A | Ă | Â | B | C | D | Đ | E | Ê | F | G | H | I | J | K L | M | N | O | Ô | Ơ | P | Q | R | S | T | U | Ư | V W | X | Y | Z | Tất cả Currently sorted Tên (Tăng dần ) Sắp xếp theo: Họ | Tên
Vũ khí có sức tàn phá ghê gớm, sử dụng năng lượng được
giải phóng trong một số phản ứng hạt nhân.
Có hai loại bom hạt nhân chính: bom nguyên tử (bom A) và bom khinh khí (bom H).
Bom nguyên tử sử dụng phản ứng phân hạch của các chất urani 235 hoặc
plutoni 239. Bom chứa nhiều khối urani 235 (hoặc
plutoni 239) ở cách nhau, mỗi khối có khối lượng nhỏ hơn khối lượng tới hạn. Nếu làm chập các khối lại thì vượt khối lượng
tới hạn, phản ứng phân hạch dây chuyền xảy ra và bom nổ.
Phần không gian ở sau một vật chắn sáng chứa những điểm
không nhận được tia sáng nào từ nguồn sáng. Nếu nguồn sáng không phải là một
điểm mà có kích thước thì ngoài bóng tối còn có bóng nửa tối là phần không gian ở sau vật chắn sáng chứa những điểm
chỉ nhận được những tia sáng đi từ một phần của nguồn sáng.
Thuật ngữ chung để trỏ các sóng điện từ và các tia phóng
xạ. Bức xạ (sóng) điện từ bao gồm: bức xạ vô tuyến điện, bức xạ hồng ngoại, bức
xạ (ánh sáng) nhìn thấy, bức xạ tử ngoại, bức xạ X, bức xạ gamma. Các tia phóng xạ bao gồm tia anpha, tia
bêta, tia gamma. Do các hạt sơ cấp có lưỡng tính sóng – hạt nên bức xạ điện từ
vừa là sóng điện từ vừa là các tia phôtôn.
Ví dụ: gọi tia gamma là bức xạ gamma cũng được.
Bức xạ điện từ của một vật ở trạng thái cân bằng nhiệt động
(có nhiệt độ không đổi). Việc nghiên cứu bức xạ nhiệt ở cuối thế kỷ 19 đã dẫn
tới khái niệm lượng tử ánh sáng. Theo
nghĩa hẹp hơn, bức xạ nhiệt trỏ các sóng điện từ (chủ yếu là tia hồng ngoại)
tải năng lượng từ nguồn nóng đến vật khác (theo đường thẳng).
(tiếng Pháp bougie). Bộ phận đánh lửa trong động cơ đốt
trong. Có hai mũi dẫn điện nối với nguồn điện, cách nhau một khe nhỏ. Khi hiệu
điện thế đủ lớn thì dòng điện phóng qua khe dưới dạng tia lửa điện.
Điểm có biên độ dao động lớn nhất trong sóng đứng. Trên
hình 15, A, B, C là các bụng sóng, chúng cách nhau một nửa bước sóng, chúng cách
nhau một nửa bước sóng. Nút sóng là điểm
có biên độ dao động bé nhất hoặc bằng không. Trong hình, D, E, F là các nút
sóng, cũng cách nhau nửa bước sóng. Bụng sóng cách nút sóng gần nhất một khoảng
bằng một phần tư bước sóng. Trong sóng dọc (như sóng âm) thì bụng dao động lạilà nút áp suất (không
khí có áp suất bình thường), và ngược lại.
Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động đồng pha
trên cùng một đường truyền sóng. Cũng là quãng đường sóng đi được trong một chu
kỳ T. Bước sóng l liên hệ với chu kỳ
và vận tốc truyền sóng c bằng hệ thức.