Giá trị lớn nhất, về trị số tuyệt đối, mà một đại lượng dao động điều hòa đạt được. Nếu biểu
thức của dao động ấy là x = asin($$\omega.t +\phi) thì biên độ là a.
Sự biến đổi của một chất từ trạng thái này (răn, hoặc
lỏng, hoặc khí) sang trạng thái khác. Ví dụ: sự nóng chảy, sự hóa hơi… Còn gọi
là biến đổi pha hay chuyển pha, nhưng
chuyển pha rộng hơn, vì cũng một trạng thái rắn chẳng hạn có thể gồm hai pha
khác nhau như sắt từ và thuận từ.
Bình có vỏ cách nhiệt để làm giảm tối đa sự trao đổi nhiệt
giữa chất đựng trong bình và môi trường ngoài. Nhờ vậy mà có thể giữ nước sôi
nóng lâu (phích nước nóng) hoặc giữ nước đá lâu tan (phích nước đá). Vỏ bình có
hai thành bằng thủy tinh dẫn nhiệt
kém, nếu mạ bạc thì bức xạ rất ít.
Đối lưu cũng không xảy ra trong chân không. Nhờ vậy mà sự truyền nhiệt rất hạn
chế.
Bộ phận của máy nhiệt ở đó hơi tỏa nhiệt và ngưng tụ thành
chất lỏng. Ở máy làm lạnh thì bộ phận này không có dạng bình mà có dạng ống uốn
dích dắc để dễ tỏa nhiệt (đặt phía sau tủ lạnh).
Những bình có dạng bất kỳ nối với nhau ở phần dưới. Nếu
chứa cùng một chất lỏng thì mặt thoáng ở các bình ở cùng một độ cao. Nếu chứa
hai chất lỏng khác nhau thì độ cao các mặt thoáng tính từ mặt phân cách h1
và h2, tỷ lệ nghịch với các khối lượng riêng r1 và r2: r1h1 = r2h2 (H.
11).
Bộ phận trong các động cơ đốt trong, tạo nên hỗn hợp không
khí và xăng. Gồm có bầu chứa xăng A có phao B để giữ mực xăng luôn ở ngang đầu
kim phun C (H. 12). Không khí đi tới chỗ thắt lại của ống D thì có áp suất
giảm, xăng bị hút lên và phân tán thành giọt nhỏ hòa lẫn với không khí thành
hỗn hợp đi vào xi lanh.
Dụng cụ để hút, đẩy, nén chất lỏng (hoặc khí). Hình 13 vẽ bơm hút – đẩy. Khi pittong A đi lên, van
V mở, chất lỏng bị hút vào thân bơm do tác dụng của áp suất khí quyển. Khi
pittông đi xuống, van V đóng, pittong đẩy chất lỏng lách qua van W đi lên. Hình
14 vẽ bơm ly tâm. Khi các cánh A
quay, chất lỏng trong thân bơm cũng quay và do lực ly tâm tác dụng, chuyển từ
tâm ra mép ngoài rồi thoát ra theo ống tiếp tuyến B.
Bơm
chân không là dụng cụ để rút chất khí ra khỏi một mình, làm áp suất trong đó giảm
xuống mốt giá trị rất nhỏ. Bơm chân không có nhiều loại, loại dùng trong nghiên
cứu khoa học có thể hút khí tới áp suất 10-11 mmHg.
Bom khinh khí. H là chữ bắt đầu của từ Hiđro (khinh khí,
là từ cổ để trỏ hiđro).
Bom khinh khí dựa vào phản ứng tổng hợp các đồng vị nặng của hiđro, đơtêri hoặc triti. Phản
ứng này chỉ xảy ra ở nhiệt độ hàng trăm triệu độ, nên còn gọi là phản ứng nhiệt
hạch. Bom khinh khí có “ngòi nổ” là một quả bom nguyên tử để tạo ra nhiệt độ
cần thiết.