»«mi»H«/mi»«mo»§#8594;«/mo»«/mover»«/math». Phương của từ trường tại một điểm là phương của trục một nam châm nhỏ đặt cân bằng tại điểm đó, chiều của từ trường là chiều từ cực nam đến cực bắc của nam châm. | ||||
|
![]() | từ trường trái đất | |||
---|---|---|---|---|
Xung quanh Trái Đất tồn tại một từ trường mà vectơ cảm ứng từ «math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"»«mover»«mi»B«/mi»«mo»§#8594;«/mo»«/mover»«/math» ở một địa điểm được xác định bằng thành phần nằm ngang Bn, độ từ khuynh I và độ từ thiên D; Bn, I và D phụ thuộc vào địa điểm và biến đổi chậm với thời gian. Đi từ xích đạo đến hai cực địa từ (không trùng với các địa cực) I thay đổi từ 0o đến ± 90o, Bn thay đổi từ 4,2.10-5 T đến 0. Độ từ thiên D (là góc giữa kim nam châm và kinh tuyến từ) rất nhỏ (< 10o) nên cực bắc của kim nam châm trỏ gần đúng cực bắc địa lý. | ||||
|
![]() | từ trường trái đất 1 | |||
---|---|---|---|---|
Từ trường Trái Đất (và từ trường bề mặt)được coi như một lưỡng cực từ trường, với một cực gần cực bắc địa lý và cực kia gần cực nam địa lý.. Vào năm 1600, nhà vật lí người Anh W. Gilbert đã đưa ra giả thuyết Trái đất là một nam châm khổng lồ. Ông đã làm một quả cầu lớn bằng sắt nhiễm từ, gọi nó là "Trái đất tí hon" và đặt các từ cực của nó ở các địa cực. Đưa la bàn lại gần trái đất tí hon ông thấy trừ ở hai cực, còn ở mọi điểm trên quả cầu, kim la bàn đều chỉ hướng Nam Bắc. Hiện nay vẫn chưa có sự giải thích chi tiết và thỏa đáng về nguồn gốc từ tính của Trái Đất. Năm 1940, một số nhà vật lý đã đưa ra giả thuyết "Đinamô" để giải thích nguồn gốc từ trường của trái đất. Theo thuyết này thì từ trường Trái đất chủ yếu được hình thành từ các dòng đối lưu trong chất lỏng của trái đất ở độ sâu trên 3000 km. Sự khác biệt về nhiệt độ trong chất lỏng của trái đất đã làm xuất hiện các dòng đối lưu. Nếu trong nhân của trái đất có một " từ trường nguyên thuỷ " thì các dòng đối lưu trên sẽ có vai trò như một cuộn dây trong máy phát điện. Dòng điện nhờ đó được hình thành và chính nó đã tạo ra từ trường cho trái đất. Tuy nhiên thuyết vẫn còn một số điểm chưa rõ ràng. Trong quá trình hình thành từ trường trái đất, cần có "từ trường nguyên thuỷ", nhưng từ trường này được hình thành từ bao giờ và bằng cách nào? Đây là một trong những tồn tại chưa giải quyết được của các ngành khoa học về Trái đất. Những vật dụng nhiễm từ có khả năng chữa được nhiều bệnh Gần đây, các nhà khoa học cho rằng ngoài từ trường chính của trái đất hình thành từ lõi ngoài chiếm 98%, còn có phần từ trường với nguồn gốc bên ngoài trái đất chiếm 2%, phần từ trường này lại hay biến đổi, là phần quan trọng gây ra những tác động đối với cơ thể sống. Cũng như nam châm, Trái Đất có 2 cực địa từ, không trùng với 2 cực địa lý. Từ cực Bắc có toạ độ 700 Vĩ Bắc Và 960 Kinh Tây, trên lãnh thổ Canada, cách cực Bắc địa lý 800 km. Từ cực Nam có toạ độ 730 Vĩ Nam và 1560 Kinh Đông ở vùng Nam cực, cách cực Nam địa lý 1000 km. Trục từ trường tạo với trục trái đất một góc 110. Các từ cực thường có vị trí không ổn định và có thể đảo ngược theo chu kỳ. Do đó bản đồ địa từ cũng phải thường xuyên điều chỉnh (5 năm một lần). Việc thu nhập các thông tin từ vệ tinh đã phát hiện các vành đai bức xạ bao quanh trái đất ở môi trường khí quyển trên cao từ 500-600 km dến 60.000- 80.000 km: đó là từ quyển (tầng điện ly trở lên). Bí ẩn về từ trường Trái Đất đã được làm sáng tỏ Từ trường của Trái Đất có thể được tạo ra bởi các chuyển động mạnh của các chất dẫn điện lỏng trong lòng đất... Khám phá mới từ các nhà khoa học Pháp.
Từ trường của Trái Đất có thể được tạo ra bởi các chuyển động mạnh của các chất dẫn điện lỏng trong lòng đất. Kết quả nghiên cứu này đã được đăng tải trên tờ Le Figaro ngày 12/3. Bằng cách tạo ra sự chuyển động mạnh của dung dịch na-tri lỏng trong ống nghiệm, một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS), Trung tâm nghiên cứu khoa học về Trái Đất và môi trường (CEA) và các trường đại học sư phạm tại Pa-ri và Li-ông đã tạo ra được từ trường Trái Đất trong phòng thí nghiệm. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, từ trường được tạo ra mang nhiều đặc điểm giống với từ trường tự nhiên của Trái Đất. Phần lớn các vật chất thiên văn trong vũ trụ như hành tinh, các vì sao và các dải thiên hà đều có từ trường. Các từ trường này đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các vật chất trong không gian. Từ trường của Trái Đất cũng rất quan trọng với cuộc sống trên hành tinh. Nó bảo vệ chúng ta, giúp ta tránh được những tác động có hại của các tia vũ trụ và gió Mặt Trời. Nếu không có từ trường, chúng ta sẽ không ngừng bị các vật chất độc hại tấn công và cuộc sống không thể duy trì trên Trái Đất. Tìm hiểu cơ cấu phát sinh ra từ trường Trái Đất, các hành tinh và các vì sao, là mục tiêu mà rất nhiều nhà khoa học trên thế giới theo đuổi. Từ năm 1919, Joseph Larmor, một nhà vật lý người Anh, đã đưa ra giả thuyết cho rằng từ trường của Mặt Trời được sinh ra do sự chuyển động của các chất lỏng dẫn điện. ổng kết lại, ta thấy từ trường trái đất biểu hiện rất không ổn định. Những bất thường lớn từ những thời kỳ rất ngắn cho đến các giai đoạn lệch phương và đảo cực đều là hậu quả của sự suy sụp trường lưỡng cực. Nhưng ngay tiếp sau lại có sự tăng mạnh của cường độ từ trường, biểu thị một sự bền vững của hệ nam châm trái đất. Cho đến nay, người ta vẫn chưa quan sát thấy một tính chu kỳ nào. Do đó, chưa thể dự đoán một sự đảo cực sắp tới hay một sự tiếp tục suy yếu của thành phần lưỡng cực từ. Trường địa từ vẫn còn, chưa mất ! Những điều thú vị về từ trường trái đất Là tấm chắn bảo vệ trái đất, nhưng là tấm lá chắn vô hình, nên không ai có thể nhìn thấy từ trường trái đất. Song, chính cực quang lại tiết lộ cho chúng ta - những "người trần mắt thịt" - biết nó ở đâu. Mặt trời không chỉ đem đến ánh sáng và hơi ấm mà còn là mối hiểm nguy của con người. Lý do: mặt trời liên tục phóng ra các hạt giàu năng lượng - gió mặt trời - vào vũ trụ và về hướng trái đất. Trước khi các hạt đó có thể chạm vào hành tinh của chúng ta thì chúng đã bị một tấm chắn ngăn lại, đó là từ trường của trái đất. Các nhà vật lý khẳng định rằng từ trường ngày càng yếu đi và sẽ dẫn đến sự thay đổi cực. Từ trường giảm đi sẽ là thảm họa? Từ trường là tấm chắn bảo vệ cho trái đất. Từ trường giảm đi thì ngày càng có nhiều tia cực tím đến bề m |