riêng biệt | A | Ă | Â | B | C | D | Đ | E | Ê | F | G | H | I | J | K
L | M | N | O | Ô | Ơ | P | Q | R | S | T | U | Ư | V
W | X | Y | Z |
F |
---|
![]() | Faraday | |||
---|---|---|---|---|
Tiểu sửMichael Faraday chào đời vào ngày 22 tháng 9 năm 1791 trong làng Newington, Surrey, ngày nay thuộc phía nam của thành phố London. Cha của Faraday là một người thợ rèn, đã di chuyển tới miền bắc của nước Anh vào đầu năm 1791 để kiếm sống còn bà mẹ là một người miền quê kiên nhẫn và khôn ngoan, đã giúp đỡ và an ủi các con trong các hoàn cảnh khó khăn. Faraday là một trong bốn người con, thuộc gia đình nghèo khó, không đủ ăn bởi vì người cha thường xuyên đau bệnh, không làm việc liên tục. Về sau này, Faraday đã có lần nhớ lại rằng vào thuở thiếu thời, có khi phải ăn một ổ bánh mì dần dần trong một tuần lễ. Michael Faraday chỉ được học hành sơ sài, gồm có tập đọc và tập viết tại lớp học của nhà thờ vào ngày chủ nhật. Từ khi còn nhỏ, Michael đi giao báo cho một hiệu sách rồi vào tuổi 14, học nghề đóng sách. Thật là may mắn cho Michael bởi vì nhờ nghề nghiệp này mà cậu được làm quen với các sách vở. Không giống các người thợ trẻ khác, Michael Faraday đã lợi dụng cơ hội này để đọc thêm các cuốn sách mà khách hàng mang tới đóng.Chẳn hạn như “Những mẩu chuyện về hóa học” (Conversations in Chemistry) của Jane Marcet Các bài viết về điện học in trong ấn bản thứ ba của bộ từ điển Bách Khoa Britannica đã đặc biệt hấp dẫn cậu Michael. Cậu đã dùng các chai lọ cũ để thực hành các thí nghiệm đơn giản về pin điện và về hóa học điện giải. Michael Faraday lại gặp một điều may mắn thứ hai. Ông chủ tiệm đóng sách đã khuyến khích cậu đi dự các buổi thuyết trình về khoa học. Tại giảng đường, cậu thanh niên hiếu học này đã ghi chép từng chi tiết rồi về nhà viết thành bài học và còn thêm vào đó các giản đồ để làm sáng tỏ vấn đề. Faraday cưới vợlà bà Sarah Barnard (1800-1879) vào ngày 2 tháng 6, 1821 . Cũng từ năm 1821, Michael Faraday bắt đầu một loạt các công trình nghiên cứu về điện học và từ học Nhờ đầu óc sáng tạo và tài thí nghiệm khéo léo Faraday tạo ra được một bộ máy chuyển điện năng thành cơ năng, đây là thứ động cơ điện đầu tiên. Sau khi ông Davy qua đời vào năm 1829, Faraday tiếp tục các công cuộc nghiên cứu danh tiếng của Davy rồi từ năm 1831, ông được chỉ định làm Giáo Sư Hóa Học. Mùa hè năm 1867, Faraday ốm nặng, ông bị điếc và mất trí nhớ, nhưng nhìn ông, người ta vẫn cảm thấy ông đang suy tưởng như cả đời ông chưa bao giờ ngừng suy tưởng. Trong những dòng nhật kí cuối cùng của ông, có những lời sau: “…Tôi thật sự thấy luyến tiếc những năm sống đầy hạnh phúc, trong niềm say mê làm việc và trong ước mơ tìm đến những phát minh. Thật đáng buồn khi tôi biết mình sắp từ giã cõi đời, và sẽ không bao giờ được trở lại những ngày sôi nổi… Đối với các bạn trẻ, tôi chỉ có một lời khuyên để lại, rút ra từ kinh nghiệm cuộc sống: hãy làm việc và suy nghĩ đi ngay cả khi chưa nhìn thấy một tia sáng nhỏ bé, vì dù sao, như vậy vẫn còn hơn là ngồi không!…’’ Hoạt động khoa họcFaraday là một nhà bác học nổi tiếng về thực nghiệm, cả đời ông đã từng làm hơn 1000 thí nghiệm. Ông làm việc say mê với cường độ cực cao: 18 tiếng mỗi ngày trong phòng thí nghiệm. Ông cũng nhiều đêm thức trắng đêm không ngủ vì trước thời gian đó 1 tháng, ông nhận được 1 tin tức quan trọng về một phát hiện của nhà bác học Đan Mạch Han Ơcstet: khi cho 1 nam châm qua 1 dây dẫn đặt song song với 1 kim nam châm thì kim nam châm lập tức quay lệch đi. Nhiều nhà Vật lý học lúc đó đã nghĩ rằng từ lực của dòng điện hướng vuông góc với mật phẳng chứa dòng điện và kim nam châm. Faraday muốn chứng minh ý nghĩ đó là đúng. Cách đó ít lâu, tình cờ ông được nghe thấy tiến sĩ Vônlaxtơn, thư kí của hội hoàng gia, nói với giáo sư Davy rằng thí nghiệm của ông ta cho 1 sợi dây dẫn điện quay quanh 1 nam châm vẫn bị thất bại. Và Faraday đã nảy ra 1 ý nghĩ rằng: nếu thực hiện được 1 thí nghiệm như thế thì sẽ chứng minh hoàn toàn được điều nói trên. Đã hơn 1 tháng miệt mài trong phòng thí nghiệm, Faraday đã cố gắng tìm ra cách bố trí thì nghiệm, cuối cùng ông lần ra được đầu mối: Ông lấy 2 cốc đựng thủy ngân, mỗi cốc có đặt 1 thanh nam châm đặt thẳnh đứng. Ở 1 cốc, thanh nam châm dược gắn chặt vào đáy, cốc kia, thanh nam châm di chuyển được trên 1 điểm ở đáy cốc. Một sợi dây đồng được thả từ trên xuống, cắm xuyên qua 1 nút chai nổi trên thủy ngân, đầu dưới nhúng vào thủy ngân. Đầu trên của sợi dây nối vào 1 cực của pin Volta, thủy ngân trong bình nối với cực kia . Ở chiếc cốc có thanh nam châm gắn chặt thì sợi dây đồng có thể di động, còn ở chiêc cốc có thanh nam châm di động thì sợi dây lại được gắn chặt. Khi Faraday cho dòng điện đi qua dụng cụ thí nghiệm thì ông thấy: ở 1 cốc thanh nam châm từ từ quay tròn xung quanh sợi dây đồng cố định, còn ở cốc kia sợi dây đồng lại quay quanh thanh nam châm cố định. Khi ông đổi chiều dòng điện, thanh nam châm và sợi dây quay theo chiều ngược lại. Tuy nhiên ông vẫn chưa công bố kết quả xuất sắc của mình, ông vẫn muốn giải quyết vấn đề một cách triệt để hơn: làm thế nào để tạo ra dòng điện cảm ứng lâu dài một cách tiện lợi, chứ ko phải chỉ thu được dòng điện theo kiểu đưa thanh nam châm vào trong lòng ống dây rồi lại kéo nó ra ngoài ống dây một cách quá “thủ công” ? Faraday lưu ý đến cái đĩa bằng đồng của Aragô, khi quay đĩa chung quanh trục đứng thẳng thì 1 kim nam châm đặt nằm song song với mặt điã cũng quay theo . Ông hiểu rằng khi đĩa đồng quay gần 1 nam châm thì trong đĩa đã xuất hiện dòng điện cảm ứng. Đĩa trở thành 1 nam châm và hút kim nam châm phải quay theo nó. Vậy bây giờ muốn thu được dòng điện lâu dài thì chỉ việc cho đĩa đồng quay ngang qua 1 nam châm đủ mạnh. Và ngày 28/10/1831, Faraday đã đi tới thí nghiêm xuất sắc nhất về cách tạo ra dòng điện cảm ứng: khi cho 1 đĩa đồng quay ngang qua 1 nam châm vĩnh cửu hình móng ngựa, ông đã thu được dòng điện ổn định và lâu dài hơn hẳn dòng điện cho bởi pin Volta. Và đến giờ phút này ông mới quyết định công bố phát hiện của mình. Bản báo cáo của Faraday đọc trước hội Hoàng gia London ngày 24/11/1831 vầ hàng loạt thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ của ông đã làm chân động dư luận giới khoa học ở tất cả các nước. Mọi người đều nhất trí đánh giá rằng phát kiến vĩ đại của Faraday đã mở ra 1 kỉ nguyên mới trong lịch sử điện từ học và lịch sử ngành kĩ thuật. Trong khi Faraday đang suy nghĩ làm sao để cải tiến chiếc đĩa đồng để tạo ra dòng điện đủ mạnh thi vợ ông mang món bánh gatô mà ông thích lên phòng làm việc. Trong đầu ông lúc này vẫn suy nghĩ về chiếc máy phát điện: Về nguyên tắc thì đã rõ: hoặc chuyển dịch thanh nam châm trong cuộn dây đồng, hoặc chuyển dịch cuộn dây đồng đối với nam châm đều tạo ra được dòng điện. Nhưng không thể tạo ra 1 cuộn dây đồng dài vô tận để cho dòng điện phát sinh 1 cách liên tục và mạnh được Việc phát minh ra máy phát điện đã mở ra cho loài người những triển vọng lớn trong lĩnh vực sử dụng năng lượng điện. Từ đây, điện không còn là điều bí ẩn của thiên nhiên (sét), không còn là những trò ma thuật không thể giải thích nổi mà đã nằm trong sự kiểm soát của con người. Hơn cả 1 chiếc máy phát điện, như chúng ta đã biết, máy phát điện của Faraday cũng là 1 động cơ điện, nghĩa là khi cho 1 dòng điện ngoài chạy vào máy, sẽ tạo ra 1 chuyển động quay (điện năng thành cơ năng)
CÂU CHUY ỆN XUNG QUANH CUỘC ĐỜI CỦA FARADAY
Gian phòng thí nghiệm nhỏ Cuộc sống của chúng ta gắn liền với điện, đèn điện, ti vi, điện thoại,... đều cần dùng tới điện. Điện đem lại cho con người ánh sáng, đem lại mọi tiện lợi. Ai là người đầu tiên làm ra máy phát điện? Đó chính là nhà khoa học lớn người Anh - Michael Faraday. Sự bình thường vĩ đại
Cống hiến to lớn trong điện tử học của Faraday đã làm cho cả thế giới phải kính nể, ông được phong tặng 97 phẩm hàm, rất nhiều huy chương vàng và bằng chứng nhận các loại. Chú thợ đóng sách nghèo ham học
.Ngay từ lúc còn nhỏ cậu bé Faraday đã tỏ ra thông minh và ham học. Một hôm thầy giáo rất ngạc nhiên thấy cậu học sinh Faraday đến lớp muộn, không mang theo cặp sách, vẻ mặt rầu rầu. Ông vội hỏi:”Có chuyện gì vậy, Faraday?”. Faraday nghẹn ngào nói không rõ tiếng:”Thưa thầy, con đến xin phép thầy thôi học để ở nhà trông em vì dạo này bố con không có việc, mẹ con phải đi giặt thuê kiếm tiền nuôi gia đình.” Người thầy xúc động bước lại gần cậu học trò nghèo đã nhiều lần bỏ học và bây giờ thì chắc sẽ phải thôi học hẳn. Ông đặt tay lên đôi vai gầy gò của Faraday và nói ”Hãy dũng cảm lên Faraday. Phải bỏ học nửa chừng như em là một điều đáng tiếc, nhưng em phải giữ vững lòng tin vào cuộc sống và luôn ghi nhớ những tấm gương hiếu học của người xưa. Cái khó là mài dũa ý chí cho bền…” Faraday quyết tâm thực hiện lời khuyên chân tình của người thầy. Một thời gian sau, đời sống của gia đình càng khó khăn, bố Faraday đã dẫn cậu đến xin việc tại “Hiệu bán sách và đóng sách Ritô” ở London. Chủ cửa hàng cho cậu bé ở hẳn trong xưởng với điều kiện phải giúp ông ta mọi việc vặt trong nhà. Còn chú bé thì chỉ có một nguyện vọng duy nhất là buổi tối xong xuôi công việc, được phép đọc sách. Từ đó, cứ tối đến, một mình trong cái góc kín đáo của xưởng thợ dùng làm nơi ở, Faraday bắt đầu đọc sách. Nhưng trái với những cuốn sách thường đọc ở nhà như truyện thần thoại, mà theo lời khuyên của Ritô, cậu bé đọc các cuốn sách về khoa học. Cậu bé bắt đầu đọc cuốn “Những mẩu chuyện về hoá học của Mácxê. Vừa đọc đến trang đầu tiên, cậu bé đã ngạc nhiên “Thì ra không khí mà mọ người đang hít thở là một hỗn hợp gồm nhiều thứ khác nhau”. Và Faraday nhỏm dậy, cầm cây nến đi soi tìm một chậu nước và một cái cốc. Cậu thấy nghi hoặc những điều tác giả cuốn sách đã nói, vì vậy cậu quyết tâm đi làm lại một thí nghiệm đơn giản có hướng dẫn trong sách.Cậu gắn một mẩu nến lên cái nút bấc thả nổi trên mặt chậu nước rôi đánh diêm đốt cháy nến, úp cốc đậy kín cả nến và cái bấc. Ngọn lửa lụi dần rồi tắt! Cậu loay hoay đo mực nước trong cái cốc sau khi nến tắt và thấy rằng đúng là phần khí còn lại trong cốc chiếm khoảng bốn phần năm thể tích. Cậu bé vui sướng và reo lên khe khẽ. Thế là cậu lại vui sướng mở quyển sách và chăm chú đọc tiếp những trang hấp dẫn. Dưới ánh nến đỏ quạch đôi khi bị gió thổi tạt đi, cậu bé say sưa tìm lời giải đáp cho những thắc mắc của mình. Nếu ông Ritô không thức giấc nửa đêm và thúc đi ngủ thì cậu bé đã đọc sách đến sáng. Faraday tắt nến đi ngủ, trong lòng vẫn náo nức lạ thường: “Kỳ này phải cố để dành tiền mua ống thí nghiệm và một ít axit” Từ đó, cứ tối đến cậu lại miệt mài đọc những cuốn sách khoa học và làm lại thí nghiệm nêu ra trong sách.
Trò ảo thuật
Có một lần, ngày chủ nhật về nhà chơi, Faraday gọi em gái và các bạn của em đến làm “ảo thuật” cho xem. Cậu lấy giấy cắt một số hình người ngộ nghĩnh đặt vào trong một cái hộp to, nắp đậy là một tấm thuỷ tinh trong suốt. “Anh đố các em dựng được những người bằng giấy này đứng lên nhảy múa đấy!”. Cả bọn trẻ ồ lên kinh ngạc và lắc đầu. Faraday cười, lấy một miếng dạ xát mạnh mấy cái lên bề mặt thuỷ tinh đậy nắp hộp. Những người bằng giấy lập tức đứng phắt dậy, bám vào mặt thuỷ tinh rồi lại rơi xuống và cứ tiếp tục như vậy cứ như nhảy múa thực sự. Mẹ cậu sợ hãi hỏi: “Ma quỷ hay sao vậy con?” Cậu lại cười: “Điện đấy mẹ ạ. Các nhà khoa học đã tìm ra: Khi họ xát dạ vào mặt thuỷ tinh hoặc nhựa thì sinh ra điện. Điện hút được các vật nhẹ cho nên nó làm cho các hình người bằng giấy nhẩy múa.” Đó là Faraday đã tự tay làm lại các thí nghiệm đã trình bày trong cuốn “Đại bách khoa toàn thư Anh” mà cậu đọc được. Được sự động viên của gia đình, ông Ritô và bạn bè, Faraday đã tranh thủ dự các lớp của “Hội triết học” tổ chức do ông giáo Tatum giảng. Anh thợ trẻ Faraday chăm chú nghe và ghi chép rất cẩn thận, sau đó đóng xén cẩn thận quyển vở ghi của mình. Anh hối hả trau dồi kiến thức để bù lại khoảng thời gian đã mất không được cắp sách đến trường của mình. Nhiều đêm Faraday thiếp đi trên bàn học, có lân anh ngủ gật trong giờ làm việc, các thợ bạn đã giúp anh đóng đủ số sách được giao. Ai cũng biết anh thiếu ngủ vì đêm nào cũng đọc sách tới khuya. Lòng ham đọc sách của anh được giáo sư hoá học Humphry Davy, hội viên hội khoa học Hoàng gia Anh chú ý. Dù chỉ được số lương ít ỏi, Faraday hăng hái làm thư kí ghi chép cho nhà bác học Davy. Faraday không những ghi chép rất chính xác các ý tưởng khoa học của Davy mà còn tham gia đóng góp ý kiến và việc phân tích các số liệu thực nghiệm, nhận xét các kết luận khái quát của nhà bác học. Vị giáo sư ngày càng mến và tin Faraday. Ông đã hết sức vận động cho Faraday được nhận vào làm việc chính thức ở Hội khoa học Hoàng gia Anh. Cuối cùng, ngày 1-3-1813 anh thợ trẻ Faraday đã chính thức nhận làm làm phụ tá ở phòng thí nghiệm của Giáo sư Davy. Cuộc đời Faraday đã bước hẳn sang một trang mới. Người phụ tá thí nghiệm
Giáo sự Davy được viện hàn lâm khoa học Pháp mời sang thăm Châu Âu. Ông đề nghị Faraday di cùng với gia đình ông với tư cách là thư ký và phụ tá kiêm quản lý. Với lòng ham hiểu biết, Faraday vui vẻ nhận lời. Thế là anh phụ tá trẻ tuổi Faraday được may mắn tham gia vào các cuộc hội thảo khoa học nổi tiếng giữa giáo sư Davy với các nhà khoa học nổi tiếng như viện sĩ Ampere, giáo sư hoá học Cleman,…Anh giúp giáo sư Davy làm các thí nghiệm mới và sau đó viết báo cáo mô tả ngắn gọn và đầy đủ các thí nghiệm đã làm. Thói quen ghi chép tự học theo sách báo đã giúp anh rèn luyện khả năng viết báo cáo khoa học cô đọng, súc tích, chặt chẽ, khiến cho Davy hài lòng, khen ngợi, mặc dù bà vợ của ông vẫn coi Faraday như một kẻ làm công thấp hèn. Ít lâu sau, một sự kiến đến với Faraday làm anh rất vui: anh được mời đến giảng ở lớp buổi tối của Hội triết học thay cho người thầy cũ-giáo sư Tatum đã già yếu. Một niềm vui quá lớn với Faraday, cách đây mấy năm anh còn ước ao đi dự những lớp học buổi tối. Thế mà giờ đây chính anh, một người thợ chưa học hết lớp hai tiểu học, lại lên giảng bài đầu tiên cho những thanh niên nghèo ham học khác. Anh đã dành hơn một tháng vào việc chuẩn bị bài giảng. Bài giảng đầu tiên của anh đạt kết quả rất tốt: anh vừa giảng, vừa thực hiện thí nghiệm. Cách nói gẫy gọn, mạch lạc và vốn hiểu biết sâu rộng của Faraday về nhiều vấn đề đã chinh phục lòng tin của mọi người. Sau đó công việc ở phòng thí nghiệm lại thu hút anh hết cả thời gian. Không quản ngày đêm, anh giúp giáo sư Faraday thực hiện các đơn đặt hàng nghiên cứu, trong đó có đơn đặt hàng của Liên hiệp công ty than Anh quốc đặt hàng nghiên cứu về chiếc đèn mỏ an toàn. Thời ấy khí than là tai họa khủng khiếp của thợ mỏ. Những vụ nổ khí than làm sập hầm và vùi chết hàng trăm người. Faraday hết sức sốt sắng tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo sư Davy có thể hoàn thành công trình nghiên cứu nhanh chóng nhất. Có khi nửa đêm anh cũng sẵn sàng vùng dậy nếu như giáo sư Davy gọi anh chuẩn bị đồ thí nghiệm để kiểm tra một ý nghĩ nào đó mới nảy ra trong đầu ông. Và kết quả của những ngày làm việc căng thẳng là giáo sư đã rút ra được kết luận về nguyên tắc cấu tạo của chiếc đèn mỏ an toàn. Chiếc đèn khá tốt. Faraday đã giúp giáo sư làm thí nghiệm nhiều lần trong buồng chứa khí than. Song anh nghĩ rằng cần kiểm tra kĩ lưỡng hơn nữa và cải tiến cho tốt hơn để bảo đảm an toàn tính mạng cho công nhân. Tiếc thay giáo sư Davy quá tin ở tài năng của mình, khăng khăng giữ ý kiến là chiếc đèn đã đủ điều kiện an toàn để sản xuất hàng loạt và trang bị cho thợ mỏ. Vì tính mạng của những người thợ mỏ, Faraday đã không ngại mất lòng vị giáo sư đáng kính, anh đã kháng nghị lên Hội đồng khoa học Hoàng gia. Ý kiến của người phụ tá trẻ tuổi được chấp nhận. Sau hàng trăm lần thí nghiệm người ta đã tìm ra chỗ chưa tốt của chiếc đèn và hoàn chỉnh nó. Giáo sư Davy ban đầu tự ái, sau ông rất vui mừng về năng lực của người phụ tá của mình và quyết định giao hoàn toàn cho anh công việc phân tích những mẫu đá vôi mà có người đã nhờ giáo sư làm giúp. Và khi anh tỏ ra ngần ngại thì giáo sư cười và nói: “Không cần phải quá khiêm tốn, anh đã có đủ điều kiện làm việc độc lập rồi. Có thể tôi sẽ gửi bản báo cáo của anh cho đăng trên tờ tạp chí khoa học Hoàng gia”. Ứng dụngNgày nay động cơ điện được dùng trong hấu hết mọi lĩnh vực, từ các động cơ nhỏ dùng trong lò vi sóng để chuyển động đĩa quay, hay trong các máy đọc đĩa (máy chơi CD hay DVD), đến các đồ nghề như máy khoan, hay các máy gia dụng như máy giặt, sự hoạt động của thang máy hay các hệ thống thông gió cũng dựa vào động cơ điện. Ở nhiều nước động cơ điện được dùng trong các phương tiện vận chuyển, đặt biệt trong các đầu máy, stato va roto của một động cơ điện 3 pha Trong công nghệ máy tính: Động cơ điện được sử dụng trong các ổ cứng, ổ quang (chúng là các động cơ bước rất nhỏ) Nguyên tắc họat động Phần chính của động cơ điện gồm phần đứng yên (stato) và phần chuyển động (roto) được quấn nhiều vòng dây dẫn hay có nam châm vĩnh cửu. Khi cuộn dây trên rotor và stator được nối với nguồn điện, xung quanh nó tồn tại các từ trường, sự tương tác từ trường của rotor và stator tạo ra chuyển động quay của rotor quanh trục hay 1 mômen. Phần lớn các động cơ điện họat động theo nguyên lýđiện từ, nhưng loại động cơ dựa trên nguyên lý khác như lực tĩnh điện và hiệu ứng điện ápcũng được sử dụng. Nguyên lý cơ bản mà các động cơ điện từ dựa vào là có một lực cơ họctrên một cuộn dây có dòng điện chạy qua nằm trong một từ trường. Lực này theo mô tả của định luật Lorentz và vuông góc với cuộn dây và cả với từ trường. Phần lớn động cơ từ đều xoay nhưng cũng có động cơ tuyến tính. Trong động cơ xoay, phần chuyển động được gọi là roto , và phần đứng yên gọi là stato | ||||
|
G |
---|
![]() | Georg Simon Ohm | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
TÓM TẮT V = I R
Hằng số R lúc đó đúng bằng điện trở của vật dẫn, theo định nghĩa của điện trở. Nói cách khác, thiết bị Ohm có điện trở không phụ thuộc hiệu điện thế. Đa số các kim loại và nhiều vật liệu dẫn điện khác tuân thủ định luật Ohm một cách gần đúng.
Chú ý: Theo định nghĩa điện trở R luôn bằng V / I. Nhưng với các thiết bị không có tính chất Ohm, R thay đổi theo V và không phải là hằng số. Để kiểm tra một thiết bị có tính chất Ohm hay không, vẽ đồ thị liên hệ V và I. Thí nghiệm trên một mẩu kim loại cho thấy hiệu điện thế tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện một cách gần đúng.
Dạng vi phân Ở dạng vi phân, định luật Ohm liên hệ giữa cường độ điện trường, E, với mật độ dòng điện, j, và điện trở suất, ρ: E = j ρ Dòng xoay chiềuVới dòng điện xoay chiều, một thiết bị Ohm sẽ tuân theo định luật Ohm như sau: V = I Z với Z là trở kháng tại tần số của hiệu điện thế, không phụ thuộc vào độ lớn của hiệu điện thế.
1. Nếu trạng thái của vật dẫn đồng chất không biến đổi (chẳng hạn, nhiệt độ của nó không đổi) thì đối với mỗi vật dẫn, thí nghiệm chứng tỏ có một sự phụ thuộc đơn giá giữa hiệu điện thế U ở hai đầu vật dẫn và cường độ dòng điện I qua nó:
Ðường đặc trưng Volt-Ampère của loại vật dẫn này là đường thẳng, nhưng nó chứa đựng một nội dung mới, vượt quá khuôn khổ của định luật Ohm. Như vậy trong trường hợp tổng quát, I không phụ thuộc tuyến tính vào U, và điện trở của môi trường, không phải là hằng số. Ðường đặc trưng Volt-Ampère của những môi trường như vậy nói chung là những đường cong. 1 Ohm (W)= 1Vol (V) / 1 ampe (A)
Trên đây, ta đã nói rằng điện trở của vật dẫn phụ thuộc hình dạng, kích thước và bản chất của nó. Sự phụ thuộc này đặc biệt đơn giản nếu vật dẫn là đồng chất và có dạng hình trụ, tiết diện ngang đều, khi đó:
Ðiện trở suất của một chất phụ thuộc vào trạng thái của nó, cụ thể là nhiệt độ. Sự phụ thuộc của điện trở suất vào nhiệt độ đặc trưng bằng hệ số nhiệt điện trở của vật liệu.
Như vậy, để đo hiệu điện thế ở hai đầu a và b của một đoạn mạch điện, ta cần mắc vol kế song song với đoạn mạch đó. Muốn cho cường độ dòng điện và hiệu điện thế trên đoạn mạch cần đo không bị thay đổi nhiều khi ta mắc vol kế vào mạch, thì dòng điện I qua vol kế phải nhỏ so với dòng điện trong mạch, nghĩa là điện trở g của vol kế phải lớn so với điện trở R của đoạn mạch ab.
Ðịnh luật Ohm (13.9) và công thức (13.11) cho phép ta tìm cường độ dòng điện trong các vật dẫn hình trụ và nói chung trong mọi trường hợp khi ống dòng có dạng hình trụ, tiết diện không đổi. Tuy nhiên, có những trường hợp phải tính điện trở và cường độ dòng điện trong các môi trường trong đó ống dòng không có dạng hình trụ. Khi đó ta phải áp dụng định luật Ohm viết dưới dạng vi phân.
1. Ở đầu chương, chúng ta đã biết trường lực Coulomb (trường tĩnh điện) không tạo ra được dòng điện không đổi. Muốn duy trì dòng điện, ta cần tác dụng lên điện tích các lực có bản chất khác với lực Coulomb. Những lực này gọi là các lực lạ. Nếu lực Coulomb gây ra sự kết hợp các điện tích trái dấu và dẫn đến sự cân bằng điện thế trong vật dẫn, làm cho điện trường trong nó bị triệt tiêu, thì lực lạ có khả năng tách các điện tích trái dấu và duy trì sự chênh lệch điện thế ở các điểm trong vật dẫn, nghĩa là tạo ra chênh lệch điện thế trong vật dẫn. Ta đã biết nguồn điện duy trì dòng điện, bởi vì trong nguồn điện có tồn tại trường lực lạ (không phải là trường tỉnh điện). Trường lực lạ có thể được tạo ra nhờ các quá trình hóa học, tại một lớp mỏng ở mặt các điện cực tiếp xúc với dung dịch điện phân (pin ắc qui), nhờ lực nén của khí êlectron tại chỗ nối (pin nhiệt điện); nhờ sự khuếch tán điện tích trong môi trường không đồng chất hoặc sự khuếch tán điện tích tại chỗ tiếp xúc của hai chất khác nhau (hiệu điện thế tiếp xúc); nhờ hiện tượng cảm ứng điện từ tạo ra điện trường xoáy... Trong tất cả các trường hợp này, ta đều thấy có sự biến đổi năng lượng từ một dạng nào đó sang năng lượng điện trường. Kết quả này trùng với định luật Ohm cho đoạn mạch đồng chất (13.9). Ðến đây, ta hiểu rằng nếu đoạn mạch không đồng chất, sẽ xuất hiện suất điện động. Sự không đồng chất của đoạn mạch có thể là do trên đoạn mạch đó có vật dẫn loại một (kim loại) và loại hai (dung dịch điện phân) tiếp xúc với nhau; cũng có thể hiểu theo nghĩa rộng hơn, là dọc theo đoạn mạch có chênh lệch nhiệt độ làm cho đoạn mạch không cùng một trạng thái.
trong đó r là khoảng cách từ trục đĩa đến vị trí một êlectron tự do nào đó OHMOhm, Ôm, kí hiệu Ω, đơn vị đo điện trở R (X, Z) trong hệ SI, đặt tên theo nhà Vật lí ĐứcGeorg Simon Ohm, ngoài đơn vị này ra còn có Định luật Ohm. Định nghĩaĐiện trở R đặt giữa hiệu điện thế U = 1 V, cường độ dòng điện chạy qua I = 1 A thì có giá trị là 1 Ohm (Ω). Các ướ c s ố -b ộ i s ố trong SI
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
J |
---|
![]() | JAMES CLERK MAXWELL | |||
---|---|---|---|---|
JAMES CLERK MAXWELL (1831-1879) - người xây dựng lý thuyết về điện từ trường Maxwell là nhà Vật Lý kiệt suất người Anh nhưng chỉ sống tới 48 tuổi. Trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ông đã để lại những cống hiến không bao giờ phai mờ. Đó là lý thuyết về màu sắc, vật lý thống kê về nhiệt lượng học, lý luận điện từ trường, và cả việc xây dựng phòng thí nghiệm Canvendish (1731-1810)… Thành tựu của ông có thể sánh cùng với những thành tựu của Einstein. Thành tựu nổi bật nhất của ông là xây dựng nên lý thuyết hoàn chỉnh của điện từ trường - thành quả lý luận chủ yếu nhất của Lịch sử vật lý giai đoạn từ Newton (với trừơng lực hấp dẫn) tới Einstein (với lý thuyết tương đối). Đúng như nhà vật lý nổi tiếng Max Planck (1858-1947) người Đức đã nói :” Tên tuổi của J.C Maxwell mãi mãi lấp lánh trên cánh cửa lớn của thế giới vật lý học kinh điển”.
| ||||
|
![]() | James Prescott Joule | |||
---|---|---|---|---|
James Prescott Joule, là một nhà vật lí người Anh (đồng thời làm nghề ủ rượu), được sinh ra ngày 24/12/1818 ở Salford, Lancashire, mất ngày 11/10/1889. Là con trai của Benjamin Joule (1784–1858), một người thợ ủ rược giàu có, Joule được dạy kèm tại nhà cho đến năm 1834, ông cùng anh trai Benjamin của mình được gửi vào học với John Dalton tại Hội Văn chương và Tríêt học Manchester . Cả hai anh em chỉ được đào tạo đại số và hình học trong vỏn vẹn hai nămtrước khi Dalton bị buộc phải nghỉ hưu vì một cơn đột khuỵ. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của Dalton đã tạo nên một ấn tượng lâu bền cũng giống như cộng sự của ông, nhà hoá học William Henry and hai kĩ sư của Manchester Peter Ewart và Eaton Hodgkinson đã làm. Về sau cùng, Joule nhận sự dẫn dắt của John Davies. Joule bị cuốn hút vào khái niệm “dòng điện”. Ông và anh trai đã thử làm thí nghiệm nhiều lần bằng cách kích điện vào nhau và vào những người làm trong gia đình. Joule trở thành chủ xưởng rượu và giữ vai trò chủ chốt cho đến khi ông bán toàn bộ doanh nghiệp của mình năm 1854. Khoa học là một sở thích nhưng ông sớm bắt tay vào xem xét tính khả thi của việc thay thế máy hơi nứơc trong xưởng rượu bằng động cơ điện mà ông mới sáng chế. Năm 1838, bản phác thảo đầu tiên của ông được trình lên tờ Annals of Electricity, một tập san khoa học mà cha đẻ của nó chính là những đồng nghiệp của Davies William Sturgeon. Ông tìm ra định luật Joule năm 1840 và mong mỏi sẽ gây được ấn tượng đối với Hội đồng Hoàng Gia nhưng cuối cùng ông nhận ra rằng ông đã bị xem thường và đánh giá thấp như kẻ tài tử quê mùa. Khi Sturgeon chuyển đến Manchester năm 1840, Joule và Sturgeon đã trở thành nhân vật trung tâm trong giới trí thức thành phố. Cặp đôi này đã chia sẻ những quan điểm tương đồng rằng khoa học và thuyết thần học có thể và nên được kết hợp với nhau. Joule tiếp tục việc thuyết giảng tại Viện bảo tàng Hoàng gia Victoria về Khoa học ứng dụng do Sturgeon quản lí. Thuyết nhiệt học:James Joule đã dần nhận ra việc đốt một pao than đá trong máy hơi nước sẽ hiệu quả hơn gấp 5 lần so với 1 pound kẽm. Bị ảnh hưởng bởi cách nghĩ của Franz Aepinus,Joule cố gắng giải thích những hiện tượng về dòng điện và từ tính xét với những nguyên tử bị bao quanh bởi ê-te nhiệt trong tình trạng dao động. Tuy vậy, niềm đam mê của Joule lại xúât phát từmột câu hỏi kinh tế rằng một công việc có thể chiếm bao nhiêu từ nguồn nguyên liệu được cung cấp, dẫn dắt ông vào những nghiên cứu về khả năng hoán chuyển của các dạng năng lượng. Năm 1843 ông đưa ra được những kết quả cho thấy những ảnh hưởng của việc đun nóng mà ông đã trù liệu năm 1841 chính bởi sự tồn tại của những lớp hơi nóng trong dây dẫn mà không lan sang những phần khác của thiết bị. Đó là một thử thách trực tiếp đối với thuyết nhiệt học vốn cho rằng nhiệt không thể được tạo nên hay bị làm cho biến mất. Thuyết nhiệt học đã vượt hẳn những cách nghĩ xưa cũ trong nghiên cứu nhiệt học từ khi nó được Antonie Lavoisier chứng minh năm1783. Uy tín của Lavoisier và thành công trên thực tế của thuýêtNhiệt học dựa trên động cơ nhiệt do Sadi Carnot tìm ra năm 1824 bảo đảm cho Joule. Những người ủng hộ thuyết nhiệt học sẵng sàng làm rõ tính đối xứng của nhửng ảnh hưởng Peltier-Seebeck từ đó có cơ sở để tuyên bố rằng nhiệt và dòng điện có sự chuyển hoá lẫn nhau bằng một quá trình thuật nghịch. Đương lượng nhiệt của công
... sự biến đổi của nhiệt (hoặc hoạt động toả nhiệt) thành cơ năng là gần như không thể xảy ra, chắc chắn chưa được phát hiện. Nhưng một ghi chú nhỏ đã báo hiệu những nghi ngờ đầu tiên của ông về nguyên lí toả nhiệt, nói về “những phát kiến rất đáng lưu ý” của Joule. Thật đáng ngạc nhiên, dù Thomson không gửi một bản của báo cáo cho Joule nhưng Joule đã đọc được. Ông viết cho Thomson vào ngày 6 tháng 10, tuyên bố rằng những nghiên cứu của ông đã thể hiện sự biến đổi của nhiệt thành các tác dụng khác, nhưng ông đang muốn thực hiện thêm các thí nghiệm. Thomson trả lời vào ngày 27, rằng ông cũng đã lên kế hoạch cho thí nghiệm riêng của mình và mong đạt được sự thống nhất của hai người. Dù Thomson không thực hiện một thí nghiệm nào, nhưng trong vòng hai năm tiếp đó ông ngày càng cảm thấy thiếu niềm tin với các định luật của Carnot và tin tưởng vào địnhluật của Joule. Trong các báo cáo của ông năm 1851, Thomson đã quyết định không đi xa hơn việc thoả hiệp và tuyên bố “toàn bộ định luật về khả năng của nhiệt đã được nhắc đến trong hai lời tuyên bố, theo như Joule, và Carnot và Clausius.”
Xác minh bằng thực nghiệm định luật bảo toàn năng lượng.
Bộ dụng cụ dùng để làm thí nghiệm về đương lượng nhiệt của công của James Prescott Joule.
Làm việc chung vớiLord Kelvin để phát triển thang đo nhiệt độ nguyên chất, nghiên cứu về hiện tượng từ gỉao. Xác định đương lượng nhiệt của công. Cùng với các nhà bác học Nga Lenze phát hiện mối liên hệ giữa nhiệt và dòng điện chạy qua từđóthiết lập định luật tính nhiệt lượng toả ra từ một đoạn dây có dòng điện chạy qua ( định luật Joule-Lenze). Cùng Thomxơn (W. Thomson) tìm ra hiệu ứng mang tên hai ông ( thuyết động lực học).
Thínghiệm của Thomson vàJoule
Vận dụng thuyết động học chất khí để giải thích định luật Bôi-Mariôt (Boyle - Mariotte) tính vận tốc trung bình của phân tử khí.
Định nghĩa:định luật xác định nhiệt lượng Q toả ra trong dây dẫn khi có dòng điện chạy qua, Q tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua. Ứng dụng: là cơ sở để tính nhiệt lượng toả ra trong các dụng cụ và máy móc sử dụng nhiệt của dòng điện, như bàn là, bếp điện, lò điện, vv. Nguồn gốc: định luật Joule do nhà vật lí Anh J. P. Joule phát hiện năm 1841 và được gọi theo tên ông. Công thức:
Với Q là nhiệt lượng toả ra; R là điện trở của vật dẫn; I là cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn và t là thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn.
Người ta đã lấy tên ông Joule đặt cho đơn vị công (Ký hiệu là J). Trở thành hội viên của Hội đồng Hoàng gia (1850); Nhận huy chương hoàng gia (1852); Nhận huy chương Copley (1870); Trở thành chủ tịch Hội Văn chương và Tríêt học Manchester (1860); Trở thành chủ tịch Tổ chức Tiến bộ Khoa học Anh (1872); LL.D., Bộ ba đại học Dublin, (1857); DCL, Đại học Oxford, (1860); LL.D., Đại học Edinburgh, (1871). Ông được nhận £200 mỗi annum tiền trợ cấp công dân từ năm 1878 vì những đóng góp cho khoa học của mình; Albert Medal of the Royal Society of Arts, (1880). Xây dựng khu tưởng niệm Joule ở gian phía bắc giáo viện thuộc tu viện Westminster dù ông không được chôn cất tại đó.
Một tượng đài do Alfred Gilbert hoàn thành, toạ lạc trong toà thị chính Manchester, đối diện với tượng Dalton.
| ||||
|