Thứ sáu, 19 Tháng tám 2022, 09:21 PM
Site: Lớp học vật lý trực tuyếnLớp học: Lớp học vật lý trực tuyến (Lớp học vật lý)
Bảng chú giải thuật ngữ: Hướng dẫn sử dụng
123487 An
upload: upload thu muc |
uploadjkl: hgjjhghhjhkghk |
153602 Đặng Ngọc Anh
khai niem: a |
161560 nguyen duong
dien truong: giup minh ve chuong 1 dien truong vat li 11 nang cao voi |
192040 tran thu hang
dao động điều hòa:cách tìm li độ và gia tốc khi vận tốc băng một nửa giá trị cực đại |
235189 Đỗ Thị Huyền
stronger: sau khi học modun nay đã giúp em suy nghĩ về tác động của internet đối với việc học tập của học sinh là rất lớn thông qua internet các em được tiếp cận công nghệ nhiều hơn có nhiều nguồn tài nguyên và tài liệu để bổ sung vào kiến thức và giải đáp thắc mắc mà các em đang gặp phải .qua inernet các em con được trao đổi kinh nghiệm và bàn luận với nhau dễ dàng mà không cần gặp trực tiếpbuổi học sôi nổi có vẻ các bạn đã hiểu hơn về dạy học theo dự án bài tập nhiều quá cô ơi tụi em không làm kịp luôn vì tụi em học nhiều môn lắm cô mong cô xem xét lại |
Trần Triệu Phú
Cấu trúc của hệ thống "Lớp Học Vật Lý":![]() Các bài học lớp 10, 11, 12menu > Lớp 10: http://lophoc.thuvienvatly.com/lop10 menu > Lớp 11: http://lophoc.thuvienvatly.com/lop11 menu > Lớp 12: http://lophoc.thuvienvatly.com/lop12 Chứa nhiều bài học của các giáo viên khác nhau. Các giáo viên đăng kí tạo một bài học trong chương trình lớp nào sẽ được đặt vào mục tương ứng với lớp đó. GV Đăng kí tạo bài học tại đây Các HS khi đã đăng kí tài khoản tại LHVL, có thể tham gia các bài học đó bằng cách chọn lớp tương ứng rồi lựa chọn bài học tham gia vào. Tùy vào từng kho mà số lượng bài học sẽ khác nhau, phụ thuộc vào số bài học mà GV đã soạn và công bố. Hướng vận dụng: GV dù để xây dựng các bài học cho HS của mình với các công cụ hỗ trợ giáo dục cực mạnh. VD như hỗ trợ HS học bài ở nhà, cho BT hoặc vấn đề để HS thảo luận trước ở nhà, cung cấp cho Hs bài giảng cơ bản hoặc mở rộng, kiểm tra trắc nghiệm HS,... Xem thêm hướng dẫn dành cho giáo viên Các bài học dành cho GVmenu >Dành cho GV: http://lophoc.thuvienvatly.com/gv
Chứa các bài học phục vụ cho việc nâng cao kĩ năng dạy học của GV, các bài chia sẻ về các kĩ năng, các học phần dành cho sinh viên sư phạm, các diễn đàn trao đổi sử dụng các công cụ trong lớp học để soạn bài giảng sao cho hay và hấp dẫn, ... Các khóa học về thí nghiệm VLmenu > Thí Nghiệm VL: http://lophoc.thuvienvatly.com/thinghiem Chứa các thí nghiệm, các mô phỏng, các thí nghiệm ảo,... mà giáo viên muốn trình bày cho HS. Hướng vận dụng: GV có thể làm nơi lưu trữ và cung cấp các đoạn phim mô tả thí nghiệm, mô tả hiện tượng cho HS nhằm giúp HS tăng thêm kiến thức và niềm đam mê học tập... Tra cứu thuật ngữ và từ điển chuyên ngànhmenu > Từ điển: http://lophoc.thuvienvatly.com/tudien Bộ thuật ngữ vật lý và từ điển Anh-Việt về vật lý được tích hợp trong Lớp Học Vật Lý. HS có thể tra cứu trực tiếp hoặc tra cứu trong quá trình đọc tài liệu
Trao đổimenu > Trao đổi: http://lophoc.thuvienvatly.com/forum Một diễn đàn nhỏ, nhằm tạo điều kiện cho các HS, giáo viên trao đổi caác ấn đề chung, hỏi đáp các vấn đề liên quan đến việc sử dụng và khai thác các Lớp Học trên Lớp Học Vật Lý Hướng dẫn
menu > Hướng dẫn: http://lophoc.thuvienvatly.com/hd Các hướng dẫn của Lớp Học Vật Lý liên quan đến việc sử dụng và khai thác các Lớp Học trên Lớp Học Vật Lý
Các thành phần trên trang chủhttp://lophoc.thuvienvatly.com - Mục đăng nhập: Nơi người dùng (HS,GV) đăng ký tài khoản, đăng nhập,...
- Mục hỗ trợ trực tuyến: Chứa nick Yahoo và thông tin cần thiết để liên lạc trực tuyến cùng với chức năng gửi email hỗ trợ ngoại tuyến.
- Mục Liên kết web: Các liên kết web hữu ích chia sẻ
- Mục Thống kê: Thống kê lượt truy cập hôm qua, hôm nay và tổng số thành viên, tổng số lớp học
- Mục Thành viên online: hiển thị các thành viên đang online và vừa online cách hiện tại 30 phút.
- Mục Thư viện tài nguyên: Giới thiệu một số kho download tài nguyên dạy - học, các thư viện, diễn đàn hữu ích trong hệ thống.
- Mục Tìm kiếm: Công cụ tìm kiếm trong Lớp Học Vật Lý dựa trên nền tảng Google
- Mục Chat: Công cụ trao đổi trực tuyến cho các thành viên online của LHVL
- Mục Các lớp học đông học viên: Liệt kê Các lớp học đông học viên tham gia (tên lớp học, giáo viên phụ trách, số học viên đã tham gia). Các thành phần trong các lớp học sẽ khác nhau tùy vào giáo án của GV phụ trách
Chúc các bạn có những khám phá thú vị |
Chức năng "Lớp học vật lý":Chức năng của “Lớp học vật lý”Hiện nay, theo tìm hiểu, nhu cầu học và tự học của người học ngày càng cao. Họ mong muốn được tự tham gia vào quá trình tìm ra tri thức. Họ muốn được nhìn thấy, các hiện tượng thật sự hay ít ra cũng là các mô hình mô tả chúng hơn là thông qua chữ và công thức. Về vấn đề này, có một câu nói rất hay và đã trở thành kinh điển: Talk me – I forget Show me – I remember Involve me – I understand Có thể tạm dịch là: Nói cho tôi – tôi quên Chỉ ra cho tôi – tôi nhớ Liên lụy (làm thu hút) đến tôi – tôi hiểu LHVL không có tham vọng đáp ứng được hết tất cả các yêu cầu đó nhưng hi vọng nó sẽ giải quyết được vấn đề tự học, tự ôn tập và tự kiểm tra đánh giá của người học. LHVL tạo ra một nơi để các giáo viên trên mọi miền đất nước soạn các bài học trực tuyến, giúp học sinh tham gia học tập, trao đổi trực tuyến với các thế mạnh mà lớp học truyền thống không đáp ứng được. Lớp Học Vật Lý cung cấp các công cụ, cung cấp tài nguyên, đường truyền mạng đầy đủ nhằm hỗ trợ GV vượt qua các khó khăn về kĩ thuật, cơ sở vật chất. Cụ thể: Sử dụng LHVL như một kênh tương tác đa chiều cho các GV và các HS Giao tiếp là nhu cầu cơ bản của con người, là điều kiện tồn tại của xã hội loài người. Nhờ giao tiếp, con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, trao đổi thông tin, tự đối chiếu đánh giá bản thân. Giao tiếp có thể được thực hiện qua nhiều kênh, nói thì bằng cách gặp mặt đối mặt, gọi điện thoại, gặp qua video; viết thì bằng thư từ, email, bản ghi nhớ hay báo cáo. Sơ đồ hoạt động như một kênh giao tiếp của LHVL có thể khái quát như sau: Sử dụng LHVL để làm công cụ hỗ trợ hoạt động dạy của GV GV có thể sử dụng LHVL để trình bày những đoạn mô phỏng, những hình ảnh minh họa, trình bày những thông tin hỗ trợ bài giảng mà chúng không có trong sách giáo khoa hay không có đủ thời gian, phương tiện để trình bày trên lớp. Các thông tin đưa lên LHVL phải là các thông tin mang tính mới mẻ, có thể cập nhật, giúp HS gắn liền lý thuyết với thực tiễn, làm tăng sự yêu thích đối với việc học vật lý. Sử dụng LHVL kết hợp với lớp học truyền thống sẽ phát huy tính sáng tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng các mô phỏng, minh họa. Các bài học, các tài nguyên giáo dục được thiết kế công phu, sáng tạo có khả năng to lớn trong việc hỗ trợ GV giảng dạy, truyền thụ kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cho HS, cả về kĩ năng về tri thức và kĩ năng phương pháp học tập, làm việc. LHVL được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu thể hiện các tài nguyên đó. LHVL còn là công cụ giúp các GV có thể trao đổi chuyên môn với nhau nhằm nâng cao tay nghề, trình độ qua đó giúp GV tích lũy kinh nghiệm và phát huy tính sáng tạo trong hoạt động giảng dạy của mình. Đồng thời, việc ứng dụng CNTT&TT trong dạy học tạo cho GV thói quen, kỹ năng làm việc trong thời đại thông tin, ngoài ra còn nâng cao uy tín của nhà trường, tăng tính quản bá cho trường , tạo niềm tin đối với giáo dục. Bên cạnh đó, qua LHVL, các GV có thể trao đổi, góp ý các tài nguyên của nhau, sử dụng các tài nguyên được đánh giá là tốt. LHVL có thể giúp GV xây dựng các khóa học tương ứng với các chức năng của quá trình dạy học: củng cố kiến thức xuất phát cho HS, xây dựng tri thức mới, ôn luyện và vận dụng tri thức, tổng kết hệ thống hóa kiến thức và kiểm tra đánh giá trình độ tri thức của HS. Đặt biệt, với LHVL, GV có thể tạo một bài kiểm tra đánh giá HS của mình. GV xây dựng các câu hỏi, đưa lên LHVL thành một ngân hàng, sau đó, GV có thể yêu cầu tạo một đề kiểm tra từ các câu hỏi trong ngân hàng đó. Có chương trình sẽ đánh giá thông qua bài làm của HS. Thế mạnh của web trong lĩnh vực này là cho phép niều HS ở những vị trí địa lý khác nhau có thể tham gia bài kiểm tra trong nhưng thời gian khác nhau phù hợp với điều kiện của mỗi cá nhân. LHVL cho phép các cấu hình mềm dẻo cho đề kiểm tra: các dạng câu hỏi; cách lấy câu hỏi trong ngân hàng (lấy nhẫu nhiên hay có lựa chọn, đổi vị trí câu hỏi, đổi vị trí các lựa chọn,…); phân mục cho các câu hỏi trong ngân hàng; cách thức làm bài (làm một lần hay nhiều lần cho phép thử hay không, cho phép làm loại trừ hay không); cách thức đánh giá, cho điểm, nhận xét (tính điển trung bình hay lần cao nhất, điểm cao nhất, nhận xét tương ứng với mức điểm,…) Sử dụng LHVL làm công cụ hỗ trợ học tập của HS Với một khóa học được xây dựng trên LHVL, HS có thể tự học với một trình tự đã được lập sẵn theo ý đồ thiết kế của GV, hoặc HS có thể tự học với nhịp độ và trình độ phù hợp với khả năng của mình. Đây là ý tưởng dựa theo phương pháp Kumon và cũng là ý tưởng theo xu hướng web 3.0. Chính thông qua việc tự học trên LHVL mà HS được rèn luyện khả năng độc lập, tự chủ trong học tập, rèn luyện kĩ năng sử dụng internet trong học tập, đây là kĩ năng cơ bản cần thiết trong thời đại hiện nay. HS có thể tham gia các khóa học trên LHVL với các giai đoạn tương ứng với các chức năng của từng giai đoạn dựa trên các khóa học của GV. Sử dụng LHVL để quản lý học tâp LHVL được xây dựng trên nền tản Moodle, là một hệ thống quản lý học tập với các chức năng được hỗ trợ như đã giới thiệu ở phần trên. LHVL có thể quản lý các khóa học được đưa lên, quản lý các HS tham gia khóa học thông qua một cơ sở dữ liệu bảo mật cao. Đặc biệt việc quản lý các người dùng (HS, GV) thông qua một hồ sơ cá nhân. Hồ sơ này lưu tất cả các thông tin của người dùng: Tên, địa chỉ, email, các bài viết trên diễn đàn, các khóa học tham gia, các khóa học đang giảng dạy, bảng điểm, các nhận xét, tiến trình tham gia vào LHVL, các blog,… Các thông tin này có thể cho phép hay không cho phép người khác nhìn thấy tùy lựa chọn. |
Chức năng Moodle:Moodle có thiết kế theo kiểu mô-đun (module, đơn vị thành phần, các chức năng được thiết kế thành từng phần, có thể thêm vào hoặc loại bỏ đi, bản thân GV nếu giỏi lập trình thì có thể viết cho mình và cho cộng đồng một chức năng mới và dễ dàng đưa vào hệ thống moodle có sẵn) nên việc đưa thêm các hoạt động để tạo nên một khóa học sẽ là một quá trình đơn giản nếu hệ thống được xây dựng tốt trên Moodle. Các chức năng chính của Moodle có thể liệt kê dưới đây. a. Chức năng thiết kế tổng thể • Moodle có thể giúp xây dựng một mạng xã hội các lực lượng GD •Thích hợp với 100% các lớp học trực tuyến cũng như hỗ trợ cho các lớp học truyền thống, xây dựng các khóa học với hình thức kết hợp. •Cách sử dụng đơn giản; cấu trúc mềm dẻo, hiệu quả; giao diện thân thiện, dễ dùng; dễ cài đặt và cấu hình. •Danh sách các khóa học được trình bày đầy đủ các chi tiết, có thể cho phép khách truy cập vào hoặc đòi mật khẩu truy cập. •Các khóa học được đưa vào một danh mục và có thể tìm kiếm dễ dàng - một hệ thống sử dụng Moodle có thể hỗ trợ hàng nghìn khóa học. •Tính bảo mật cao. Các biểu mẫu nhập dữ liệu (form) được kiểm tra các giá trị hợp lệ; các cookies, các mật mã được mã hoá;… •Hỗ trợ tất cả các định dạng tập tin. Các văn bản, các trang web (các tài nguyên, các thông báo diễn đàn,…) có thể được soạn thảo trên ngôn ngữ web HTML bằng cách sử dụng trình soạn thảo WYSIWYG được nhúng trong Moodle. b. Quản lý hệ thống •Hệ thống được quản lý bởi một người quản trị tối cao (Admin), được xác định trong quá trình cài đặt. •Thiết kế một giao diện (theme) để đưa vào hệ thống, cho phép người quản trị tuỳ chọn thay đổi giao diện của hệ thống cho phù hợp với mục đích. •Đưa thêm các mô-đun vào cấu trúc của hệ thống, tăng chức năng cho hệ thống. •Đưa thêm các gói ngôn ngữ vào hệ thống, cho phép hiển thị đa ngôn ngữ. •Mã nguồn được viết bằng PHP dễ hiểu, có thể thay đổi và phân phối theo bản quyền GPL. c. Quản lý người dùng Mục tiêu được đưa ra là làm sao giảm thiểu các khâu quản lý HStrong khi đó vẫn duy trì bảo mật cao. •Chức năng tạo tài khoản đăng nhập (Account): Mỗi người chỉ cần tạo một tài khoản - mỗi tài khoản có thể truy cập vào các khóa học khác nhau trong hệ thống. •Khả năng gởi mail tự động: Người dùng có thể tạo tài khoản đăng nhập cho mình, một mail sẽ được gửi tới hộp thư để xác nhận. Người dùng sẽ nhận được mail khi có thông báo hoặc các thay đổi quan trọng trên hệ thống cũng như trong khóa học mà họ có tham gia. •Các quyền cho các kiểu người dùng có thể qui định dễ dàng tùy vào yêu cầu và mục đích của hệ thống. Admin có thể tạo ra các kiểu người dùng với các vai trò tùy vào chức năng của kiểu người dùng đó (quản trị, người tạo khóa học, GV, học viên,…) •Admin có thể tạo ra các khóa học, gán quyền cho các kiểu người dùng và phân quyền cho các người dùng. •Các người dùng được có một hồ sơ trực tuyến (profile) bao gồm ảnh, thông tin của người dùng, các thông tin về bài viết, các khóa học tham gia trong hệ thống,…được lưu trong hồ sơ và có thể thiết lập cho phép người khác xem hay không. •Mỗi người dùng có thể chọn cho riêng mình một ngôn ngữ để hiển thị trong giao diện của hệ thống (English, French, German, Spanish, Việt Nam…) d. Quản lý khóa học •Với vai trò GV, người dùng có quyền điều khiển tất cả các thiết lập cho một khóa học, bao gồm cả việc hạn chế hoặc cho phép GV khác tham gia xây dựng khóa học. •Có nhiều định dạng khóa học như theo tuần, theo chủ đề hoặc một cuộc thảo luận tập trung vào việc thảo luận các vấn đề liên quan. GV lựa chọn các định dạng tùy theo mục đích •Tập hợp các hoạt động hỗ trợ cho khóa học rất đa dạng: Diễn đàn, bài thi, các nguồn tài nguyên, các lựa chọn, các câu hỏi khảo sát, bài tập lớn, chat, các cuộc thảo luận,… Các hoạt động này dễ dàng được thêm vào khóa học và sắp xếp tùy ý GV. •Điểm của HS có thể xem được và tải xuống máy tính. •Theo dõi và hiển thị đầy đủ các hoạt động của người dùng - thông báo đầy đủ các hoạt động mà một học viên tham gia (lần truy cập cuối cùng, số lần đọc tài liệu,…) • Những thay đổi mới của khóa học từ lần truy cập cuối của người dùng có thể được hiển thị trên trang chủ của khóa học, điều này giúp người dùng có cái nhìn tổng quan về khóa học. •Cho phép người dùng đánh giá các bài viết gửi lên diễn đàn, các bài tập,… •Ghi lại các theo dõi người dùng một cách đầy đủ, các báo cáo có thể xem hoặc lưu lại và tải về máy. •Chức năng tích hợp mail: Các bản sao của các bài viết trên diễn đàn, thông tin phản hồi của GV, các tinnhắn của các thành viên,… được gửi tới hộp thư của thành viên. •Các khóa học có thể được đóng gói thành một tập tin nén (*.zip) bằng cách sử dụng chức năng sao lưu. Các khóa học này có thể được phục hồi trên bất kỳ hệ thống sử dụng Moodle nào. e. Các mô-đun tạo ra các tài nguyên tĩnh Các tài nguyên tĩnh trong moodle là các tài nguyên mà người dùng có thể đọc nhưng không thể tương tác với tài liệu. Trong moodle nguyên thủy, có 5 loại: •Một trang văn bản, một nhãn •Một Trang Web •Một liên kết tới website khác •Các thư mục, các tập tin được tải lên •Các chữ, hình ảnh Các thành phần này được tạo bằng mô-đun tài nguyên (Resource). Đây là công cụ chính yếu giúp đưa nội dung vào bên trong khóa học.
f. Các mô-đun tạo ra các tài nguyên tương tác Các tài nguyên tương tác trong moodle là các tài nguyên mà người dùng có thể tương tác với tài liệu, xây dựng tài liệu (trả lời câu hỏi, nhập văn, tải tập tin lên,…). Có 6 loại: •Bài tập lớn (Assignment) •Lựa chọn (Choice) •Nhật kí (Journal) •Bài học (Lesson) •Bài thi (Quiz ) •Điều tra, khảo sát (Survey) - Mô-đun bài tập lớn (Assignment) Dùng để giao các nhiệm vụ trực tuyến hoặc ngoại tuyến. Các học viên có thể nộp kết quả công việc theo bất kỳ định dạng nào ( MS Office, PDF, ảnh, ...) •Có thể chỉ ra hạn cuối và điểm tối đa cho các bài tập lớn. •Các học viên tải lên các bài tập lớn của họ (bất kỳ định dạng tập tin nào) tới máy chủ và được đánh dấu ngày nộp. •Cho phép nộp muộn, nhưng mức độ muộn được hiển thị và qui định bởi GV. •Đối với mỗi bài tập lớn, đặc biệt toàn bộ các thành viên trong lớp học có thể truy cập vào để cho điểm và ghi chú. •Các thông tin phản hồi từ GV được thêm vào trang tổng kết bài tập lớn của mỗi thành viên, và các thông báo đựơc gửi đi qua mail. •GV có thể thiết lập để cho phép nộp lại các bài tập lớn sau khi đã đánh giá (đối với việc đánh giá lại bài) - Mô-đun lựa chọn (Choice) GV có thể tạo một câu hỏi và một số các lựa chọn cho học viên, các kết quả được gửi lên để học viên xem. Sử dụng mô-đun này để thực hiện các cuộc điều tra nhanh chóng về vấn đề đang quan tâm. - Mô đun nhật kí (Journal) Mô-đun này giúp các thành viên lưu lại các ghi chú, ý tưởng. - Mô đun bài học (Lesson) Cho phép các GV tạo và quản lý một loạt các trang được kết nối với nhau.Mỗi trang có thể kết thúc bởi một câu hỏi. HS trả lời câu hỏi, sau đó sẽ đi tiếp, lùi hoặc ở nguyên vị trí cũ là tùy vào kết quả HS trả lời câu hỏi đó và mục đích của GV. Nó được cấu tạo bằng một hệ thống các bảng phân nhánh. - Mô-đun bài thi (Quiz) Tạo được tất cả các dạng câu hỏi quen thuộc bao gồm đúng - sai, đa lựa chọn, câu trả lời ngắn, câu hỏi phù hợp, câu hỏi số,… •GV có thể tạo ra một ngân hàng câu hỏi và sử dụng lại trong các bài thi khác nhau. •Các câu hỏi có thể được lưu trữ trong các danh mục dễ truy cập, và những danh mục này có thể "công khai" để có thể truy cập chúng từ bất kỳ khóa học nào trên hệ thống. •Các bài thi được tự động tính điểm. •Các bài thi có thể có giới hạn về thời gian. •Tùy thuộc vào lựa chọn của GV, các bài thi có thể được thử nhiều lần, và có thể nhìn thấy các thông tin phản hồi về các câu trả lời hay không. •Các câu hỏi của bài thi và các câu trả lời có thể được sắp xếp một cách ngẫu nhiên. •Các câu hỏi cho phép có hình ảnh và định dạng HTML •Các câu hỏi có thể được nhập vào từ các tập tin bên ngoài Moodle •Các bài thi có thể cho phép thử nhiều lần. - Mô đunđiều tra, khảo sát (Survey) Mô-đun này giúp đỡ GV làm cho các lớp học trên mạng thêm hiệu quả, bằng cách cung cấp một tập các câu hỏi điều tra (COLLES, ATTLS). g. Các mô-đun tạo ra các tài nguyên tương tác với người khác Các tài nguyên này giúp HS và GV có thể tương tác với nhau, trao đổi, thảo luận và góp ý. Trong Moodle nguyên thủy có 5 loại: •Chat •Diễn đàn (Forum) •Thuật ngữ (Glossary) •Wiki •Hội thảo (Workshop) - Mô-đun Chat Cho phép trao đổi thông tin theo thời gian thực (trực tuyến), đồng bộ giữa các học viên. Tất cả các phiên chat được ghi lại cho các người dùng khác xem lại. - Mô-đun diễn đàn (Forum) Các cuộc thảo luận được phân chia chủ đề cho phép trao đổi nhóm, chia sẻ vấn đề cần quan tâm. Sự tham gia trong các diễn đàn là một phần của việc học tập, giúp các học viên xác định và phát triển sự hiểu biết về vấn đề quan tâm. •Có sẵn các kiểu diễn đàn khác nhau, ví dụ diễn đàn chỉ dành cho GV, các tin tức khóa học, diễn dàn dành cho tất cả mọi người, điễn đàn chỉ cho thảo luận một chủ đề,… •Các cuộc thảo luận không đúng nơi có thể dễ dàng được di chuyển tới diễn đàn khác. •Có thể đánh giá bài viết của thành viên trong diễn đàn. - Mô-đun bảng thuật ngữ (Glossary) Giúp tạo ra một bảng các thuật ngữ được sử dụng trong khóa học. Có nhiều tình huống cần phải áp dụng mô-đun này như danh sách các từ, từ điển,... Trong tất cả các tài liệu nếu có xuất hiện một thuật ngữ trong bộ thuật ngữ, nó sẽ được tô sáng và được liên kết tới nội dung của thuật ngữ đó. - Mô-đun wiki Giúp xây dựng và quản lý các trang thông tin do nhiều thành viên cùng hợp tác phát triển. Đặc điểm nổi bật của wiki là thông tin không được xây dựng một cách tập trung theo nguyên tắc phân quyền mà theo nguyên tắc phân tán: ai cũng có thể chỉnh sửa, thêm mới, bổ sung thông tin lên các trang tin. Ở Moodle, lịch sử các chỉnh sửa và các các phiên bản thông tin đó được lưu giữ lại. Căn cứ vào điều này, GV có thể đánh giá trình độ của thành viên dựa vào việc tham gia bổ sung và chỉnh sửa một wiki - Mô-đun hội thảo (Workshop) Một hoạt động để đánh giá các tài liệu của thành viên (Word, PowerPoint,…) màhọ nộp trên mạng. Mọi người tham gia có thể đánh giá, nhận xét tài liệu của nhau. GV thực hiện đánh giá cuối cùng, có thể kiểm soát thời gian bắt đầu và kết thúc. Ngoài các chức năng chính đó, vì xây dựng theo nguyên tắc mô-đun nên ta dễ dàng thêm một mô-đun chức năng mới bằng cách tìm trên cộng đồng Moodle hoặc tự xây dựng theo chuẩn Moodle hay cũng có thể đặt hàng các cá nhân khác xây dựng. Vì vậy mà việc ứng dụng Moodle trong việc thiết kế hệ thống học tập trực tuyến e-learning là vô hạn. |
Giới thiệu Lớp Học Vật Lý:Lớp Học Vật Lý là dự án được xây dựng bởi PGS. TSKH. Lê Văn Hoàng (Khoa Vật lý - Trường ĐHSP Tp. HCM). dưới sự tư vấn củaSau đó, dự án được sáp nhập vào hệ thống ThuVienVatLy.com với những thế mạnh sẵn có và kế thừa. Năm 2010, Lớp Học Vật Lý là sản phẩm tham gia cuộc thi "Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử e-Learning" do Cục CNTT, Bộ GD-ĐT và Quỹ Hỗ trợ cộng đồng Lawrence S.Ting phối hợp tổ chức. Lớp Học Vật Lý được xây dựng và hoạt động xuyên suốt một mục tiêu: "Lớp Học Vật Lý tạo ra một nơi để các giáo viên trên mọi miền đất nước xây dựng các bài học trực tuyến, giúp học sinh tham gia học tập, trao đổi trực tuyến với các thế mạnh mà lớp học truyền thống không đáp ứng được."Lớp Học Vật Lý cung cấp các công cụ, cung cấp tài nguyên, đường truyền mạng,... đầy đủ nhằm hỗ trợ GV vượt qua các khó khăn về kĩ thuật, cơ sở vật chất trong quá trình ứng dụng CNTT vào dạy học trực tuyến. |
Làm sao để làm một bài kiểm tra?: 1. Nếu bạn chưa đăng nhập, hãy đăng nhập2. Nếu bạn chưa đăng kí, hãy đăng kí một tài khoản 3. Click vào một lớp học để tham gia vào lớp học bạn muốn. Tất cả các lớp học 4. Trong lớp học đó, bạn có thể làm các bài kiểm tra theo sự cho phép của giáo viên Trên lớp học có hệ thống trắc nghiệm online, các bạn có thể tham gia tại đây Cách làm một bài kểm tra1. Tham gia vào một lớp học bạn muốn 2. Click vào một bài kiểm tra mà bạn muốn làm 3. Click nút bắt đầu làm bài 4. Bắt đầu làm bài, click chọn các đáp án. Đối với các bài kiểm tar cho phép làm loại trừ, có thể click nút gửi kết quả để kiểm tra câu trả lời là đúng hay sai. Khi đó, nếu bạn làm sai, sẽ bị trừ điểm theo quy định của Giáo viên (bạn có thể k cần click nút này) 5. Khi làm xong các câu, ở dưới cũng có các nút ứng với các chức năng tương ứng. Trong đó, nút nộp bài sẽ kết thúc kiểm tra và cho bạn biết số điểm Chúc thành công |
Nguyên lý giáo dục của Moodle: Tài liệu về Moodle : Nguyên lýNguyên lý
|
Phần mềm cần thiết - Trình duyệt, Xem video: 1. Bạn có thể dùng trình duyệt Firefox thay cho trình duyệt Internet Explorer (IE) để duyệt internet nhanh hơn và cài đặt thêm nhiều tiện ích bằng link download dưới đây2. Nếu bạn không xem được video hoặc flash thì có thể máy bạn thiếu phần mềm hỗ trợ (plugin), click vào link dưới đây, và cài chúng sau khi download về xong, sau đó, tắt và mở lại trình duyệt Windows Media player plugin cho Firefox |
Soạn một đề thi và ngân hàng đề:Soạn một đề thi xem chi tiết tại đây: http://lophoc.thuvienvatly.com/lang/vi_utf8/docs/Quiz.doc Môđun này cho phép giáo viên thiết kế và thiết lập các bài kiểm tra vấn đáp, gồm câu hỏi đa lựa chọn, câu hỏi True - False và câu hỏi với câu trả lời ngắn, v.v. Mọi cố gắng được đánh dấu tự động và giáo viên có thể chọn lựa có đưa ra thông tin phản hồi hay chỉ hiển thị các câu trả lời đúng. |
sử dụng các công cụ tạo tài nguyên:Các nguồn tài nguyên được chuẩn bị các file để upload lên server của khóa học, các trang được hiệu chỉnh trực tiếp trên Moodle hoặc các trang web bên ngoài được tạo để xuất hiện như một phần của khóa học.
|
Sử dụng công cụ bài học:Bài học chia sẻ nội dung một cách linh hoạt và gây chú ý. Điều này bao gồm số trang. Mỗi trang thường kết thúc bằng một câu hỏi đa lựa chọn. Việc điều hướng bài học có thể làm đơn giản hoặc phức tạp. |
sử dụng công cụ chat:Tải về file gửi kèm Công cụ Chat cho phép người tham gia có một cuộc thảo luận như thời gian thực tế qua web. Đây là cách hữu hiệu để có cách hiểu khác về nhau và cả chủ đề đang được thảo luận. |
Sử dụng công cụ Hotpot: Tải về file hướng dẫn kèm theoMôđun này cho phép giáo viên tạo các câu hỏi đa lựa chọn, câu trả lời ngắn, câu đảo lộn vị trí, trò chơi ô chữ, gắn kết/sắp xếp vị trí và câu vấn đáp điền vào ô trống sử dụng phần mềm Hot Potatoes |
sử dụng công cụ lựa chọn (choice): Tải về file gửi kèmTại đây một giáo viên hỏi một câu hỏi và chỉ rõ một lựa chọn cho câu hỏi nhiều trả lời. Điều này có thể hữu ích như là một cuộc thăm dò nhanh để kích thích suy nghĩ về một chủ đề; cho phép lớp biểu quyết theo đường dẫn của khóa học hoặc thu thập ý kiến tán thành đã nghiên cứu. |
Sử dụng Diễn đàn (Forum):Xin tải về file hướng dẫn kèm theo
Trong các forum hầu hết diễn ra các cuộc thảo luận. Diễn đàn có thể được xây dựng với nhiều cách khác nhau và bao gồm cả sự phân loại đồng đều với mỗi lần post. Những lần post có thể được xem với nhiều dạng văn bản và có thể chứa cả các file đính kèm. |
Tạo một Lớp học trực tuyến:Nếu bạn là giáo viên, bạn muốn tạo một lớp học trực tuyến cho HS của mình, bạn vui lòng làm theo các bước sau: Bước 1: Tạo một tài khoản cho mình (Xem hướng dẫn tạo một tài khoản) Bước 2: Trên trang chủ Lớp Học, click vào nút" ...Và điền đầy đủ thông tin: * Tên đầy đủ: Là tên của lớp học hiển thị trong danh sách các lớp học (Ví dụ: Bài 38 - Hiện tượng cảm ứng điện từ - Thầy Trần Thanh,...) * Tên rút gọn: Là tên vắn tắt hiển thị trong menu liên kết nhanh và trong các liên kết. Thường được đặt rút gọn (VD: HT cam ung,...) * Mô tả: Là phần mô tả của lớp học (VD: lớp học này có mục đích là, gồm các nội dung,...) * Các lý do muốn tạo lớp học: Nêu vài lý do bạn muốn chúng tôi tạo khóa học này, nêu các yêu cầu khác cần chúng tôi đáp ứng (số lượng thành viên, thời gian học, giới hạn thời gian đăng lý tham gia vào lớp học,...),... * Khóa truy cập: Là khóa mà người dùng cần nhập vào khi muốn tham gia vào lớp học của bạn. Chỉ có những người được bạn cấp cho khóa truy cập thì mới vào được, việc phân phối khóa này cho các học sinh là ở bạn. Nếu không cần thiết thì bỏ qua khóa này, khi đó mọi người có thể vào khóa học của bạn nếu họ đã đăng nhập. Sau đó, bạn click nút gửi, BQT sẽ xem xét để tạo lớp học cho bạn. Sau khi có email thông báo, bạn có thể vào và soạn thảo lớp học của mình.Bạn có thể liện lạc với BQT Lớp Học để biết thêm chi tiết: ![]() |
Tham gia lớp học trực tuyến: Để tham gia một lớp học được trọn vẹn và đầy đủ các quyền, bạn phải đăng nhập. Xem hướng dẫn đăng nhập và đăng kí nếu thấy cần thiết.
Thường thì bạn sẽ được ghi tên vào lớp học một cách tư động nhưng có một số lớp học sẽ không làm việc này. Khi đó nhìn ở bản điều khiển bên trái, sẽ có dòng "đăng kí nhận sổ điểm", click vào đó, lúc này bạn đã là thành viên của lớp học đó. Trong các lớp học, phần giữa là các nội dung chính của lớp học, các bài học, bài tập, bài giảng, các diễn đàn,... Phần bên phải và trái là các bảng chức năng, bản điều khiển như các hoạt động mới được tạo, các thành viên mới tham gia lớp học, bảng điểm, danh sách lớp, ... |
Thay đổi thông tin cá nhân:Việc thay đổi thông tin cá nhân giúp mọi người biết nhiều hơn về bạn và dễ liên lạc với bạn hơn. Khi mọi người đề làm điều này, chúng ta sẽ có một mạng các người dùng, các blog và các thông tin của nhau để trao đổi, để học hỏi. 1. Đăng nhập vào lớp học. 2. Nhìn lên góc trên bên phải của trang chính, có tên bạn xuất hiện ở đó. 3. Click vào tên của bạn, lựa chọn các thẻ thông tin, ghi các thông tin vào. Các thông tin khác như các khóa học tham gia, các bài viết, ... sẽ được hệ thống thêm vào hồ sơ của bạn. Bạn có quyền cho hoặc không cho người khác xem nó. Bạn cũng có thể viết các blog chia sẻ với bạn bè bằng thẻ blog trong đó. Ngoài ra, còn nhiều tính năng khác đang chờ bạn khám phá. Chúc học tốt |
Viết công thức toán theo định dạng LaTex:Trong hệ thống đang được tích hợp bộ soạn thảo toán học LaTeX. Bộ soạn thảo này giúp xuất ra công thức toán học dưới dạng ảnh. Chú ý: Thay vì nhớ các lệnh dưới đây, bạn có thể dùng trình soạn thảo công thức toán học dạng giao diện được tích hợp trong LHVL bằng cách click vào nút Dưới đây là các ký hiệu dùng cho biểu thị các biểu tượng toán học: Xem file gửi kèm để biết các qui ước cho các kí hiệu toán Công thức toán học phải nằm bên trong cặp dấu đô la kép $.$a^2 + b^2 = c^2$.$ cho kết quả $$a^2 + b^2 = c^2$$ Khi nhập một toán hạng mà chỉ số của nó có nhiều hơn 2 ký tự thì cần phải đặt các chỉ số đó trong cặp ngoặc bao {}. $.$z = \sqrt{x^2 + y^2}$.$ cho kết quả $$z = \sqrt{x^2 + y^2}$$ $.$\sum_{k=1}^n k$.$ cho kết quả $$\sum_{k=1}^n k$$ $.$\frac{n(n+1)}{2}$.$ cho kết quả $$\frac{n(n+1)}{2}$$ $.$\lim_{x\to\infty}f(x)= 0$.$ cho kết quả $$\lim_{x\to\infty}f(x)= 0$$ $.$\vec B$.$ cho kết quả $$\vec B$$ *** Để soạn nhanh công thức, hoặc soạn công thức phức tạp , bạn có thể soạn trong MathTyppe 6.0 rồi copy ra khung soan thảo:+ Mở MathType lên + Cấu hình trong MathType như sau : bạn vào Preferences/Translator/ chọn Tex-PlainTex. OK + Gõ công thức toán như bình thường. Sao đó bôi đen và chọn copy công thức vừa gõ (Ctrl + C) + Vào Kkhung soạn thảo trong "Lớp học vật lý", paste vào (Ctrl + V) + Tới đây là OK rồi. Sửa các dấu $$ lại cho cùng trên một hàng cho đẹp. + Xuống hàng viết tiếp các nội dung khác. Nhấn nút play để xem đoạn hướng dẫn phía dưới. Kéo đoạn film lại lúc đầu để xem nếu cần. Tải về MathType tại đây: tải MathType hoặc tại đây |
Đăng kí - đăng nhập:Để có thể tham gia vào các lớp học bạn cần đăng nhập Có 2 cách để đăng nhập: ** Cách 1Đăng nhập nhanh ở trang yêu cầu đăng nhập. Với chức năng này, bạn được phép vào lớp học nhưng với những chức năng rất hạn chế. ** Cách 2 Nếu bạn đã có tài khoản chung trong hệ thống thuvienvatly.com thì dùng tài khoản này để đăng nhập. Nếu bạn chưa có tài khoản trong hệ thống, bạn nên tạo một tài khoản mới theo các bước sau đây: Bước 1. Click vào đây để đăng kí một tài khoản. Điền các thông tin của bạn. Bạn nên có một mail thực sự để nhận đầy đủ các quyền lợi như các thông báo, các nội dung mới được cập nhật.
Bước 2. Quay lại trang chính Lớp Học và đăng nhập. Bạn nên cung cấp thêm thông tin trong trang hồ sơ của bạn để mọi người biết them về bạn Bước 3. Chọn lớp học bạn muốn tham gia vào. Chúc bạn thành công |