riêng biệt | A | Ă | Â | B | C | D | Đ | E | Ê | F | G | H | I | J | K
L | M | N | O | Ô | Ơ | P | Q | R | S | T | U | Ư | V
W | X | Y | Z |
J |
---|
![]() | James Watt | |||
---|---|---|---|---|
James Watt (19/1/1736 –19/8/1819), là nhà phát minh người Scotland và là một kỹ sư đã có những cải tiến cho máy hơi nước mà nhờ đó đã làm nền tảng cho cuộc Cách mạng công nghiệp. James Watt sinh tại Greenock, một cảng biển của Firth of Clyde. Cha ông là một thợ đóng tàu, chủ tàu và là một nhà thầu khoán, còn mẹ ông – bà Agnes Muirhead thì xuất thân từ một gia đình danh giá và có học vấn đến nơi đến chốn. Cả hai đều là tín đồ của Giáo hội Trưởng lão (Presbyterian).Watt đi học không thường xuyên và thay vào đó là được mẹ dạy tại nhà. Ông tỏ ra rất khéo tay và có năng khiếu về môn toán học trong lúc lại ngại môn tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp cổ ; ông miệt mài với thần thoại Scotland. Khi ông 17 tuổi, mẹ ông qua đời và sức khỏe cha ông bắt đầu suy sụp. Watt đi London để học ngành điều khiển đo lường (measuring instrument) trong 1 năm, sau đó trở lại Scotland, đến Glasgow, dự tính lập một cơ sở kinh doanh sản xuất thiết bị đo lường. Tuy nhiên, vì ông không trải qua ít nhất 7 năm học việc nên cơ quan quản lý thợ thủ công của Glasgow (Glasgow Guild of Hammermen) không cấp phép cho ông dù lúc đó chưa có thợ chế tạo dụng cụ cơ khí nào ở Scotland. Watt được các giáo sư của Đại học Glasgow cứu khỏi tình huống bế tắc này khi họ đã cho ông một cơ hội mở xưởng nhỏ trong trường này và đây cũng là cơ hội để Watt đặt nền móng cho việc cải tiến máy hơi nước Niucômanh . Xưởng này được lập năm 1757 và là một trong những giáo sư của trường, là nhà vật lý và cũng là nhà hóa họcJoseph Black trở thành bạn và người thầy của Watt. Năm 1767, Watt cưới cháu Joseph – Biller Miller và có 6 con với nhau. Sau nhiều năm nỗ lực, cuối cùng ông đã chế tạo được máy hơi nước Oát nổi tiếng thế giới, thúc đẩy rất lớn hiệu suất sản xuất công nghiệp. Năm 1785 trở thành thành viên Viện Hàn lâm khoa học Anh. Những cống hiến của Watt xứng đáng được mệnh danh: "Người đặt nền móng cho cách mạng công nghiệp". James Watt - Gợi ý từ cái nắp ấm đun nước Năm 8 tuổi có một lần ở bên nhà bà ngoại đun nước, khi nước trên lò sôi, hơi nước phụt ra từ chiếc vòi của nó, rồi nắp ấm "Bạch, bạch, bạch" nhảy múa liên hồi trên miệng ấm, đồng thời có rất nhiều hơi bay lên. Watt cảm thấy rất thích thú, cậu chăm chú quan sát, không hiểu có ma quỷ gì trong ấm đang làm trò đây?Để ý một lúc lâu, lòng hiếu kỳ mãnh liệt cho cậu can đảm dùng tay mở nắp ấm.Hơi nước từ trong ấm ngùn ngụt bốc lên trời. Watt mở to đôi mắt hiếu kỳ quan sát, trong ấm không còn có gì khác ngoài nước. Thật là kỳ lạ, Watt nghĩ vậy. Watt chạy ra ngoài kéo tay bà ngoại vào nhà và hỏi bà: -"Cái gì đẩy nắp ấm nước, làm nó cứ nhảy lên lại rơi xuống mãi thế hở bà?" Bà ngoại chậm rãi nói: -"Cháu ơi, làm gị có cái gì, đấy là nước sôi." -"Tại sao nước sôi thì nắp ấm lại nhảy lên vậy?" - Watt không hiểu được hỏi lại bà ngoại. -"Do hơi nước đấy, cháu không nhìn thấy hơi nước phụt lên từ vòi ấm đó sao?" -“Như vậy, hơi nước sinh ra từ đâu? Tại sao nó lại chạy ra vòi ấm nhỉ?" -"Cục cưng của bà ơi, nó từ trong nước nóng ra, sau khi nước sôi thì sinh ra hơi nước." -"Thế hả bà!" Watt trầm ngâm một lát rồi hỏi bà: -"Sức đẩy của hơi nước lớn như vậy hả bà? Có một tý nước mà hơi nước sinh ra mở được cả nắp ấm, nếu dùng nhiều nước thì sức đẩy phải lớn lắm bà nhỉ? Nếu hơi nước rất mạnh thì có thể nâng được vật rất nặng lên phải không ạ?" -"Ừ, ừ, bà cũng không biết nữa, đợi lớn lên con sẽ biết!" Thấy bà không trả lời được, Watt tự trầm tư suy nghĩ. James Watt - Đứa trẻ học nghề thông minh Lúc nhỏ vì nhà nghèo không có tiền mua đồ chơi n ên đồ chơi của Watt đều do bố làm, đồ chơi của bố làm đẹp không kém gì mua.Cậu nghĩ nếu mình cũng biết làm thì tốt biết mấy! Không chỉ để chơi mà còn có thể bán một ít để lấy tiền mua sách. Vì vậy mỗi ngày sau khi đi học về Watt đều chạy đến xưởng bố làm. Cha cậu là một công nhân kỹ thuật tay nghề cao, ông mở xưởng nhỏ ở ngoài thị trấn chuyên sản xuất và sửa chữa các thiết bị và dụng cụ đo lường dùng cho tàu thuyền. Watt rất thích xem những bác thợ lành nghề làm mô hình, sửa la bàn và dụng cụ đo lường như: dụng cụ đo góc vuông, kính viễn vọng,... Cha cậu thấy con thích công việc của những người thợ này tỏ ra rất vui, cha đã dành cho cậu một gian phòng nhỏ, trong đó có rất nhiều công cụ và vật liệu các loại. Như vậy Watt nhỏ cũng có thể học kỹ thuật chế tạo và sửa chữa. Cậu Watt nhỏ thông minh đã rất nhanh biết sử dụng công cụ trong xưởng, biết làm đồ chơi và chế tạo mô hình. Những hoạt động ngoài giờ học này đã ngốn của Watt không ít thời gian nhưng không hề ảnh hưởng đến việc học tập trên lớp. Sau khi tốt nghiệp trung học, Watt chuẩn bị vào đại học. Đúng lúc này cha cậu bị trục trặc trong công việc, sau đó mẹ mất, Watt đành phải bỏ ý định đi học đại học. Năm 1755, Watt tròn 18 tuổi cậu sang London học thủ công nghệ. Sang London cậu rất vất vả mới tìm được sư phụ Moocgan, nhưng thời gian học tập là 4 năm. Bốn năm? Dài quá! Đối với Watt 4 năm là quá dài. Cậu muốn học nhanh để sớm về giúp cha kiếm sống. Watt nói với thầy: "Con muốn học được nghề trong thời gian một năm". Ông Moocgan hỏi Watt: -"Một năm? Câu có học được không?" -"Được ạ!" - Watt quả quyết Thầy Moocgan rất kinh ngạc, ông dạy bấy lâu năm biết bao nhiêu học trò, chưa có ai có thể học trong thời gian một năm. Moogan nghĩ một lúc rồi nói: -"Thầy đồng ý nhưng con phải nộp 20 bảng tiền học nghề, ngoài ra trong một năm này con không có lương!" Watt chấp nhận: -"Vâng ạ!" Để gom được 20 bảng học phí với Watt lúc đó không phải là việc làm đơn giản, cuối cùng thì cậu cũng bắt tay vào học tập. Vì lúc nhỏ cũng được đào tạo nghề thủ công lại thêm tư chất thông minh nên Watt học thủ công nghệ rất nhanh, đến mức thầy Moocgan cũng không dám tin, ông chưa từng gặp cậu học sinh nào thông minh đến thế. Tháng 7 Watt học nghề, ngày 5 tháng 8 bắt đầu làm một thiết bị đo góc vuông dùng để xác định phương vị, già nửa tháng hoàn thành. Watt học nhanh kỳ lạ, tháng 10 cậu làm thước đẳng, tháng 11 học làm la bàn phương vị,...Ban ngày Watt học nghề ở xưởng, tối về tự làm, đã làm là miệt mài đến khuya. Ngày hôm sau trời mới sáng là cậu lại dậy tiếp tục làm. Cậu luôn là người dậy sớm nhất. Watt tranh thủ mọi thời gian và thời cơ để học tập kông chỉ học thầy mà còn học bạn. Cậu cần cù học tập, tiết kiệm ăn tiêu, nên vốn đã xanh gầy nay càng gầy xanh hơn, nhưng tay nghề cậu vững vàng lên rất nhiều. Tháng 7 năm 1756, Watt đã học được nghề thủ công, bắt đầu tự kiếm sống. James Watt - Ý tưởng & sự nghiệp Chuyện hơi nước đẩy nắp ấm đun nước lên đã để lại ấn tượng rất sâu trong cậu bé Watt, cậu đã suy nghĩ rất nhiều về hiện tượng này. Watt nghĩ: Một chút hơi nước mà có sức mạnh như vậy, nó nhất định sẽ có công dụng rất lớn. Nếu ta biết lợi dụng nó có thể làm được nhiệc lớn. Thí dụ: như ta nâng vật nặng lên cao, kéo vật gì đó chẳng hạn, Watt cảm thấy đây là một cách nghĩ thú vị và rất nhiều nghĩa. Lý tưởng thời tuổi trẻ thôi thúc Watt nhỏ càng nỗ lực học tập. Lúc này ông mới biết trước đó đã có người nghĩ đến việc dùng hơi nước làm động lực... Trước đó không lâu, năm 1705 Niucômanh đã phát minh ra máy hơi nước Niucômanh. Nhưng Watt không cam tâm để lý tưởng của mình bị nguội lanh, ông tiếp tục học tập, miệt mài, nghiên cứu. Watt phát hiện máy hơi nước Niucômanh tuy được dùng rộng rãi nhưng nó có rất nhiều điểm cần được cải tiến.Watt phát hiện máy hơi nước Niucômanh còn hạn chế vì hơi nước chưa được sử dụng triệt để. Làm thế nào để hơi nước do máy hơi nước sinh ra được sử dụng triệt để? Chính vì điều này mà Watt đã mất ăn mất ngù.Vào một buổi sáng nọ, Watt đi bách bộ ngoài sân golf, mặt trời từ từ mọc lên, mặt trời hồng rọi lên mặt ông. Bỗng nhiên một đám mây đen che khuất mặt trời, trong phút chốc bầu trời như tối lại, một trận gió thổi qua, mặt đất như xanh hơn, không gian như rộng hơn, cảm thấy dễ chịu lạ thường.Ông nhìn lên trời cao, nghĩ lại đám mây đen che kín mặt trời vừa rồi, một ý tưởng mới xuất hiện trong đầu ông: "Thiết kế bộ ngưng tụ hơi nước, làm cho hơi nước trực tiếp trở lại trạng thái nước ngay từ ngoài xi lanh, như vậy chẳng phải xi lanh có thể duy trì được nhiệt độ tương đối cao sao?" Để chế tạo được máy hơi nước kiểu mới, Watt và các trợ lý của ông làm miệt mài không quản ngày đêm nhưng kết quả vẫn chưa giành được thành công, hơn nữa còn nợ nần chồng chất, cuộc sống hết sức khó khăn, có lúc thậm chí không còn tiền để ăn nữa. Watt không nản lòng, ông càng nỗ lực hơn, cuối cùng năm 1765 ông đã chế tạo thành công một chiếc máy hơi nước.Loại máy hơi nước này giảm được 3/4 lượng than tiêu thụ so với máy hơi nước Niucômanh mà hiệu suất nâng cao lên rất nhiều. Thành công lần này là sự cổ vũ lớn đối với Watt, ông vẫn muốn trực tiếp cải tiến một bước nữa để giảm lượng tiêu hao than xuống nữa, hiệu suất càng cao hơn. Năm 1782, ông cho ra đời chiếc máy hơi nước mới đúng như ông đã suy nghĩ: Máy tiêu hao than ít, hiệu suất làm việc cao. Thành công phát minh ra loại máy hơi nước này đã làm cho máy hơi nước Niucômanh trở nên quá lạc hậu không còn chỗ đứng chân. Máy hơi nước do Watt phát minh nhanh chóng được sử dụng rộng rãi. Tàu thuyền, tàu hỏa dùng máy móc hơi nước đua nhau ra đời, công nghiệp toàn thế giới nhanh chóng bước vào "thời đại máy hơi nước".
Nền công nghiệp cơ khí xưa và nay Nói đến nền công nghiệp cơ khí, không thể không nhắc tới James Watt, bởi ông là nhân vật tiêu biểu nhất của nền công nghiệp cơ khí nước Anh, nơi khởi nguồn cho sự phát triển ngành cơ khí chế tạo của nhân loại cách đây gần 250 năm. Khi trở về quê hương, Watt được Trường Đại học Glassgow thuộc Scoland dành cho một vài phòng để mở xưởng sửa chữa dụng cụ. Tại đây, cậu được giao sửa chữa đủ các loại thiết bị và dụng cụ. J.Watt nhanh chóng nắm bắt được những nguyên lý vận hành của từng loại thiết bị, dụng cụ mà khách hàng đem đến nhờ sửa chữa. Anh lại được sự động viên khích lệ của giáo sư Jaseph Black là giảng viên lý thuyết của trường Glasgow. Cũng từ đây J.Watt định hướng cho mình là đi sâu về lĩnh vực động cơ. Nhưng vào thời điểm này mới chỉ đơn điệu có một loại động cơ newcomen dùng để hút nước trong các mỏ than của nước Anh. Nền công nghiệp khai thác than làm nguyên liệu của nước Anh thời bấy giờ đang phát triển nhanh. Các máy công cụ ra đời giúp cho con người sản xuất được hàng loạt xilanh, pittông, khung máy, ốc vít, bàn tiện, bàn ren. Nhờ đó, ngành cơ khí lắp ráp được hàng loạt máy móc riêng lẻ, máy móc thay thế dần lao động chân tay. Vào năm 1800, tầu biển chạy bằng hơi nước được chế tạo thành công. Đây cũng là cuộc cách mạng ngành hàng hải. Động cơ hơi nước hay máy hơi nước là một loại động cơ nhiệt đốt ngoài sử dụng nhiệt năng của hơi nước, chuyển năng lượng này thành công năng. Các động cơ hơi nước đầu tiên được sử dụng như là bộ phận chuyển động sơ cấp của bơm, đầu máy tàu hỏa, tàu thủy hơi nước, máy cày, xe tải và các loại xe cơ giới chạy trên đường bộ khác và là nền tảng cơ bản nhất cho Cách mạng công nghiệp. Các tuốc bin hơi nước, về mặt kỹ thuật cũng là một loại động cơ hơi nước, ngày nay đang được sử dụng rộng rãi cho máy phát điện nhưng các loại cũ hơn hầu như được thay thế bằng động cơ đốt trong và động cơ điện. Một động cơ hơi nước cần một nồi hơi súp de để đun nước sôi tạo hơi. Việc giãn nở của hơi tạo một lực đẩy lên piston hay các cánh tuốc bin và chuyển động thẳng được chuyển thành chuyển động quay để quay bánh xe hay truyền động cho các bộ phận cơ khí khác. Một trong những lợi thế của động cơ hơi nước là nó có thể sử dụng bất cứ nguồn nhiệt nào để đun nồi hơi nhưng các loại nguồn nhiệt thông dụng nhất là đun củi, than đá hay dầu hay sử dụng hơi nhiệt năng thu được từ lò phản ứng hạt nhân. | ||||
|
N |
---|
R |
---|
![]() | Robert Hooke | |||
---|---|---|---|---|
I) ĐÔI ĐIỀU VỀ NHÀ KHOA HỌC ROBERT HOOKE:Robert Hooke, FRS (Fellow of Royal Society - thành viên của hiệp hội hoàng gia), sinh ngày 18 tháng 7 năm 1635, mất ngày 3 tháng 3 năm 1703, là một nhà học giả người Anh có vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học, trong cả sự nghiệp nghiên cứu lẫn lý thuyết. Cha ông là John Hooke, là cha phó trong nhà thờ All Saints ở Freshwater.
2) Sự nghiệp:
| ||||
|
Đ |
---|
![]() | Điện và từ - Quan điểm trước thế kỷ 17 | |||
---|---|---|---|---|
Phần lớn các hiện tượng trong tự nhiên đều có liên hệ với sự biểu hiện của một tính chất đặc biệt của các vật vĩ mô do các hạt đó tạo thành – đó là sự có mặt của điện tích ở trong chúng. Các hiện tượng đó gọi là hiện tượng điện và hiện tượng từ. Nghành khoa học điện từ có thể nói là nghành cơ bản hoàn chỉnh cuối cùng của Vật lý học cổ điển. Nhưng những hiểu biết của con người về điện và từ có thể nói là rất sớm. Người Hylạp cổ đã làm quen với những hiện tượng điện rất sớm, khoảng 4500 năm về trước, tức là khoảng thiên niên kỷ thứ III trước Công Nguyên. Những hình ảnh của cá nheo điện (loài các sống ở thượng nguồn sông Nil) trên tượng đất ở Xoka đã chứng minh điều này. Họ cũng biết được rằng hổ phách khi cọ xát có khả năng thu được điện tích và hút được các vật nhẹ. Đócó thể là phát hiện của Phalet Mile. Các thầy thuốc khoảng năm 600 trước Công Nguyên chính là những người sử dụng “điện” trong thực tế sớm hơn cả. Thầy thuốc nổi tiếng của Roma Ch’Galie đã dùng điện của một con Rái cá biển để chữa bệnh cho con người. Ở Địa Trung Hải, người Roma biết về một loại cá đuối tương đối lớn có cách kiếm ăn rất kỳ lạ: Không đuổi theo con mồi, cũng không nhảy ra từ chổ nấp mà chúng chỉ nằm yên một chỗ chờ con mồi đi ngang qua, lập tức con mồi run rẫy lên và chết trong nháy mắt. Người Roma cho rằng những con cá này đã tiết ra “một chất độc” nào đó vào con mồi làm cho nó chết ngay. Họ xem “chất độc” này là một liều thuốc hữu hiệu để chữa bệnh nên tìm cách bắt và đem loài cá này về nuôi. Đó chính là những hiểu biết đầu tiên của con người về điện. Cùng lúc đó con người cũng đã biết về từ. Thế kỷ III trước Công Nguyên, người Trung Quốc đã biết tính chất hút đẩy của nam châm và đã sử dụng nam châm như một la bàn. Mặc dù rằng chiếc la bàn đầu tiên có cấu tạo rất đơn sơ, nhưng nó đã có ích lợi cho con người trong việc xác định phương hướng. Sự tiến bộ của người Trung Quốc không chỉ vì họ phát hiện được đặc tính cơ bản của nam châm mà ở chỗ họ đã biết sử dụng nó, biết vận dụng nó vào đời sống dù rằng họ chưa thể biết được tại sao lại như vậy. Khi phát hiện ra được những hiện tượng điện và từ, vấn đề đặt ra cho con người là : Chúng xảy ra như thế nào, bản chất ra sao và chúng có liên hệ gì với nhau hay không? Đó qủa thật là một vấn đề hết sức phức tạp, một câu hỏi hóc búa sẽ làm đau đầu các nhá bác học của biết bao thế hệ! Ngay cả các nhà bác học thời cổ đại cũng đã bắt tay vào nghiên cứu. Điển hình là Thalet (624 – 547 TCN), nhà toán học cổ Hylạp và nhiều nhà bác học của các thời kỳ liền sau đó. Mãi cho đến thế kỷ XIII, đã có một số nghiên cứu lý thuyết về điện và từ. Đó là công trình “bàn về nam châm” của Pierre Pelerine De Maricourt đã đặt cơ sở cho Từ học và phương pháp thực nghiệm. Ông công bố tác phẩm này vào năm 1269, đánh dấu sự nghiên cứu lý thuyết đầu tiên về hiện tượng từ mặc dù nó đã được mô tả trước đó bởi một người Anh là Alexander Neckam, (1157 – 1217). Lúc bấy giờ, khi tham gia quân đội của Charles xứ Angle, P.De Maricourt đã giải thích cách xác định các cực của nam châm, cách gây ra từ tính ở một miếng sắt bằng cách cọ xát nó với một nam châm và mô tả sự đẩy giữa các cực giống nhau, cũng như thí nghiệm về “nam châm bẽ đôi”. Các quan điểm của ông vẫn còn mang dấu ấn của học thuyết Aristote : hiện tượng cảm ứng từ ở sắt được ông giải thích là do nam châm đã “thực tế hóa” hiện tượng từ tồn tại ở sắt dưới dạng “tiềm năng”. Trong khi nghiên cứuđịnh hướng của kim địa bàn, ông cho rằng : Sự định hướng đó là do sự tích tụ của các quặng sắt có từ tính ở cực Bắc. Ông cũng mô tả chính xác các địa bàn có trục thẳng đứng hoặc kim nam châm nổi đặt ở tâm một bảng chia độ có 360 độ chia. Như vậy, P.D.Maricourt đã đưa ra được cách giải thích về sự lệch của các kim nam châm và phần nào nói đến địa từ. Tuy nhiên hiện nay có nhiều cách giải thích khác nhau về địa từ nhưng cách giải thích của ông đã rất tiến bộ trong thời kỳ này. Nhưng thật đáng tiếc, Maricourt sống một cách cô lập và tác phẩm của ông không hề được sử dụng xứng đáng với giá trị của nó. Điều đó chúng ta cũng dễ hiểu bởi vì ông sống vào thời điểm khắc nghiệt nhất của giai đoạn gọi là “ Đêm trường trung thế kỷ”. Cũng ở thế kỷ này, chiếc la bàn hoàn chỉnh đã ra đời và nó được sử dụng rộng rãi vào nghành hàng hải ở phương Đông và Địa Trung Hải. -Trang Sỹ Dũ | ||||
|
![]() | Điện và từ - Quan điểm từ thế kỷ 17 | |||
---|---|---|---|---|
Như vậy, hiện tượng điện từ đã được con người biết đến từ rất lâu đời và họ cũng đã đặt vấn đề nghiên cứu nó. Nhưng gần hơn 4000 năm liên tục, nó không phát triển được gì ngoài những nghiên cứu độc lập của Thalet, D.Maricourt. Trong suốt khoảng thời gian ấy, con người cũng chỉ biết được một điểm chung duy nhất của điện và từ đó là “ điều bí ẩn” của tự nhiên, không thể giải thích nổi. Chúng ta cũng nhớ lại rằng, thời kỳ từ thế kỷ thứ III trước Công Nguyên đến tận thế kỷ XV là thời kỳ thống trị của Thiên Chúa giáo dựa trên những giáo điều hạn chế và tư tưởng của “vị thần” Aristote. Con người chỉ tin vào nhưng điều mà Aristote nói, họ xem đó là chân lý của tự nhiên. Chính vì thế, cũng như các ngành khoa học khác, Điện từ học không tiến triển được gì hơn. Quan niệm của con người về điện và từ ở thế kỷ XV – XVI không khác gì lắm so với con người thời cổ đại. Mãi đến thế kỷ XVII, điện và từ mới có sự biến đổi trong quan niệm con người. Thời kỳ này, Thiên Chúa giáo đã nhìn thấy được những sai lầm trong giáo điều của mình, họ đã có thiện cảm với những điều chỉnh hợp lý hơn và bắt đầu có thiện cảm với những phát minh khoa học, điều đó là một liều thuốc kích thích mạnh mẽ nhất cho các nhà bác học bước vào lĩnh vực nghiên cứu.
Năm 1600 William Gilbert (1540-1603) người Anh đặt cơ sở ban đầu cho Điện từ học. Lần đầu tiên ông tập hợp tất cả các kết qủa nghiên cứu được về điện và từ trước đó, cùng với những nghiên cứu của mình, Gilbert cho ra đời tác phẩm “Nói về nam châm, các vật thể có từ tính và khối nam châm khổng lồ của trái đất”.
Điều này đã được P.D.Maricourt nói đến trong tác phẩm “Bàn về nam châm”, nhưng có điều khác biệt Gilbert đã không dựa trên nền tảng là học thuyết của Aristote. Trong tác phẩm của mình, Gilbert cho rằng cực Bắc của trái đất gần đúng là từ cực âm và cực Nam gần đúng là từ cực dương. Chúng ta cũng nên hiểu rằng, âm – dương chỉ là sự quy ước, nhưng một khi quy ước đó được xác định thì chúng cho phép chúng ta xác định tên các cực trong bất kỳ trường hợp nào khác. Một kim nam châm đặt trên một trục thẳng đứng cũng tuân theo một quy luật. Tức là chiếc kim đó hướng cực dương của nó về phía cực Bắc, nghĩa là cực âm của trái đất. Còn cực âm thì hường về phía cực Nam của trái đất. Chính điều đó đã tạo cho chiếc la bàn một điều kỳ diệu trong việc xác định phương hướng của con người. Gilbert cũng tự chế tạo một nam châm hình cầu mà ông gọi là “Terralla” (trái đất nhỏ) bằng cách đẻo một qủa cầu bằng quặng từ tính. Và ông đã nghiên cứu tương tác của một kim nam châm nhỏ với “Terralla” đó. Nhưng ông đã lầm lẫn khi coi các cực của “terralla” cũng là các địa cực. Chính điều này khiến Gilbert gặp bế tắc khi có người hỏi “Kim nam châm chỉ như thế nào khi ta cho địa bàn đến một trong hai cực của trái đất?” và Gilbert đã trả lời không chính xác. Ngày nay, ta biết rằng địa cực nằm lệch với cực của trái đất, chứ không trùng như Gilbert đã trình bày. Và nếu như kim nam châm được đặt tại cực Bắc thì cả hai đầu kim nam châm đều chỉ về hướng Nam. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi vì nếu ta đang ở cực Băc, nếu đi dọc theo kinh tuyến thì bất kỳ kinh tuyến nào cũng dẫn ta về cực Nam. Và khi đưa kim nam châm về cực Nam thì chắc chắn, cả hai cực của kim nam châm đều chỉ về hướng Bắc. Một điểm đáng lưu ý là Gilbert thấy được rằng không thể tách rời hai cực của một nam châm khi bẻ gãy chúng mặc dù bản chất của hiện tượng còn chưa rõ. Đặc biệt là Gilbert chứng minh được điều này bằng thực nghiệm, ông tiến hành thí nghiệm như sau:
Không chỉ thế, Gilbert chứng minh được rằng không những hổ phách mà còn nhiều chất khác nữa cũng hút các vật nhỏ khi bị cọ xát như : kim cương, xi gắn diêm sinh, phèn chua…Vàông gọi chúng là những “vật điện”, còn những vật không có tính chất đó thì ông gọi là “ vật không điện”. Gilbert còn nhận thấy, các lõi sắt sẽ tăng cường được tác dụng từ và nhận xét được cảm ứng điện từ, điều đó ở thế kỷ XIX được Faraday chứng minh bằng thực nghiệm. Có thể nói Gilbert là người đầu tiên nghiên cứu các hiện tượng điện và từ một cách có hệ thống và tương đối kỹ lưỡng .Ông đã dùng thực nghiệm để chứng minh những điều mình đưa ra. Chính những điều đó đã đưa tác phẩm của Gilbert trở thành một mốc quan trọng của lịch sử phát triển Điện từ trường. Nhưng khi so sánh các hiện tượng điện và từ ông đã đi đến một kết luận: ”chúng hết sức khác nhau và không có liên quan gì đếnnhau cả”. Quan niệm này đã đứng vững trong khoa học suốt 200 năm, cho đến khi Oersted phát minh ra sự tương tác của dòng diện lên kim nam châm. | ||||
|